Thứ tư 02/07/2025 05:54
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

GDP quý II của Trung Quốc thấp hơn dự báo từ giới phân tích

15/07/2024 11:10
Các số liệu được đưa ra khi Bắc Kinh đang tìm cách củng cố niềm tin vào nền kinh tế tại Hội nghị trung ương 3, tuy nhiên các mục tiêu có vẻ đang "mâu thuẫn", như thúc đẩy tăng trưởng và cắt giảm nợ sẽ làm kế hoạch này gặp khó khăn.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Số liệu sáng nay (15/7) cho thấy GDP Trung Quốc quý II tăng chậm hơn đầu năm và thấp hơn dự báo của giới phân tích.

Cụ thể, Cơ quan Thống kê Trung Quốc (NBS) công bố số liệu cho thấy GDP nước này tăng 4,7% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ này thấp hơn quý I/2023 (5,3%) và cũng không đạt dự báo của giới phân tích trong khảo sát của Reuters (5,1%). Còn so với quý đầu năm nay, GDP Trung Quốc quý II tăng 0,7% và thấp hơn dự báo (1,1%).

"Chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để vực dậy thị trường và kích thích động lực nội tại", thông cáo viết. NBS cũng kêu gọi "củng cố và tăng cường đà phục hồi kinh tế, nhằm đảm bảo phát triển bền vững".

Các số liệu này được đưa ra khi Bắc Kinh đang tìm cách củng cố niềm tin vào nền kinh tế tại Hội nghị trung ương 3, tuy nhiên các mục tiêu có vẻ đang "mâu thuẫn", như thúc đẩy tăng trưởng và cắt giảm nợ sẽ làm kế hoạch này gặp khó khăn.

“Tăng trưởng GDP có thể đạt 5,1% so với cùng kỳ trong quý II nhưng điều đó có thể không mang lại nhiều niềm tin. Nhu cầu trong nước yếu có thể tiếp tục đè nặng lên lạm phát và bắt đầu làm xói mòn sức mạnh sản xuất”, các chuyên gia phân tích tại Citi nói và thêm rằng: “Mọi sự chú ý có thể đổ dồn vào Hội nghị Trung ương 3 và cuộc họp Bộ Chính trị vào tháng Bảy này”.

Chính phủ đang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5,0% trong năm 2024, một mục tiêu mà nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, đầy tham vọng và có thể cần nhiều biện pháp kích thích hơn.

Để khắc phục nhu cầu trong nước yếu và hạn chế tác động từ khủng hoảng trên thị trường bất động sản, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và rót vốn vào sản xuất công nghệ cao.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không đồng đều trong năm nay, với sản lượng công nghiệp vượt xa mức tiêu thụ nội địa, gây ra rủi ro giảm phát trong bối cảnh thị trường bất động sản suy thoái và nợ chính quyền địa phương ngày càng gia tăng.

Trong khi xuất khẩu mạnh mẽ đã cung cấp một số hỗ trợ, căng thẳng thương mại leo thang hiện nay được xem là một rủi ro. Tháng 6 chứng kiến xuất khẩu tăng 8,6% so với năm trước, trong khi nhập khẩu giảm 2,3%, cho thấy các nhà sản xuất có thể đang gấp rút đặt hàng để đi trước những rủi ro về thuế quan từ các đối tác thương mại.

Tháng trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Pan Gongsheng, cam kết duy trì chính sách tiền tệ hỗ trợ và bày tỏ sẵn sàng sử dụng các công cụ chính sách khác nhau, bao gồm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, để hỗ trợ phát triển kinh tế. Các nhà phân tích dự đoán lãi suất cơ bản cho vay kỳ hạn 1 năm của Trung Quốc sẽ giảm 10 điểm cơ bản và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng xuống 25 điểm cơ bản trong quý III.

Đức Anh (t/h)

Tin bài khác
Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Bất chấp loạt rủi ro như chiến tranh thương mại, xung đột Trung Đông và cạnh tranh AI, thị trường chứng khoán Mỹ đang chạm đỉnh lịch sử nhờ dòng tiền dồi dào và kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2025 giảm mạnh tới 30% so với cùng kỳ, hé lộ những rủi ro về kiểm soát chất lượng nông sản, nhưng đồng thời cũng cho thấy nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu và quản trị cửa khẩu ngày càng chuyên nghiệp.
Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Dù căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt và ông Trump thông báo ngừng bắn, thị trường toàn cầu vẫn phản ứng thận trọng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã “nhờn” với biến động địa chính trị.
Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đồng loạt giảm điểm khi lo ngại về nguy cơ Mỹ tham chiến tại Trung Đông gia tăng, trong lúc Fed cảnh báo lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến.
Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Chiến sự Trung Đông leo thang và áp lực từ dữ liệu kinh tế Mỹ khiến giới đầu tư lo ngại, dòng vốn có xu hướng chảy về các tài sản trú ẩn, trong khi Fed chuẩn bị công bố triển vọng kinh tế Mỹ.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Thị trường chứng khoán toàn cầu mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba (17/6) trong trạng thái căng thẳng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ kêu gọi sơ tán khẩn cấp khỏi thủ đô Tehran của Iran.
Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Dù Ấn Độ được dự báo vào top 3 thị trường hàng không hành khách và hàng hóa lớn nhất thế giới vào năm 2030, sự cố này là lời cảnh báo rõ ràng: tăng trưởng phải đi cùng năng lực quản trị, an toàn và niềm tin toàn cầu.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo khi Israel bất ngờ không kích Iran, khiến giá dầu tăng vọt và các nhà đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro, tìm đến nơi trú ẩn như vàng và đồng franc Thụy Sĩ.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Tuyên bố mới của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế đơn phương trong hai tuần tới đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc: chứng khoán Mỹ giảm điểm, USD suy yếu, trong khi vàng tăng giá.
Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu nhích lên sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt đồng thuận sơ bộ tại London, giúp xoa dịu căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn thận trọng trước dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ trong phiên đầu tuần nhờ lực kéo từ Amazon và Alphabet, trong khi nhà đầu tư dõi theo tiến triển từ vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung tại London.
Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Chỉ số S&P 500 đang giằng co quanh mốc tâm lý 6.000 điểm, khi giới đầu tư chưa tìm thấy chất xúc tác đủ mạnh để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và bất ổn thương mại.
Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng năm thứ 4 liên tiếp

Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng năm thứ 4 liên tiếp

Các ngân hàng trung ương toàn cầu duy trì mua ròng vàng năm thứ tư liên tiếp, giữa làn sóng phi đô la hóa và lo ngại gia tăng về rủi ro chính trị từ Mỹ.
Chứng khoán Mỹ giằng co giữa lo ngại vì dữ liệu kinh tế yếu

Chứng khoán Mỹ giằng co giữa lo ngại vì dữ liệu kinh tế yếu

Thị trường chứng khoán Mỹ giằng co sau khi dữ liệu kinh tế yếu hơn kỳ vọng, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và tác động lan rộng từ chính sách thuế quan của ông Donald Trump.
Chứng khoán Mỹ tiếp nối đà tăng, USD phục hồi nhờ tín hiệu tích cực

Chứng khoán Mỹ tiếp nối đà tăng, USD phục hồi nhờ tín hiệu tích cực

Chứng khoán Mỹ đang phản ứng linh hoạt theo từng dấu hiệu từ Nhà Trắng. Dù tâm lý đầu tư ngắn hạn có cải thiện, rủi ro vẫn hiện hữu nếu các cuộc đàm phán thương mại không mang lại kết quả cụ thể.