![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 23/5/2025: Lúa gạo giữ giá ổn định sau sự điều chỉnh giảm hôm qua. |
Theo dữ liệu từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang với mặt hàng lúa:
Giống lúa | Giá (đồng/ kg) |
OM 18 (tươi) | 6.800 - 7.000 |
Đài Thơm 8 (tươi) | 6.800 - 7.000 |
OM 380 (tươi) | 5.500 - 5.800 |
IR 50404 (tươi) | 5.200 - 5.400 |
OM 5451 (tươi) | 5.900 - 6.200 |
Nàng Hoa | 6.650 - 6. 800 |
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, giao dịch lúa khô chậm, kho hỏi mua lai rai cho giá thấp; nguồn lúa Hè Thu sớm ít, giá biến động. Tại Kiên Giang, nguồn lúa Hè Thu đầu vụ chất lượng kém, giao dịch mua bán chậm, giá xu hướng giảm.
Tại An Giang, giao dịch mua bán lúa Hè Thu thu hoạch lai rai, giá ít biến động. Tại Đồng Tháp, thương lái chậm mua chậm nguồn lúa Hè Thu đầu vụ, do lo ngại thời tiết mưa và giá gạo giảm. Tại Cần Thơ, nhu cầu mua lúa Hè Thu mới ít, giá ít biến động.
Bảng giá lúa hôm nay 23/5/2025 tại khu vực ĐBSCL
Giống lúa | Giá (đồng/ kg) |
OM 18 | 6.500 - 6.800 |
Đài Thơm 8 | 6.500 - 6.800 |
OM 34 | 5.300 - 5.600 |
OM 380 | 5.200 - 5.500 |
OM 5451 | 6.000 - 6.300 |
Nàng Hoa | 6.500 - 6.700 |
Japonica | 7.700 - 8.000 |
ST24 - ST25 | 9.400 - 9.800 |
Lúa Nhật | 7.700 - 8.000 |
RVT | 8.000 - 8.300 |
IR 504 | 5.200 - 5.500 |
Bên cạnh đó, thị trường nếp không ghi nhận biến động, ổn định so với ngày hôm qua 22/5, thị trường đi ngang.
Giống nếp | Giá (đồng/ kg) |
Nếp IR 4625 (tươi) | 7.700 - 7.900 |
Nếp IR 4625 (khô) | 9.700 - 9.900 |
Nếp 3 tháng (tươi) | 7.400 - 7.600 |
Nếp 3 tháng (khô) | 9.600 - 9.700 |
Với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, hiện gạo nguyên liệu OM 5451 hôm nay dao động ở mức 9.400 - 9.600 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 dao động ở mức 8.000 - 8.100 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 8.250 - 8.350 đồng/kg; gạo nguyên liệu CL 555 dao động ở mức 8.600 - 8.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18 dao động ở mức 10.200 - 10.400 đồng/kg.
Gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800 - 9.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 9.500 - 9.700 đồng/kg.
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, chủng loại 50404, OM 380 nguồn ít, kho hỏi mua khá, gạo đẹp nhưng khan hàng, giá ổn định. Tại An Giang, giao dịch bình ổn, giá vững. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng lai rai, giá gạo các loại đứng giá. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), gạo các loại vững giá, giao dịch chậm.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), về lượng ít, kho chợ mua đều hơn, giá gạo các loại ổn định. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng về lai rai, giao dịch mua bán ít, đứng giá.
Trên thị trường gạo, tại các chợ lẻ giá gạo đứng giá, ghi nhận không có sự điều chỉnh với các mặt hàng gạo lẻ so với ngày hôm qua. Hôm nay, gạo Nàng Nhen vẫn tiếp tục có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg, gạo thường dao động ở mốc 13.000 - 15.000 đồng/kg.
Giống gạo | Giá (đồng/ kg) |
Nàng Nhen | 28.000 |
Gạo Trắng | 16.000 - 17.000 |
Gạo Thường | 13.000 – 15.000 |
Gạo Thơm | 20.000 - 22.000 |
Gạo Jasmine | 16.000 - 18.000 |
Gạo Nàng Hoa | 21.000 |
Gạo Tẻ thường | 15.000 - 16.000 |
Gạo Thơm Thái hạt dài | 20.000 - 22.000 |
Gạo Hương Lài | 22.000 |
Gạo Thơm Đài Loan | 20.000 |
Gạo Nhật | 22.000 |
Gạo Sóc thường | 17.000 |
Gạo Sóc Thái | 20.000 |
Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm dao động khoảng từ 7.500 - 9.000 đồng/kg. Hiện tấm OM 5451 dao động ở mức 7.500 - 7.600 đồng/kg; giá cám dao động ở mức 8.000 - 9.000 đồng/kg.
Ngoài ra, giá trấu dao động ở mức 1.000 - 1.200 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bình ổn với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 397 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 368 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 325 USD/tấn.
Theo lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu trên 3,43 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 1,77 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng nhưng giảm 13,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá gạo xuất đạt 515 USD/tấn, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2024.
Về thị trường, Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất, chiếm 43,3% trong tổng lượng và chiếm 45,5% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Trước diễn biến thực tế tình hình xuất khẩu gạo, có những thời cơ, thách thức đang xen, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra các nhóm giải pháp trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả điều hành xuất khẩu gạo; trong đó, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương về xuất khẩu gạo; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình xuất khẩu gạo trong năm; kịp thời triển khai chiến lược về xuất khẩu gạo đến năm 2030 cũng như tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng đàm phán ký kết thương mại với các nước về xuất khẩu gạo; tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện…
Đặc biệt; trong đó, các địa phương chú trọng các nhóm giải pháp về tổ chức lại sản xuất gắn với hình thành liên kết chuỗi giá trị giữa các tổ chức, hợp tác xã với doanh nghiệp xuất khẩu gạo; các doanh nghiệp, thương nhân cần đầu tư nâng cấp các trang thiết bị nhà xưởng chế biến sâu, cho ra những sản phẩm gạo chất lượng đi vào các thị trường khó tính; tiến tới đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, giảm thiểu rủi ro…