Thứ năm 03/07/2025 13:07
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Doanh nghiệp FDI lên sàn: Nới cơ chế nhưng vẫn cần thận trọng

12/10/2020 00:00
Mặc dù có kế hoạch niêm yết từ nhiều năm trước, thậm chí đã hoàn thiện các thủ tục nhưng khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn mòn mỏi chờ ngày được chuyển đổi thành công ty đại chúng và được giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Cách đây hơn 15 năm, với những quy định cởi mở của Nghị định 38/2003/ NĐ-CP và Quyết định 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các công ty FDI như Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (mã: TYA), Everpia (mã: EVE), Mirae (mã: KMR), Tung Kuang (mã: TKU)… sau khi chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp (DN) cổ phần đã thực hiện niêm yết trên các sàn chứng khoán.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam không đón thêm được DN FDI nào.

Doanh nghiệp bức xúc

Việc chậm trễ trong cơ chế niêm yết cho các DN dường như đang đi trái với nội dung của Nghị quyết 50/NQ-TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Theo Nghị quyết, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác…

Lãnh đạo một DN vốn Đài Loan đã từng bức xúc lên tiếng về việc cảm thấy khó hiểu với quá trình phê duyệt cho DN FDI tại Việt Nam kéo dài quá lâu khiến quan hệ giữa nội bộ công ty và các cổ đông khá căng thẳng.

Sự bức xúc đó cũng đang xảy ra tại khối DN FDI Hàn Quốc bởi họ đầu tư vào rất nhiều quốc gia trong khu vực nhưng tình trạng này lại chỉ diễn ra tại Việt Nam. Các công ty chứng khoán chia sẻ về việc nhận được đề nghị hỗ trợ niêm yết ngày càng nhiều, nhưng đều phải trì hoãn do không có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Gần đây, tại ĐHĐCĐ thường niên 2019 của CTCP Seoul Metal Việt Nam (SMV) và CTCP Công nghiệp Ngũ Kim Fortress Việt Nam (FTV), nhiều câu hỏi liên quan đến việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thành công được các cổ đông đưa ra chất vấn ban lãnh đạo.

Để trấn an các cổ đông, ban lãnh đạo SMV cho biết trong thời gian chờ đợi cơ chế, công ty sẽ tiến hành đăng ký giao dịch trên UPCoM. Về phía FTV cũng thông báo tới các cổ đông về việc đang hoàn thiện các thủ tục và hồ sơ để nộp lên HoSE, dự kiến tháng 6/2019 sẽ được niêm yết.

Tại thời điểm diễn ra ĐHĐCĐ, cổ phiếu FTV đang giao dịch với giá 50.000 đồng/cp trên thị trường OTC và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, sẵn sàng mua vào cổ phiếu này với mức giá cao hơn nếu niêm yết.

Tuy nhiên, đến nay, đã gần hết quý III nhưng vẫn chưa có bất cứ thông tin nào của các cơ quan chức năng về việc đã nhận hồ sơ niêm yết của những đơn vị này.

Không thể chậm thêm

Để làm rõ hơn nguyên nhân của sự chậm trễ cơ chế này, nên nhìn lại giai đoạn thí điểm năm 2003 với 7 DN FDI lên sàn. Tại thời điểm đó, việc chào sàn của hàng loạt DN FDI lớn đã tạo ra một không khí sôi động trên thị trường vốn.

Tuy nhiên, sự tích cực không kéo dài, sau quãng thời gian đầu thăng hoa trên các sàn giao dịch, các mã cổ phiếu FDI như FPC, CYC, TCR, RIC… đã nhanh chóng để lộ bức tranh kinh doanh thua lỗ, giá cổ phiếu lao dốc, thậm chí có DN phải hủy niêm yết vì nghi vấn chuyển giá, tận dụng các ưu đãi về thuế để kéo dài lỗ lũy kế, khiến nhiều nhà đầu tư “cháy túi”.

Giới đầu tư e ngại đặt dấu hỏi về sự minh bạch trong các thông tin tài chính, thậm chí lo ngại có hiện tượng DN FDI lợi dụng TTCK để chiếm dụng vốn hay một chiến lược “thoái lui”, có nghĩa sau khi niêm yết, các cổ đông lớn sẽ bán hết phần vốn đầu tư và rút về nước.

Tuy nhiên, để thực hiện định hướng của Nghị quyết 50/NQ-TW của Bộ Chính trị, một số chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho rằng đây là thời điểm chín muồi để mở đường cho các DN FDI chuyển đổi sang công ty đại chúng và đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực nâng hạng TTCK, cũng như thực thi các giải pháp để gia tăng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào TTCK, việc cho phép DN FDI lên sàn chính là thêm một con đường thu hút dòng vốn ngoại đã được “Việt Nam hóa”.

Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cuối tháng 5/2019, Bộ Tài chính đã chủ trì cuộc họp bàn với các bộ, ngành liên quan để thống nhất trình Chính phủ quy định pháp lý cho khối DN FDI niêm yết.

Hiện, Bộ KH&ĐT cũng đã làm việc với UBCKNN để thống nhất đề xuất sửa đổi các Luật liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật DN, trong đó có câu chuyện về việc khó khăn pháp lý cho khối DN FDI lên sàn. Đại diện UBCKNN thông tin nếu thuận lợi thì các quy định pháp lý hướng dẫn khối FDI niêm yết sẽ cơ bản được xác lập trong quý III/2019.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng điều quan trọng khi xây dựng cơ chế lên sàn cho khối FDI là phải đánh giá kỹ lưỡng các cam kết mà DN thực hiện khi được cấp phép đầu tư. Bên cạnh những điều kiện của các Sở giao dịch chứng khoán, cần đưa ra thêm các tiêu chí như: thời gian hoạt động tại Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng, quy định thời gian chuyển nhượng cổ phiếu của các cổ đông lớn, cổ đông sáng lập… để không đưa các nhà đầu tư vào “vết xe đổ” của giai đoạn thí điểm.

Linh Đan

Tin bài khác
Người Mỹ gốc Việt xây nhà máy găng tay 1.500 tỷ đồng tại bang Nevada

Người Mỹ gốc Việt xây nhà máy găng tay 1.500 tỷ đồng tại bang Nevada

Dự án nhà máy găng tay y tế Alka Products LLC vừa được ra mắt tại tiểu bang Nevada (Mỹ) có tổng diện tích gần 10.000 m² sẽ mang lại hàng trăm việc làm với mức lương hấp dẫn, ưu tiên cộng đồng địa phương và những chuyên gia trong ngành tại Việt Nam.
ESG là chìa khóa vàng để Việt Nam mở lối vào 753 tỉ USD vốn đầu tư tư nhân

ESG là chìa khóa vàng để Việt Nam mở lối vào 753 tỉ USD vốn đầu tư tư nhân

ESG chính là cánh cửa dẫn tới dòng vốn trị giá 753 tỉ USD từ khu vực tư nhân cho các dự án hạ tầng và đô thị thích ứng biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2030.
Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

VSDC (Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam) vừa cấp mã F88 cho 8,26 triệu cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư F88.
Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.
Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up không chỉ là điểm bán tạm thời mà là chiến lược hiệu quả để thử nghiệm thị trường, thúc đẩy doanh số và xây dựng cộng đồng trung thành.
VN-Index lại hụt hơi ở đỉnh cũ: Blue-chips đuối sức, dòng tiền thu hẹp

VN-Index lại hụt hơi ở đỉnh cũ: Blue-chips đuối sức, dòng tiền thu hẹp

Dù có lúc chạm ngưỡng 1.348 điểm trong phiên sáng, VN-Index vẫn không thể giữ vững phong độ, kết phiên đảo chiều giảm điểm. Sự suy yếu lan rộng ở nhóm vốn hóa lớn.
Nam Long chi hơn 190 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông

Nam Long chi hơn 190 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông

Nam Long là doanh nghiệp bất động sản hiếm hoi chia cổ tức tiền mặt giữa bối cảnh thị trường nhiều biến động. Gia đình Chủ tịch có thể nhận về khoảng 21 tỷ đồng.
Doanh nghiệp hàng hải chi cổ tức tiền mặt kỷ lục 41%

Doanh nghiệp hàng hải chi cổ tức tiền mặt kỷ lục 41%

Cổ tức tiền mặt của TVH đạt 4,100 đồng/cổ phiếu, cao nhất kể từ khi lên sàn UPCoM, nối dài ba năm tăng liên tiếp tăng cổ tức cao kỷ lục.
VN-Index chạm ngưỡng nhạy cảm: Bán tháo hay giữ tiền mặt chiến lược?

VN-Index chạm ngưỡng nhạy cảm: Bán tháo hay giữ tiền mặt chiến lược?

VN-Index giằng co tại vùng đỉnh cũ khi thiếu vắng động lực bứt phá. Nhà đầu tư cần thận trọng, chọn lọc cổ phiếu có nền tảng giữa lúc thị trường phân hóa mạnh.
Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS lên kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong giai đoạn 2025-2026, chia làm 5 đợt, nhằm huy động vốn phục vụ chiến lược phát triển và đảm bảo giới hạn an toàn tài chính.
Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Khám phá xu hướng đầu tư theo đam mê – từ túi xách Hermès, xe cổ đến mỹ thuật – kết hợp lợi nhuận tài chính với giá trị cảm xúc cá nhân.
Habeco chia cổ tức hơn 260 tỷ, cổ phiếu vẫn rơi tự do

Habeco chia cổ tức hơn 260 tỷ, cổ phiếu vẫn rơi tự do

Dù sắp chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 11,5%, cổ phiếu BHN vẫn giảm kịch sàn, phản ánh tâm lý lo ngại của nhà đầu tư trước hiệu quả kinh doanh sụt giảm của Habeco.
Ngành thuế tạm dừng một số ứng dụng công nghệ thông tin từ 23/5 đến 15/6

Ngành thuế tạm dừng một số ứng dụng công nghệ thông tin từ 23/5 đến 15/6

Từ ngày 23/5 đến 15/6/2025, một số hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thuế sẽ tạm ngưng hoạt động nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi.
Bắt đầu giao dịch chứng khoán qua hệ thống KRX - nhà đầu tư hưởng lợi ?

Bắt đầu giao dịch chứng khoán qua hệ thống KRX - nhà đầu tư hưởng lợi ?

Sau hơn một thập kỷ chuẩn bị, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức bước sang một giai đoạn phát triển mới với việc triển khai hệ thống KRX.
Cách Bola Sokunbi biến 100.000 USD thành danh mục đầu tư 1 triệu USD

Cách Bola Sokunbi biến 100.000 USD thành danh mục đầu tư 1 triệu USD

Khám phá hành trình tài chính của Bola Sokunbi – người sáng lập Clever Girl Finance – từ 100.000 USD tiết kiệm đến danh mục đầu tư hơn 1 triệu USD, cùng chiến lược tài chính cá nhân hiệu quả và đa dạng hóa thông minh.
Đọc nhiều