Thứ hai 12/05/2025 11:13
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Giá các loại vàng đua nhau lập đỉnh, vấn đề đau đầu của thế giới?

Giá các loại vàng đua nhau lập đỉnh không chỉ khiến cho các cơ quan quản lý nhà nước đau đầu mà còn là vấn đề đau đầu của cả thế giới?

Giá vàng đua nhau lập đỉnh, vấn đề đau đầu của thế giới

Giá các loại vàng đua nhau lập đỉnh, vấn đề đau đầu của thế giới
Đại biểu Dương Khắc Mai, ĐBQH tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Media Quốc hội.

Tại phiên họp Quốc hội sáng nay (ngày 11/11), đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho biết: Giá các loại vàng đua nhau lập đỉnh, làm cho người muốn sở hữu hoa mắt chóng mặt, các cơ quan quản lý không khỏi đau đầu. Vì vậy, đại biểu đề nghị, Thống đốc NHNN cho biết: “Giải pháp để người dân yên tâm về sự ổn định của tờ VND, từ bỏ tâm lý tích trữ vàng để dành nguồn lực cho phát triển là gì? Ngoài ra, khi kéo giá vàng SJC sát với giá vàng thế giới thì ai được hưởng lợi, ai sẽ thiệt?

Trả lời nội dung mà đại biểu hỏi, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: “vàng hiện nay cũng là vấn đề đau đầu của thế giới”. Trước khi NHNN can thiệp, giá vàng quốc tế là 2.300 - 2.400 USD/ounce. Hiện nay đã tăng lên trên 2.700 USD/ounce. Cụ thể, “NHNN can thiệp với mục tiêu đưa chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế giảm xuống. Khi chênh lệch và nhu cầu người dân tăng cao, thời gian qua cũng có hiện tượng nhập lậu vàng”.

Giá vàng biến động từ đâu?

Giá các loại vàng đua nhau lập đỉnh, vấn đề đau đầu của thế giới
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng (Ảnh: media Quốc hội).

Ngoài vấn đề nêu trên, khi đánh giá về việc giá vàng biến động, chưa thực sự ổn định thì Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng: Do yếu tố khách quan của kinh tế thế giới, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét các giải pháp để can thiệp hướng đến sự ổn định. Còn việc ai là người hưởng lợi với vàng SJC?, Thống đốc cho hay, khi người dân mua vàng giá cao sẽ bán giá cao và ngược lại. Tuy nhiên, cái lợi của người này sẽ làm người kia mất lợi…

Trên thế giới có rất nhiều nước cho phép thành lập sàn giao dịch vàng, thu hút nguồn lực vàng và mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước. Đó là ý kiến của biểu Đỗ Huy Khánh (Đoàn Đồng Nai) phát biểu, đề nghị Thống đốc NHNN cho biết quan điểm?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: “Ở một số nước trên thế giới có thành lập sàn vàng. Tuy nhiên, trong khu vực hiện cũng còn có một số quốc gia không thành lập sàn vàng. Việc thành lập sàn cũng sẽ có một số điểm tích cực như các giao dịch sẽ được minh bạch, nhu cầu mua bán của người dân thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để thành lập được sàn cũng đòi hỏi sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và Việt Nam không phải quốc gia sản xuất vàng như Trung Quốc. Cho nên, vàng để giao dịch giữa các chủ thể trong thị trường cũng phải nhập từ quốc tế. Để thành lập sàn đòi hỏi NHNN kết hợp với các bộ, ngành đánh giá kỹ lưỡng các tác động, tham mưu đề xuất với Chính phủ ở một thời điểm phù hợp”.

Mời Bộ Công an theo dõi thị trường vàng

Trước những biến động, thị trường vàng trong nước phụ thuộc giá vàng thế giới và cung - cầu thị trường, ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng có hành vi thao túng thị trường, vi phạm các quy định liên quan về thuế, cạnh tranh dẫn đến chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và thế giới. Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (Đoàn An Giang) đặt vấn đề, quản lý thị trường vàng bám sát Nghị định 24 và các quy định pháp luật

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, mỗi bộ, ngành cần chủ động để phối hợp tham gia quản lý. NHNN cũng chủ trì đầu mối quản lý thị trường vàng, mời đại diện các cơ quan liên quan, đặc biệt Bộ Công an hỗ trợ, theo dõi trong quá trình triển khai để tránh hành vi trục lợi, gian lận trong quá trình NHNN can thiệp.

Về việc “quản lý thị trường vàng bám sát Nghị định 24 và các quy định pháp luật” như đại biểu Trần Thị Thanh Hương (Đoàn An Giang) đặt vấn đề, Thống đống NHNN cho biết, sẽ phối hợp với các Bộ có liên quan để kiểm tra và đánh giá các nội dung thực hiện Nghị định 24 và tham mưu cho Chính phủ ban hành quy định mới nhằm khắc phục tình trạng khó khăn…

Tin bài khác
Hai nhóm công chức bắt buộc nghỉ việc trước hạn theo Nghị định 178/2024 và 67/2025

Hai nhóm công chức bắt buộc nghỉ việc trước hạn theo Nghị định 178/2024 và 67/2025

Bộ Nội vụ xác định hai nhóm cán bộ, công chức, viên chức dôi dư buộc phải nghỉ việc trước hạn theo Nghị định 178/2024 và 67/2025, trong bối cảnh cả nước đang tinh gọn bộ máy và giảm hơn 110.000 biên chế cấp xã.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đà Nẵng sắp xếp tổ chức Đảng, lập 15 đảng bộ phường, xã mới

Đà Nẵng sắp xếp tổ chức Đảng, lập 15 đảng bộ phường, xã mới

Đà Nẵng tái cơ cấu tổ chức Đảng cấp xã, thành lập 15 đảng bộ mới và 1 chi bộ đặc khu Hoàng Sa, hoàn tất sắp xếp tổ chức trước ngày 1/7.
Quy định mới về chính sách giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư cấp xã

Quy định mới về chính sách giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư cấp xã

Bộ Nội vụ chính thức công bố quy định chuyển tiếp liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức dôi dư. Hai nhóm đối tượng buộc phải nghỉ việc trước khi kết thúc lộ trình sắp xếp bộ máy hành chính.
Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho tỉnh, xã và đặc khu

Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho tỉnh, xã và đặc khu

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được trình bày tại Kỳ họp thứ 9 nhằm đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh, xã và đặc khu, bảo đảm bộ máy hoạt động hiệu quả, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Cởi trói lần hai, đột phá thể chế, khai phóng kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Cởi trói lần hai, đột phá thể chế, khai phóng kinh tế tư nhân

Sau gần 40 năm kể từ Đổi mới 1986, Việt Nam đã có bước chuyển mình lớn trong nhận thức và chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Ngày 04/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, được ví như “lần cởi trói thứ hai” cho khu vực tư nhân, đánh dấu một giai đoạn mới, định vị rõ vai trò và sứ mệnh chiến lược của khu vực này.
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.
Trực tiếp: Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Trực tiếp: Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Bước ngoặt lịch sử trong công tác lập pháp và phát triển đất nước

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Bước ngoặt lịch sử trong công tác lập pháp và phát triển đất nước

Đây là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII – một hội nghị mang tính lịch sử, thảo luận những quyết sách chiến lược đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên phát triển mới.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH", Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến về tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến về tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp

Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp để cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII), các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Bộ Chính trị yêu cầu không “hình sự hóa” quan hệ kinh tế, dân sự

Bộ Chính trị yêu cầu không “hình sự hóa” quan hệ kinh tế, dân sự

Một điểm then chốt được nêu rõ trong nghị quyết là không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính. Đồng thời, không dùng các biện pháp hành chính để can thiệp vào các tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự, kinh tế.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Hoàn thành cải cách tiền lương trước 30/6/2025 là nhiệm vụ cấp bách

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Hoàn thành cải cách tiền lương trước 30/6/2025 là nhiệm vụ cấp bách

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu các đơn vị quyết liệt thực hiện cải cách tiền lương, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trước hạn chót 30/6/2025.
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Rực rỡ, trang nghiêm mừng Đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Rực rỡ, trang nghiêm mừng Đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngày 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm và nhiều lãnh đạo cao cấp Đảng, Nhà nước và khách mời các nước bạn cùng hàng ngàn người dân tham dự lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chương trình diễu binh, diễu hành bắt đầu.