Giá lúa gạo hôm nay 20/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ với mặt hàng lúa và gạo. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 tăng 50 đồng/kg, hiện ở mức 10.400 - 10.500 đồng/kg; giá gạo thành phẩm IR 504 lên mức 12.400 -12.550 đồng/kg - tăng 50 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa, giá lúa IR 50404 hôm nay điều chỉnh tăng 100 đồng/kg, lên mức 7.500 - 7.600 đồng/kg.
Giá lúa gạo hôm nay 20/11/2024: Giá lúa gạo tăng 50 -100 đồng/kg. |
Giá gạo trong nước
Hôm nay, tại các địa phương nguồn gạo về ít, giá gạo tăng nhẹ, gạo thơm các kho mua đều. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp) gạo thơm và dẻo ít ghe, sức mua. Tại Lấp Vò - Vàm Cống lượng ít, chất lượng vừa phải, kho mua đều.
Tại các chợ lẻ giá gạo hôm nay tăng từ 50 - 100 đồng/kg. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 tăng 100 đồng/kg, hiện ở mức 10.400 - 10.500 đồng/kg; giá gạo thành phẩm IR 504 lên mức 12.400 -12.550 đồng/kg - tăng 50 - 100 đồng/kg. Các loại gạo khác duy trì ổn định trong phiên giao dịch sáng nay 20/11.
Bảng giá gạo hôm nay 20/11/2024. |
Giá lúa trong nước
Tại nhiều địa phương hôm nay nguồn lúa thu hoạch các khu vực đồng ruộng bắt đầu chín nhiều, nhu cầu hỏi mua lúa thơm và dẻo có khá. Nguồn lúa có ít, giao dịch lai rai, nông dân chào bán lúa giá cao.
Giá lúa hôm nay điều chỉnh tăng 100 đồng/kg với lúa IR 50404, lên mức 7.500 - 7.600 đồng/kg. Trong khi đó, các loại lúa khác duy trì ổn định trong phiên sáng nay.
Bảng giá lúa hôm nay 20/11/2024. |
Giá nếp hôm nay cũng giữ ổn định, với nếp Long An IR 4625 (tươi) 7.800 - 7.900 đồng/kg; nếp Long An IR 4625 (khô) 9.600 - 9.800 đồng/kg; nếp Long An 3 tháng (khô) 9.800 – 10.000 đồng/kg.
Mặt hàng phụ phẩm
Giá phụ phẩm các loại hôm nay không có điều chỉnh mới so với hôm qua 19/11, dao động trong khoảng từ 6.050 - 9.400 đồng/kg. Cụ thể, giá tấm OM 5451hiện ở mức 9.200 - 9.400 đồng/kg; giá cám khô ở mức 6.000 - 6.100 đồng/kg.
Tại thị trường xuất khẩu
Giá gạo của xuất khẩu của Việt Nam hôm nay duy trì ổn định. Cụ thể, gạo 100% tấm ở mức 423 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 518 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 488 USD/tấn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam bắt đầu nhập khẩu gạo từ năm 2020, với khối lượng vượt 2 triệu tấn vào năm 2021. Ban đầu, doanh nghiệp Việt Nam mua gạo giá rẻ từ Ấn Độ, nhưng từ năm 2022, gạo nhập khẩu chủ yếu đến từ Campuchia. Điều này nhờ vào việc nông dân Campuchia sử dụng giống lúa thơm và chất lượng cao của Việt Nam, vừa nâng cao thu nhập cho họ, vừa hỗ trợ thương mại gạo Việt Nam.
Các doanh nghiệp trong nước cho rằng, việc nhập khẩu 1-2 triệu tấn gạo mỗi năm để phục vụ ngành sản xuất thực phẩm và chăn nuôi là bình thường, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập và mở cửa thị trường. Điều quan trọng là hoạt động nhập khẩu cần được giám sát chặt chẽ để đảm bảo nguồn gốc, số lượng và giá nhập khẩu.
Hướng đi của Việt Nam là tập trung sản xuất gạo thơm và chất lượng cao, có thể dẫn đến thiếu hụt các loại gạo phù hợp cho chế biến. Các loại gạo nhập khẩu từ Ấn Độ có giá rẻ hơn, là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp nhằm cung ứng cho sản xuất và nhu cầu chăn nuôi.
Quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu gạo là yếu tố quan trọng, đảm bảo nhập khẩu không gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, đồng thời tránh gian lận xuất xứ gạo Việt Nam khi xuất khẩu.