Giá lúa gạo hôm nay 21/11, tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng 300 đồng/kg với Nếp IR 4625 (tươi), hiện ở mức 8.200 - 8.400 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam giảm mạnh từ 4 - 13 USD/tấn. Cụ thể, gạo 100% tấm hiện ở mức 410 USD/tấn - giảm 13 USD/tấn;…
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 21/11/2024: Giá gạo xuất khẩu giảm từ 4 - 13 USD/tấn. |
Giá gạo trong nước
Tại Sa Đéc (Đồng Tháp) và Lấp Vò - Vàm Cống (Đồng Tháp) ghi nhận giá gạo ổn định, chất lượng gạo cải thiện và các kho chợ đều mua gạo thơm.
Giá gạo hôm nay vẫn giữ đà ổn định, với gạo thơm ít hàng, nhưng chất lượng gạo tốt hơn nhờ thời tiết thuận lợi.
Giá gạo tại các chợ lẻ dao động từ 15.000 -16.000 đồng/kg, gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg. Các loại gạo cao cấp có giá như sau:
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 21/11/2024. |
Thị trường nếp hôm nay điều chỉnh tăng nhẹ. Cụ thể, Nếp IR 4625 (tươi) tăng 300 đồng/kg, lên mức 8.200 - 8.400 đồng/kg; Nếp Long An 3 tháng khô duy trì mức giá cao từ 9.800 - 10.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 21/11/2024. |
Giá lúa trong nước
Sau những biến động nhẹ trong tuần trước, giá lúa gạo hôm nay tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định so với phiên hôm qua 20/11.
Giá lúa tại An Giang hôm nay vẫn giữ giá thu mua ổn định. Nhu cầu mua lúa thơm và dẻo hiện đang tăng lên, đặc biệt là tại các khu vực thu hoạch.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 21/11/2024. |
Mặt hàng phụ phẩm
Giá phụ phẩm các loại hôm nay không biến động so với hôm qua 20/11, dao động trong khoảng từ 6.050 - 9.400 đồng/kg.
Tại thị trường xuất khẩu
Giá gạo của xuất khẩu của Việt Nam hôm nay giảm từ 4 - 13 USD/tấn. Cụ thể, gạo 100% tấm hiện ở mức 410 USD/tấn - giảm 13 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% giảm 4 USD/tấn, ở mức 518 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 488 USD/tấn - giảm 4 USD/tấn.
Theo Tổng cục Hải quan, tính chung 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và tăng 23,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Đây là kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong lịch sử của ngành lúa gạo Việt Nam, cao hơn khoảng 160 triệu USD so với cả năm 2023.
Đáng chú ý, ngay cả trong bối cảnh Ấn Độ mở rộng nguồn cung trở lại, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2024 vẫn đạt 0,8 triệu tấn gạo, thu về 505 triệu USD, chỉ giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng tăng 29% về lượng và tăng 27,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này phản ánh hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta vẫn duy trì ổn định và chỉ chịu tác động hạn chế từ động thái của Ấn Độ.
Xét về triển vọng giá gạo trong nước, mặc dù xu hướng giảm vẫn đang diễn ra, song mức giá khó có thể chạm ngưỡng 500 USD/tấn trong ngắn hạn. Nguyên nhân một phần đến từ nguồn cung nội địa không quá dồi dào, đặc biệt khi sản lượng vụ mùa ở miền Bắc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cơn bão Yagi. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ gạo dự kiến sẽ gia tăng trong những tháng cuối năm khi Tết Nguyên đán cận kề, tạo điều kiện thuận lợi cho giá gạo nội địa phục hồi trở lại.
Đối với thị trường thế giới, nhìn chung, phần lớn tác động từ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có lẽ đã được phản ánh vào giá gạo thế giới. Chính vì vậy, đà giảm của giá gạo trên thị trường toàn cầu trong 2 tháng cuối năm có thể sẽ chậm lại, không còn diễn biến mạnh mẽ như trong tháng trước.