Ngày 14/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Nghị quyết này bao gồm kế hoạch dự kiến hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận thành một đơn vị hành chính mới, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng. Trung tâm hành chính của tỉnh mới dự kiến đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
aa
Theo Nghị quyết, Hội nghị đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, bao gồm việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hệ thống chính trị. Về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, hội nghị thống nhất chủ trương tổ chức chính quyền địa phương theo hai cấp: cấp tỉnh (bao gồm tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương) và cấp xã (bao gồm xã, phường và đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố). Hoạt động của các đơn vị hành chính cấp huyện sẽ kết thúc từ ngày 01/07/2025, sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
Tỉnh Lâm Đồng dự kiến sẽ sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông. ảnh: NLĐ
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cũng xác định số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sáp nhập. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao phương án 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương). Tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của các đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp sẽ được xác định theo các nguyên tắc được nêu trong Tờ trình và Đề án của Đảng ủy Chính phủ.
Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh được ban hành kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW. Trong đó, có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Huế, tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên, tỉnh Sơn La, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Cao Bằng.
Đồng thời, có 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới hình thành sau quá trình sáp nhập và hợp nhất, bao gồm:
Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình, lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định, lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh, lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Long An.
Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang, lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang hiện nay.
Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Khắc Thận nhấn mạnh, đây là cơ hội quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở tinh gọn, hiện đại và hiệu quả hơn.
Công thư trao đổi về việc Trung Quốc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch và báo cáo nghiên cứu khả thi cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng cho thấy sự cam kết cụ thể của Trung Quốc trong việc đồng hành cùng Việt Nam.
Với 47,82 điểm, Quảng Ninh là địa phương có điểm số PAPI 2024 cao nhất toàn quốc. Đây là năm thứ 3 Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng PAPI, sau các năm 2020 và 2022.
Sáng 15/4, tại huyện Kon Plông (Kon Tum), Ban Thường vụ Tỉnh ủy hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum đã có buổi làm việc, thống nhất các nội dung liên quan đến việc sáp nhập đơn vị hành chính hai tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.
Ngày 15/4, Thành ủy Đà Nẵng ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng theo chủ trương của Trung ương.
Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út yêu cầu đẩy nhanh công tác giải ngân đầu tư công, nhất là các công trình, danh mục chuyển tiếp, phấn đấu quý II năm 2025 giải ngân đạt trên 50%; tập trung cao độ cho công tác thu ngân sách nhà nước, quyết tâm thu đạt theo nghị quyết đã đề ra.
Thành phố Huế tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ, xác định xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thúc đẩy kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Quảng Trị đẩy mạnh quảng bá, nâng cấp hạ tầng, đa dạng dịch vụ và kích cầu nội địa để đón mùa du lịch biển, đảo 2025 trong bối cảnh cạnh tranh và kinh tế còn nhiều thách thức.
Doanh nghiệp xuất khẩu Vĩnh Phúc đang chủ động ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ bằng cách mở rộng thị trường, tối ưu sản xuất và đẩy mạnh thương mại điện tử để duy trì tăng trưởng bền vững.
Cập nhật lịch cúp điện Hậu Giang mới nhất ngày 16/4/2025. Thông tin chi tiết theo từng khu vực, giúp người dân chủ động sinh hoạt và làm việc hiệu quả.
Quảng Trị đang xem xét nâng cấp đường băng sân bay để tiếp nhận máy bay code E, với kỳ vọng trở thành hạt nhân phát triển khu công nghiệp hàng không và logistics của tỉnh.
Ngày 15-4, Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Thăng Long Thái Nguyên (chủ đầu tư) phối hợp với UBND huyện Phú Lương tổ chức khởi công Cụm công nghiệp Yên Lạc (xã Yên Lạc).