Thứ sáu 25/10/2024 07:23
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Doanh nghiệp nhà nước chưa dám mạo hiểm đầu tư vào công nghiệp 4.0

12/10/2020 00:00
Đổi mới sáng tạo là một quá trình thử thách đúng - sai, các doanh nghiệp nhà nước cần chủ động nắm bắt cuộc chơi, chấp nhận rủi ro và thua lỗ, trong khi đại đa số doanh nghiệp hiện không dám mạo hiểm vì nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan.
aa

Tại Hội thảo “Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp 4.0: Thực trạng và kiến nghị chính sách” ngày 5/11, hầu hết các chuyên gia và doanh nghiệp nhà nước (DN) cho rằng chỉ một vài DNNN quy mô lớn là đã sẵn sàng cho công nghiệp 4.0, còn lại đa số chưa chấp nhận “cuộc chơi”.

Chập chững trên hành trình số hóa

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), phân tích: “Nói đến 4.0 là nói đến đổi mới sáng tạo, mà đổi mới sáng tạo là nói đến rủi ro rất cao. Điều này xét về mặt thể chế là rất bất lợi cho DNNN. DNNN không thể dám thực hiện hoạt động đầu tư vào 4.0 vì phải bỏ ra một khoản đầu tư rất lớn nhưng lợi ích mang lại có thể thành công hoặc không thành công và thành công có thể ở trong một giai đoạn rất dài”.

Do đó, theo ông Hiếu, nếu xét về các nguyên tắc về bảo toàn phát triển vốn hay nguyên tắc quyết định đầu tư thì đôi khi chi phí về thời gian và các tiêu chí về giám sát quản lý khiến cho DNNN không thể mạo hiểm để làm việc đó.

Theo khảo sát, đa số DN mới bắt đầu quá trình số hóa nhưng quan tâm và kỳ vọng cao về triển vọng 5 năm tới. Trong đó, Viettel tuyên bố theo đuổi mục tiêu kiến tạo xã hội số, cam kết với Chính phủ trở thành đơn vị tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Vì vậy, Viettel đã tích hợp hạ tầng sóng 5G và dành 1.000 tỷ đồng cho quỹ đầu tư mạo hiểm để hợp tác với các công ty công nghệ, chung tay cùng Chính phủ kiến tạo xã hội số.

Cùng với đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đang phấn đấu trở thành DN số trên nền tảng ứng dụng các công nghệ số, công nghệ thông tin và công nghệ của CMCN 4.0, trở thành tập đoàn hàng đầu khu vực.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia CIEM, những tập đoàn này không đại diện cho toàn bộ khối DNNN. Ông Hiếu cho rằng có sự khác biệt lớn đối với các loại hình DN khác nhau theo quy mô sở hữu.

Khảo sát của CIEM cho thấy các DN có sở hữu vốn nhà nước dưới 50% ứng dụng năng lực số hóa, mục tiêu cải thiện năng lực số hóa cao hơn DNNN. Bên cạnh đó, 70% DNNN có trên 50% vốn nhà nước không sử dụng dữ liệu để phân tích sở thích khách hàng, nhưng 80% DN dưới 50% vốn nhà nước sử dụng dữ liệu, công nghệ mới 4.0.

Theo ông Trịnh Đức Chiều, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển DN (CIEM), yếu tố quyết định sự thành công ứng dụng CN 4.0 là ở nguồn nhân lực. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy các DNNN thiếu nhiều nhân sự trong bộ phận công nghệ thông tin. Cụ thể, 54% DNNN có nguồn nhân lực IT thấp. “Nguyên nhân là do cơ chế chi phối nên không thu hút được nhân tài, khó cạnh tranh được DN tư nhân để thu hút nhân sự”, ông Hiếu phân tích.

Đồng tình, ông Lê Hải Đăng, Trưởng ban Chiến lược phát triển EVN, cho hay đến nay, các mảng ứng dụng CN 4.0 phân bổ tất cả các mảng hoạt động, ví dụ như blockchain trong thu tiền, trí tuệ nhân tạo (AI) trong tính toán tổn thất…

“Từ nhu cầu nội tại, nên EVN đã có những nghiên cứu trước đó để đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong quá trình thực hiện, điều quan trọng nhất là cần có cơ chế thu hút người giỏi trong IT, nếu cơ chế tiền lương không thu hút được thì sẽ dẫn tới tình trạng chảy máu chất xám, bên ngoài có đãi ngộ hơn thì DNNN khó đưa ra những đáp ứng đủ hấp dẫn tài chính cho người tài”, ông Đăng chia sẻ.

Cũng cho rằng nhân lực công nghệ cao trong các DNNN còn hạn chế, song đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khẳng định nguyên nhân cơ bản là DNNN không phát huy được hết tiềm năng của người lao động, để họ toàn tâm toàn ý hoàn thành mục tiêu, thậm chí có trường hợp người lao động làm việc cho cả DNNN và DN tư nhân.

Doanh-nghiep-nha-nuoc-chua-dam-2454-5281
Cần có cơ chế để thúc đẩy DNNN ứng dụng công nghệ 4.0

Tháo gỡ rào cản

Theo ông Phan Đức Hiếu, bên cạnh những mặt thuận lợi để thúc đẩy các DNNN ứng dụng CN 4.0, vẫn còn nhiều bất cập chính sách như thiếu văn bản pháp lý, chính sách, chiến lược khoa học công nghệ đặt ra mục tiêu cụ thể, định lượng cho DNNN.

“Ràng buộc cứng duy nhất đối với DNNN là lập quỹ phát triển KH&CN bằng việc trích 3 - 10% của thu nhập tính thuế. Trong khi đó, DNNN chưa thực sự được coi là một đối tượng quan trọng trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, chính sách chung về KH&CN, đối tượng của DNNN”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Đồng tình, đại diện PVN chia sẻ Luật KH&CN cho phép DNNN trích 3-10% của thu nhập tính thuế để thành lập quỹ phát triển KHCN, nhưng việc triển khai lại rất khó, thậm chí không thể áp dụng được. Hơn nữa, vì là cơ chế sở hữu nhà nước nên khi đầu tư vào dự án công nghệ phải có lãi, người phê duyệt dự án sẽ gặp rủi ro cao nếu dự án không có lãi, trong khi chưa có chính sách nào được đưa ra để khắc phục 100%.

“Chưa kể có những dự án được xây dựng từ thời lãnh đạo trước, khi người lãnh đạo sau kế nhiệm, khi áp dụng vào sản xuất, kinh doanh không có lãi sẽ chịu những rủi ro”, đại diện PVN cho hay.

Ngoài ra, hiện chưa có quy định, chính sách ràng buộc, hợp tác, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các DNNN - DN nhỏ và vừa để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Thiếu cơ chế tài chính phù hợp để thực hiện đầu tư, phát triển; thiếu các giải pháp cụ thể để tái cơ cấu DNNN theo hướng thúc đẩy phát triển KH&CN.

Từ những ý kiến này, các chuyên gia cho rằng Nhà nước cần phải tạo động lực, thậm chí là áp lực cạnh tranh cực mạnh để các DNNN thực sự ứng dụng CN 4.0. Bên cạnh đó, các DNNN cần tái cơ cấu, cải cách để có phương thức hoạt động theo hướng thị trường nhiều hơn, Nhà nước phải thể hiện vai trò định hướng, không “ôm ấp” hoạt động của DNNN. Tuy nhiên, cần phải có lộ trình để tạo cơ chế, tạo môi trường để các DN thực hiện sòng phẳng với nhau.

Ngoài ra, một số DN kiến nghị để khuyến khích DNNN tham gia vào cuộc chơi số hóa, cần gỡ bỏ quy định “chỉ có lãi, không được lỗ”.

“Phải cho DNNN có quyền thua lỗ khi tham gia đầu tư vào CN 4.0 trong thời gian nhất định. Khi còn gắn trách nhiệm của người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu DN kinh doanh thua lỗ thì không DN nào dám đầu tư mạo hiểm”, đại diện một DN cho hay.

Thanh Hoa

Tin bài khác
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Chưa xác định được cụ thể thời điểm nào sẽ chính thức làm điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Chưa xác định được cụ thể thời điểm nào sẽ chính thức làm điện hạt nhân

Liên quan đến đề xuất của Bộ Công Thương trong dự thảo sửa đổi Luật Điện lực về việc Nhà nước sẽ giữ độc quyền trong phát triển và vận hành điện hạt nhân, lãnh đạo Bộ đã cung cấp thêm thông tin.
Tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng: Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn.
Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy thế mạnh du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy thế mạnh du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bà Rịa- Vũng Tàu với tiềm năng di tích danh thắng đa dạng về cảnh quan, phong phú về loại hình, thực sự là nguồn tài nguyên vô giá để mở ra các hoạt động văn hóa du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phê duyệt dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn

Phê duyệt dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn

Ngày 23/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cam Lộ - La Sơn.
Nghệ An còn 16 đơn vị giải ngân dưới mức bình quân chung của tỉnh

Nghệ An còn 16 đơn vị giải ngân dưới mức bình quân chung của tỉnh

Hiện Nghệ An còn 16 đơn vị giải ngân dưới mức bình quân chung của tỉnh. Có 314/tổng 671 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới mức bình quân của tỉnh.
Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành Nghị quyết phát triển một số ngành dịch vụ trọng tâm giai đoạn 2024 - 2030

Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành Nghị quyết phát triển một số ngành dịch vụ trọng tâm giai đoạn 2024 - 2030

Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết số 371-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển một số ngành dịch vụ trọng tâm, giai đoạn 2024 - 2030.
Phê duyệt danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bình Phước

Phê duyệt danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bình Phước

Quyết định số 1588/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Phước có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc xác định và phê duyệt danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản của tỉnh.
Luật Điện lực (Sửa đổi): Đẩy mạnh phát triển bền vững hướng tới Net-Zero năm 2050

Luật Điện lực (Sửa đổi): Đẩy mạnh phát triển bền vững hướng tới Net-Zero năm 2050

Việt Nam đối mặt nhiều thách thức trong ngành điện lực, cần một khung pháp lý hiện đại. Sửa đổi Luật Điện lực là bước quan trọng để khắc phục bất cập.
Cà Mau: Phát động đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường cao tốc"

Cà Mau: Phát động đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường cao tốc"

UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kế hoạch cụ thể hóa các hoạt động trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy kinh tế -xã hội địa phương phát triển.
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở tuyến vận chuyển qua Cảng biển Nghi Sơn

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở tuyến vận chuyển qua Cảng biển Nghi Sơn

Cảng biển Nghi Sơn có khả năng đón tàu có trọng tải đến 100.000 tấn, năng lực xếp dỡ hàng trăm triệu tấn/năm. Ngoài ra có hàng chục bến cảng tổng hợp, bến chuyên dụng và bến container cùng hệ thống logistics được quy hoạch đồng bộ.
Chủ tịch tỉnh Đắk Nông kêu gọi doanh nghiệp tham gia đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2024

Chủ tịch tỉnh Đắk Nông kêu gọi doanh nghiệp tham gia đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2024

Đắk Nông đã triển khai đánh giá Chỉ số DDCI năm 2024, giúp phản ánh khách quan về thực trạng môi trường kinh doanh tại tỉnh, qua đó hỗ trợ lãnh đạo trong việc hoạch định và thực hiện chính sách.
Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc Chủ tịch UBND, HĐND 6 tỉnh

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc Chủ tịch UBND, HĐND 6 tỉnh

Thủ tướng Chính phủ đã phê bình nghiêm khắc Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chậm trễ trong việc ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng khảo sát các điểm du lịch của tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng khảo sát các điểm du lịch của tỉnh

Sáng 23/10, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng dẫn đầu Đoàn công tác tỉnh có buổi khảo sát các điểm du lịch của tỉnh.
Bộ GTVT lý giải về tình trạng độc quyền khai thác đường bay Côn Đảo

Bộ GTVT lý giải về tình trạng độc quyền khai thác đường bay Côn Đảo

Ngày 23/10, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã phản hồi kiến nghị của cử tri Bà Rịa - Vũng Tàu về tình trạng độc quyền khai thác đường bay đến Côn Đảo.
Quảng Nam có hơn 200 dự án FDI còn hiệu lực, vốn đăng ký 6,35 tỷ USD

Quảng Nam có hơn 200 dự án FDI còn hiệu lực, vốn đăng ký 6,35 tỷ USD

Quảng Nam có 201 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 6,35 tỷ USD. Từ đầu năm 2024 đến nay Quảng Nam đã cấp mới 10 dự án FDI, vốn đăng ký 134,85 triệu USD.