Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp luôn chú trọng đến vấn đề bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống vốn có. Nhiều năm qua, Đồng Nai không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống bằng việc đa dạng hóa các sản phẩm đặc sắc gắn với hoạt động du lịch. Từ đó, một số nghề truyền thống có cơ hội phát triển hình thành nên những điểm tham quan hấp dẫn phục vụ du khách trong và ngoài nước.
Các nghệ nhân đang tạo ra các sản phẩm Thổ Cẩm.
Số lượng nghệ nhân dệt nghề Thổ Cẩm ngày càng hiếm nhưng sản phẩm dệt thổ cẩm được giới thiệu đến du khách ở Tà Lài vẫn rất đa dạng và phong phú, đó là một phần hướng đi đúng đắn của lãnh đạo địa phương Đông Nai. Các nghệ nhân nơi đây không ngừng cải tiến mẫu mã, hoa văn trang trí cho sản phẩm. Sự ý thức, trách nhiệm của địa phương với mong muốn nghề dệt thổ cẩm truyền thống ngày càng phát triển, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đồng bào dân tộc nơi đây.
Vật báu sông nắm giữ tinh thần làng nghề.
Với các nghề truyền thống, nghệ nhân chính là linh hồn, là “báu vật” sống nắm giữ tinh hoa của làng nghề. Nhiều nghệ nhân vẫn sống ở làng, sống tốt với nghề với tiếng thoi đựa của nghề dệt vải thổ cảm hàng ngày vang lên. Hiện nay nghề truyền thống đứng trước những khó khăn, người trẻ không mặn mà. Nhiều thanh niên làng nghề bỏ làng ra phố làm việc trong những nhà máy, xí nghiệp để kiếm sống. Nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ thất truyền, “cha truyền - con không nối”.
Do vậy, việc quan tâm kịp thời tới các nghệ nhân sẽ giúp họ tiếp tục có những cống hiến, sản sinh ra những sản phẩm mang đặc trưng của vùng đất Đồng Nai.
Văn Tiến