Thứ sáu 20/09/2024 08:27
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Eric Yuan: Từ nhà lập trình nhập cư đến tỷ phú công nghệ Mỹ

12/10/2020 00:00
Vị CEO của Zoom đã di cư từ Trung Quốc đến Mỹ 22 năm trước và chỉ nói được vài câu tiếng Anh.
aa

Eric Yuan

Sau màn chào sàn chứng khoán của Zoom vào ngày 18/04, công ty phần mềm chuyên xử lý video trên nền tảng đám mây này hiện được định giá ở mức 15,9 tỷ USD. Giá cổ phiếu của công ty tăng mạnh 72% trong phiên giao dịch đầu tiên lên 62 USD/cổ phiếu.

Mức định giá cao của Zoom – gấp khoảng 48 lần doanh thu – cũng phản ánh phần nào mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng 118% trong năm 2018, cùng với một đặc tính khác thường của một công ty phần mềm đang lên: đó là lợi nhuận. Hàng ngàn doanh nghiệp sử dụng phần mềm của Zoom khi tận dụng lợi thế của sản phẩm miễn phí này cùng với 344 công ty đã trả phí hơn 100.000 USD/năm.

Yuan, sở hữu 20% cổ phần của Zoom, đang là tỷ phú mới nhất của giới công nghệ khi lượng cổ phần này có giá trị 2,9 tỷ USD.

Đó là một hành trình đầy ấn tượng của ông Yuan, 49 tuổi, từ việc sáng lập một start-up phần mềm nhỏ ở Bắc Kinh cho đến việc lên sàn Nasdaq và là CEO của một trong 10 công ty phần mềm đám mây giá trị nhất của nước Mỹ. Có rất nhiều nhà phát triển Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật số cao cấp, nhưng không có ai gây dựng công ty và dẫn dắt chúng tới IPO được. Thực tế, trong số 50 công ty thuộc Bessemer Nasdaq Emerging Cloud Index, không có công ty nào có CEO là người Trung Quốc.

Yuan đã phải vượt qua nhiều trở ngại để đến Thung lũng Silicon, khi ông bị từ chối visa tới 8 lần. Cuối cùng, ông cũng xin visa thành công vào năm 1997 và sau đó ông nhận được công việc xây dựng hệ thống họp trực tuyến WebEx. Tại thời điểm đó, ông chỉ nói lõm bõm được vài câu tiếng Anh.

“Trong vài năm đầu, tôi chỉ biết cắm mặt lập trình và cực kỳ bận rộn”, Yuan cho biết trong một cuộc phỏng vấn ở sàn Nasdaq vào ngày 18/04.

Ông nhanh chóng trở thành người đứng đầu bộ phận kỹ sư của Cisco cho tới khi Công ty này bị mua lại với giá 3,2 tỷ USD trong năm 2007. Bốn năm sau đó, ông rời công ty.

Vào tháng 4/2011, Yuan đã gọi cho Dan Scheinman, đồng nghiệp cũ tại Cisco, để mời ông ấy một tách trà và trình bày ngắn gọn về ý tưởng về việc thành lập Zoom. Và hiện giờ Dan Scheinman là nhà đầu tư thiên thần và thành viên Hội đồng quản trị của Zoom.

Scheinman kể rằng Yuan đã đến với một thị trường mà mọi người đều cho rằng đã quá chật chội. Ông nói: “Anh ấy phải cạnh tranh với những ứng dụng miễn phí và một vài tên tuổi lớn.”

Tuy nhiên, Yuan cho biết vấn đề với những sản phẩm này là không ai thích sử dụng chúng cả, đồng thời nói thêm những dòng code bị lỗi mà ông viết cho WebEx cách đây 2 thập kỷ vẫn còn được sử dụng đến giờ. Với kinh nghiệm của mình, ông cũng biết rằng điện thoại thông minh và máy tính bảng có thể còn hữu ích với hệ thống hội nghị qua video hơn là những gì đang có tại thời điểm đó. Scheinman cho biết là ông trở thành bạn đồng hành với Yuan trong quá trình khởi nghiệp cũng chỉ vì tin tưởng vào năng lực của đồng nghiệp cũ.

Với lòng tin vào chính mình, Yuan đã bỏ ngoài tai những lời hoài nghi, thay vào đó ông lắng nghe tiếng nói từ những người dùng. Sự đặt cược của ông đã đem tới kết quả tốt đẹp, dù đó không phải là một quá trình dễ dàng.

Trong 2 năm đầu khi Zoom đi vào hoạt động, Công ty chỉ là có một đội nhóm nhỏ – phần lớn là kỹ sư đến từ WebEx. Phiên bản đầu tiên của sản phẩm hội nghị trực tuyến qua video được tung ra vào năm 2013 và khi đó có quá ít người dùng, đến nỗi Yuan phải tự gởi email thuyết phục những người dùng đã hủy đăng ký.

Yuan cho biết ông muốn thử và lôi kéo người dùng sử dụng dịch vụ gọi video trực tuyến của Zoom để nói ra những vấn đề của họ và xem thử ông có thể giúp gì được không.

Zoom đã bắt đầu được chấp nhận nhiều hơn thông qua sự kết hợp của sản phẩm miễn phí mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng thông qua điện thoại thông minh, và còn có một bộ công cụ để đồng bộ hóa video với hệ thống hội nghị truyền thống. Thay vì sử dụng Google Hangouts hoặc Skype trên điện thoại, WebEx hoặc GoToMeeting từ máy tính cá nhân và thiết bị của Cisco hay Polycom cho phòng hội nghị lớn, Zoom muốn cung cấp tất cả dịch vụ đó dưới dạng các gói đăng ký trả phí hàng tháng. Việc này sẽ hiệu quả cho các doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào.

Yuan cho biết ông không phải là mẫu CEO thích "xê dịch" như nhiều người khác. Ông thích tổ chức các cuộc họp trực tuyến với khách hàng và thuyết phục họ sử dụng Zoom, để ông có thể nói về sản phẩm và nhận phản hồi trong thời gian thực về cách hoạt động và vấn đề người dùng gặp phải.

Hiện tại sau khi IPO, Zoom có hàng trăm triệu USD trong ngân hàng và một giá trị thị trường khổng lồ mà công ty có thể sử dụng để đầu tư vào tiếp thị, sáp nhập và phát triển trí tuệ nhân tạo. Yuan cho biết ông rất phấn khích về triển vọng phát triển các tính năng thông minh cung cấp cho người tham gia cuộc họp các bản tóm tắt tự động.

Nguồn CNBC

Tin bài khác
Tập đoàn đối tác mới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Ai là người đứng sau?

Tập đoàn đối tác mới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Ai là người đứng sau?

Hãng taxi điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã bắt tay hợp tác với hãng taxi của ông Hồ Huy, với mục tiêu phát triển hệ thống sửa chữa ô tô hàng đầu tại Việt Nam.
Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng ngày trở về

Doanh nhân Nguyễn Phương Hằng ngày trở về

Dù từng vướng vào sai phạm và phải chấp hành án nhưng doanh nhân Nguyễn Phương Hằng vẫn được nhiều người dân ghi nhận qua các hoạt động từ thiện giá trị.
Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức thu hơn 2.000 tỷ từ bán trái cây

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức thu hơn 2.000 tỷ từ bán trái cây

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) vừa công bố báo cáo bán niên 2024, trong đó doanh thu từ trái cây đạt hơn 2.000 tỷ đồng.
Chân dung Tổng Giám đốc mới của Vietravel Airlines

Chân dung Tổng Giám đốc mới của Vietravel Airlines

Sáng nay, Vietravel Airlines đã chính thức công bố việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới, thay thế ông Nguyễn Minh Hải, người đã từ nhiệm vì lý do cá nhân.
LesserEvil: Từ số vốn 6 tỷ đồng đến doanh thu 2.500 tỷ đồng một năm

LesserEvil: Từ số vốn 6 tỷ đồng đến doanh thu 2.500 tỷ đồng một năm

Hành trình tạo dựng LesserEvil với doanh thu nghìn tỷ đồng của Charles Coristine có thể được coi là kỳ tích, bởi công ty này trước đây từng thua lỗ triền miên.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son