Doanh nghiệp làm gì khi bị bêu xấu trên mạng xã hội?
- Pháp luật doanh nghiệp
- 09:28 10/02/2020
Sự nở rộ của các loại hình mạng xã hội khiến cho việc chia sẻ thông tin trở nên dễ hơn, cũng chính vì điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp trở thành đối tượng bị "bêu xấu" trên mạng một cách vô căn cứ. Vậy doanh nghiệp phải làm gì khi trở thành đối tượng bị bêu xấu đó?
![]() |
Doanh nghiệp bị bêu xấu trên mạng có thể phản ánh đến cơ quan chức năng, cụ thể là Sở Thông tin và Truyền thông, công an địa phương, để được áp dụng các biện pháp cần thiết đối với hành vi đăng tải thông tin sai lệch. |
Thu thập bằng chứng
Khi phát hiện bị các cá nhân, tổ chức bêu xấu, làm ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu, hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình là thu thập ngay bằng chứng làm cơ sở pháp lý, nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệp hỗ trợ và giải quyết theo quy định của pháp luật.
Để chứng cứ có giá trị pháp lý, doanh nghiệp nên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng về những thông tin, hành vi bêu xấu đó. Theo quy định của pháp luật, vi bằng chính là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Tuy nhiên, khi yêu cầu lập vi bằng thì doanh nghiệp cần lưu ý về lãnh thổ, khu vực hoạt động của văn phòng Thừa phát lại. Cụ thể, văn phòng Thừa phát lại chỉ lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của văn phòng Thừa phát lại đó.
Yêu cầu gỡ tin, bài và thông báo tình trạng vi phạm
Theo khoản d Điều 8 Luật An ninh mạng, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác được xem là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trên không gian mạng.
Cũng theo khoản 9 Điều 16 Luật An Ninh Mạng, tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, sau khi đã lưu bằng chứng về việc bị bêu xấu trên mạng xã hội, doanh nghiệp có quyền yêu cầu chính tổ chức, cá nhân đăng tin, bài bêu xấu này chấm dứt hành vi đăng tin sai sự thật bằng cách gỡ tin, bài đã đăng về tổ chức của mình, cải chính thông tin và bồi thường thiệt hại (nếu có).
Hơn nữa, các mạng xã hội phổ biến hiện nay (như Facebook hay Instagram) có chính sách hỗ trợ người dùng thông báo đối với việc tạo lập tin giả gây thiệt hại tới tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, doanh nghiệp cần chủ động thông báo tới đơn vị chủ quản của mạng xã hội về thông tin bêu xấu này kèm theo vi bằng và các chứng cứ khác để làm cơ sở cho họ xem xét loại bỏ thông tin vi phạm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bị bêu xấu trên mạng có thể phản ánh đến cơ quan chức năng, cụ thể là Sở Thông tin và Truyền thông, công an địa phương, để được áp dụng các biện pháp cần thiết đối với hành vi đăng tải thông tin sai lệch, không đúng sự thật. Tùy theo mức độ vi phạm, đối tượng đăng tin sai sự thật sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khởi kiện và yêu cầu đền bù thiệt hại
Việc bêu xấu doanh nghiệp trên mạng xã hội gây ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật. Doanh nghiệp có thể khởi kiện đến Tòa án yêu cầu các tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện bồi thường thiệt hại, công khai xin lỗi và đính chính thông tin.
Với những chứng cứ về hành vi đăng tải thông tin sai lệch, không đúng sự thật, doanh nghiệp cần thu thập các chứng cứ chứng minh sự thiệt hại của doanh nghiệp do hành vi bêu xấu đó gây ra. như: bị đối tác hủy mua, hoặc bị loại hồ sơ khỏi các dự án mà doanh nghiệp tham gia đấu thầu, bị người tiêu dùng tẩy chay, doanh thu giảm...
Như vậy, mạng xã hội ngày nay mang lại nhiều lợi ích cũng đi kèm với những hệ lụy xấu khác. Do đó, khi bị bêu xấu thì các doanh nghiệp cần bình tĩnh, đưa ra giải pháp xử lý phù hợp với thái độ ứng xử văn minh, nhằm có thể kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin xấu, tin giả lan truyền, tránh làm mất niềm tin trong xã hội, đặc biệt là người tiêu dùng.
Kết lại, khi có sự kiện doanh nghiệp bị ảnh hưởng về việc bị bêu xấu trên mạng, chủ thể bị bêu xấu có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền và lợi ích của mình:
1. Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền và lợi ích;
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
3. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định của Luật An ninh mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
4. Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Vân Ly
Tin liên quan
#khủng hoảng truyền thông

Startup nên ứng xử như thế nào khi đứng trước nguy cơ khủng hoảng truyền thông trong tương lai?
Đối diện với các cuộc khủng hoảng truyền thông là một trong những thách thức lớn trong chặng đường phát triển của Startup. Để giảm xác xuất rơi vào khủng hoảng không mong muốn này xuống mức thấp nhất, các starup cần chuẩn bị các phương án đối phó cần thiết.
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
Bài 2: Vĩnh Phúc: Có hay không việc "trục lợi" từ ngân sách thông qua đấu thầu?
Việc thực hiện đấu thầu dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà Nước và các nguồn vốn khác nhằm mục đích tiết kiệm một cách tối đa, mang lại hiệu quả cao nhất khi được đưa vào sử dụng.
Lò đốt rác tiền tỷ tại Vĩnh Phúc hoạt động không hiệu quả!
Dự án 11 lò đốt rác thải nông thôn bằng khí tự nhiên trị giá hơn 25 tỷ đồng, sau một thời gian đi vào hoạt động đã bộc lộ nhiều bất cập, có lò dừng hoạt động, gây bức xúc dư luận địa phương.
Xử phạt doanh nghiệp không thông báo tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế.
TAND TP Hà Nội Triệu tập nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải
Liên quan đến phiên xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, HĐXX đã quyết định triệu tập nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải và đại diện Sabeco tới phiên tòa với tư cách là người liên quan đến vụ án.
Quảng Ninh: CSGT phát hiện hàng nghìn sản phẩm đồ chơi không nguồn gốc trên xe khách
Trong quá trình kiểm tra xe trên tuyến quốc lộ 18, tổ CSGT phát hiện trên xe khách có nhiều thùng cát tông chứa hàng nghìn sản phẩm đồ chơi trẻ em không có nguồn gốc xuất xứ đã tiến hành lập biên bản và bàn giao cho cơ quan chức năng.
Bắt giữ lô hàng súng đồ chơi trị giá khoảng 200 triệu đồng
Hàng nghìn khẩu súng đồ chơi thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh được ngụy trang xếp lẫn với đồ chơi thông thường hòng qua mắt lực lượng chức năng...
Triệt phá đường dây gian dối lập 48 báo cáo giám sát môi trường cung cấp cho 7 doanh nghiệp
Nhóm bị can đã làm 110 phiếu kết quả quan trắc, lập 48 báo cáo giám sát môi trường cung cấp cho 7 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình…
Xử phạt 73 triệu đồng xe chở dầm thép siêu trường siêu trọng
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội vừa ra quyết định tước Giấy phép lái xe 2 tháng, xử phạt xe chở dầm thép, siêu trường siêu trọng không có giấy phép lưu hành vẫn “bon bon” qua 3 tỉnh...
Thủ đoạn rửa tiền của ông chủ Nhật Cường Mobile
Theo Kết luận điều tra, từ năm 2014 đến 2019, Cty Nhật Cường mua 255.311 sản phẩm điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, đồng hồ… với tổng giá trị 2.927 tỉ đồng.
Nhật Cường Mobile chuyển hàng nghìn tỉ đồng ra nước ngoài thông qua hai tiệm vàng
Lời khai của bị can Nguyễn Bảo Ngọc và dữ liệu điện tử bí mật của Cty Nhật Cường thể hiện Bùi Quang Huy cùng các đồng phạm đã thông qua 2 tiệm vàng để chuyển hàng ngàn tỉ đồng...