Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, lúa khô các loại giao dịch chậm lại, nông dân chào bán đều nhưng thương lại mua ít, giao dịch mua bán lúa tươi vắng, giá có xu hướng tăng nhẹ.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 15/4/2025: Giá lúa gạo trong nước tăng giảm trái chiều |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, thị trường mua bán diễn ra chậm, lượng giao dịch ít, trong khi giá biến động nhẹ.
Tại An Giang, Lấp Vò (Đồng Tháp), Sa Đéc và An Cư (Tiền Giang), hoạt động giao dịch đều khá trầm lắng. Các kho vẫn duy trì thu mua cầm chừng, chưa có động thái tăng mua rõ rệt, giá một số loại gạo tăng so với những ngày trước đó.
Với mặt hàng gạo, tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long giá gạo tăng nhẹ so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá gạo Jasmine giảm 2.000 đồng/kg, xuống còn 17.000 - 18.000 đồng/kg. Trong khi gạo nguyên liệu OM 380 giữ vững ở mức 7.700 – 7.850 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 hiện ở mức 9.600 – 9.750 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu IR 504 hiện ở mức 7.800 - 8.000 đồng/k; gạo nguyên liệu OM 18 dao động ở mức 9.300 - 9.500 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 7.600 - 7.800 đồng/kg; gạo Nàng Hoa 9 vẫn giữ ổn định ở mức 6.550 - 6.750 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 15/4/2025. |
Tại các chợ lẻ, giá gạo tại các chợ An Giang giá các loại gạo thơm trong khoảng 18.000 - 22.000 đồng/kg; gạo thường bán lẻ vẫn được niêm yết từ 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine dao động ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 15/4/2025. |
Thị trường nếp hôm nay không biến động. Hiện, giá nếp IR 4625 (tươi) giữ vững ở mức 7.700 – 7.900 đồng/kg; giá nếp IR 4625 ở mức 7.900 - 8.000 đồng/kg; nếp 3 tháng khô ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg.
Mặt hàng phụ phẩm
Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm ổn định, dao động từ 5.750 - 7.300 đồng/kg. Trong đó, tấm 3-4 ở mức 6.650 - 6.800 đồng/kg; giá cám ở mức 5.750 - 5.950 đồng/kg; giá tấm thơm dao động từ 7.100 - 7.300 đồng/kg; riêng trấu giao dịch quanh mức 800 - 900 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 15/4/2025. |
Giá lúa trong nước
Tại nhiều địa phương hôm nay, lúa khô các loại giao dịch chậm lại, nông dân chào bán đều nhưng thương lại mua ít; giao dịch mua bán lúa tươi vắng, giá có xu hướng giảm nhẹ. Tại An Giang và Cần Thơ, giao dịch mua bán lúa tươi các loại vẫn chậm, giá chững. Tại Long An, thương lái hỏi mua ít, giao dịch mua bán vắng.
Tại Kiên Giang, lượng còn lai rai, nguồn lúa Hòn Đất giảm nhiều, giá có xu hướng giảm. Tại Bạc Liêu, giá lúa tươi ST nông dân neo cao, thương lái hỏi mua ít, nhiều diện tích lúa thơm đã được cọc.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng 100 đồng/kg với giá thu mua lúa OM 18 (tươi) lên mức 6.800 - 7.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá của các chủng loại khác nhìn chung ổn định, với lúa thơm trong khoảng 6.550 - 7.000 đồng/kg và lúa thường từ 5.800 - 6.400 đồng/kg; giá lúa OM 5451 hiện ở mức 6.200 - 6.400 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 giữ vững ở mức 6.800 -7.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 từ 6.550 - 6.750 đồng/kg; IR 50404 và OM 380 (tươi) trong khoảng 5.800 - 6.000 đồng/kg…
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 15/4/2025. |
Tại thị trường xuất khẩu
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu gạo 100% tấm của Việt Nam ở mức 317 USD/tấn; 25% tấm đang đứng ở mức 370 USD/tấn; gạo xuất khẩu 5% ở mức 399 USD/tấn.
Bên cạnh đó, giá gạo 5% tấm của Pakistan giảm 4 USD/tấn về mốc 387 USD/tấn. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan và Ấn Độ đạt 395 USD/tấn và 376 USD/tấn, lần lượt tăng 2 USD/tấn và 1 USD/tấn.
Theo Philstar, mặc dù sản lượng gạo nội địa được dự báo tăng, nhưng Philippines vẫn sẽ phải nhập khẩu khoảng 3,5 triệu tấn gạo trong năm nay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Dữ liệu từ Cơ quan Kinh tế và Phát triển Quốc gia Philippines (NEDA) cho thấy sản lượng gạo nội địa của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 3%, đạt khoảng 12,89 triệu tấn, so với mức 12,48 triệu tấn năm ngoái. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn 17% so với tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước ước tính khoảng 15,54 triệu tấn.
Để bù đắp sự thiếu hụt và đảm bảo có lượng dự trữ gạo đầu kỳ cho năm sau, Philippines dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 3,45 triệu tấn gạo trong năm nay. Dù vậy, con số này thấp đáng kể so với mức nhập khẩu kỷ lục 4,8 triệu tấn của năm 2024.
Theo ước tính của NEDA, sản lượng gạo trong nước từ quý I đến quý III sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, khiến việc nhập khẩu trở nên cần thiết. Chỉ đến quý IV, khi sản lượng được dự kiến đạt gần 4,8 triệu tấn, mới đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khoảng 4,08 triệu tấn.
Cụ thể, sản lượng gạo trong nước dự kiến đạt 3,01 triệu tấn trong quý I, 2,7 triệu tấn trong quý II và 2,39 triệu tấn trong quý III. Trong khi đó, mức thiếu hụt so với nhu cầu được ước tính lần lượt là 800.000 tấn, 1,1 triệu tấn và 1,42 triệu tấn trong 3 quý đầu năm.