Thứ ba 01/07/2025 07:50
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Điều cần biết về việc doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp cách ly y tế tập trung

16/02/2021 14:53
Thông báo của Bộ Y tế, từ 25/1/2021 đến 08/2/2021 đã ghi nhận 451 trường hợp mắc Covid 19 trong cộng đồng tại 12 tỉnh, thành phố.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: Internet)

Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, phải thực hiện biện pháp cách ly y tế tập trung ngay tại doanh nghiệp mình đối với toàn bộ người lao động của bản thân doanh nghiệp và của các nhà cung cấp, nhà thầu làm việc vào thời điểm thực hiện biện pháp cách ly y tế ở doanh nghiệp đó. Với chi phí phát sinh không hề nhỏ cho việc cách ly tập trung, như chi phí ăn, ở, sinh hoạt…cho hàng nghìn người lao động, doanh nghiệp phải thực hiện trình tự và thủ tục gì để yêu cầu người lao động và các đơn vị liên quan hoàn trả chi phí doanh nghiệp đã ứng trước cho việc cách ly tập trung?

Chính phủ đã có Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/2/2021 quy định về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid 19. Có thể hiểu doanh nghiệp là cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly y tế tập trung theo quy định tại điểm b khoản 5 điều 1 Nghị quyết 16/NQ-CP. Theo đó, người lao động Việt Nam (bao gồm người lao động của bản thân doanh nghiệp và của các nhà cung cấp, nhà thầu) chỉ phải tự chi trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày cho cơ sở cách ly y tế tập trung. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp đã ứng trước tiền ăn cho người lao động trong thời gian thực hiện cách ly y tế, thì doanh nghiệp có thể yêu cầu người lao động hoàn trả theo mức doanh nghiệp đã chi, nhưng cao nhất là 80.000 đồng/người/ngày. Trường hợp người lao động phải cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ khoản tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày này.

Vấn đề là, sau khi thực hiện xong việc cách ly y tế tập trung, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, doanh nghiệp sẽ được trực tiếp khấu trừ một lần toàn bộ khoản tiền ăn đã ứng trước từ thu nhập lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, gồm cả người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định? Hay chỉ được khấu trừ một phần, khẩu trừ hàng tháng? Doanh nghiệp có thể yêu cầu các nhà cung ứng, nhà thầu khác hoàn trả tiền ăn đã ứng trước cho người lao động của các đơn vị này, hoặc thỏa thuận với các đơn vị này về việc đối trừ trong số tiền phải trả theo hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ… của các nhà cung cấp, nhà thầu. Cũng theo quy định tại điểm b khoản 5 điều 1 Nghị quyết 16/NQ-CP, ngoài việc phải chi trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày, các khoản chi phí sau đây được ngân sách nhà nước bảo đảm:

- Chi phí đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế tập trung;

- Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2;

- Chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.

Có thể hiểu rằng, trường hợp doanh nghiệp đã ứng trước các chi phí được ngân sách nhà nước bảo đảm thì doanh nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục xin hoàn lại các khoản chi phí ứng trước này với cơ quan, đơn vị được giao chủ trì phòng, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh, cách ly y tế tập trung đã ra quyết định hoặc thông báo về việc cách ly tập trung tại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 7 điều 4 Nghị quyết 16/NQ-CP.

Chi phí cách ly phòng chống dịch Covid 19 được xác định là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC: Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do dịch bệnh không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau: Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do dịch bệnh. Phần giá trị tổn thất do dịch bệnh không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Về tiền lương ngừng việc khi thực hiện cách ly tập trung: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do cách ly tập trung ngay tại doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc như sau: Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, mặc dù đã có hiện tượng người lao động tự nguyện chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bằng hình thức không nhận lương, thì doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm chi trả tiền lương ngừng việc theo quy định pháp luật nêu trên. Tiền lương đóng bảo hiểm bắt buộc trong thời gian ngừng việc là tiền lương doanh nghiệp đã trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc./.

Luật sư Bùi Văn Thành (Văn phòng Luật sư Mặt Trời Mới)

Tin bài khác
Bộ Y tế “tuýt còi” fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”

Bộ Y tế “tuýt còi” fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”

Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế) vừa gửi công văn yêu cầu xử lý vi phạm quảng cáo của fanpage mang tên “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng” .
Động thái mới của Bộ Công Thương sau vụ dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Động thái mới của Bộ Công Thương sau vụ dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Sau vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người, Bộ Công Thương đã chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra diện rộng các cơ sở sản xuất dầu ăn trên phạm vi toàn quốc.
Cảnh báo giả danh trung tâm đăng kiểm yêu cầu chuyển tiền, cài đặt ứng dụng

Cảnh báo giả danh trung tâm đăng kiểm yêu cầu chuyển tiền, cài đặt ứng dụng

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa phát đi cảnh báo khẩn về việc xuất hiện các cuộc gọi lừa đảo, giả danh cán bộ của Cục nhằm chiếm đoạt tài sản người dân thông qua việc yêu cầu chuyển tiền và cài đặt ứng dụng trên điện thoại. Hình thức lừa đảo này đang có dấu hiệu lan rộng và gây thiệt hại thực tế.
Phạt gấp 10 lần khoản thu từ hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Phạt gấp 10 lần khoản thu từ hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, với nhiều quy định nghiêm khắc nhằm chấn chỉnh tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan hiện nay.
Bộ Công an cảnh báo khẩn những chiêu lừa đảo trực tuyến

Bộ Công an cảnh báo khẩn những chiêu lừa đảo trực tuyến

Bộ Công an và Google hợp tác cảnh báo về những phương thức lừa đảo tinh vi. Hãy nhận diện và tự bảo vệ mình trước hiểm họa trên không gian mạng.
Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn bị truy thu thuế hơn 12 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn bị truy thu thuế hơn 12 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn - chủ nhà máy thủy điện Đak Glun đặt tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước bị phạt và truy thu thuế 12 tỷ đồng.
Apax Leaders chậm đóng bảo hiểm hơn 5 năm, dẫn đầu danh sách tại Hà Nội

Apax Leaders chậm đóng bảo hiểm hơn 5 năm, dẫn đầu danh sách tại Hà Nội

Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax (Apax Leaders) hiện đang đứng đầu danh sách doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), và bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp tại Hà Nội, với tổng số nợ gần 62 tỉ đồng, thời gian chậm đóng lên tới 63 tháng, tương đương hơn 5 năm.
Ai đứng sau đường dây làm dầu ăn giả thu về hàng nghìn tỷ đồng?

Ai đứng sau đường dây làm dầu ăn giả thu về hàng nghìn tỷ đồng?

Nhật Minh Food vừa tham gia sản xuất dầu ăn giả chưa đầy 3 năm trở lại đây thì bị phanh phui. Giúp sức đường dây này có còn Công ty An Hưng Phước - một trong những đơn vị lâu năm chuyên nhập khẩu và phân phối dầu thực vật cung cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn tại khu vực miền Tây.
Biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm: Cảnh báo "đỏ" về an toàn thực phẩm

Biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm: Cảnh báo "đỏ" về an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát cảnh báo khẩn sau khi VTV phản ánh việc một số cơ sở sử dụng dầu ăn chăn nuôi nhập khẩu để chế biến thành thực phẩm cho người. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng.
Nói đùa "có bom", một hành khách bị phạt 4 triệu đồng

Nói đùa "có bom", một hành khách bị phạt 4 triệu đồng

Một hành khách vừa bị phạt 4 triệu đồng vì nói đùa có bom tại sân bay Nội Bài. Đây là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về tầm quan trọng của an ninh hàng không.
Siết chặt quản lý thị trường vàng: Ngăn chặn hành vi hợp thức hóa vàng lậu

Siết chặt quản lý thị trường vàng: Ngăn chặn hành vi hợp thức hóa vàng lậu

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới vẫn diễn ra, ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do, từ đó gây sức ép lên thị trường ngoại hối và việc điều hành chính sách tiền tệ, làm thất thu ngân sách nhà nước.
Vi phạm quy định về kế toán, Tiktoker Vũ Hồng Phúc “Cún Bông” cùng đồng bọn bị khởi tố

Vi phạm quy định về kế toán, Tiktoker Vũ Hồng Phúc “Cún Bông” cùng đồng bọn bị khởi tố

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Nam Phương (Tiktoker Vũ Hồng Phúc “Cún Bông”), Nguyễn Nam Thắng và Chu Thị Mỹ Nhung do vi phạm quy định về kế toán.
Bất động sản Trường Thành chịu án phạt nặng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Bất động sản Trường Thành chịu án phạt nặng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HoSE: TEG) với tổng số tiền lên tới 240 triệu đồng do loạt vi phạm nghiêm trọng trong nghĩa vụ công bố thông tin, bao gồm công bố thiếu sót và sai lệch thông tin.
Xuất nhập khẩu Đông Dương và loạt vi phạm chứng khoán: Đằng sau tấm "bình phong"

Xuất nhập khẩu Đông Dương và loạt vi phạm chứng khoán: Đằng sau tấm "bình phong"

Công ty CP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (Xuất nhập khẩu Đông Dương) vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 370 triệu đồng do loạt vi phạm trong công bố thông tin.
Công ty Cổ phần Digi Invest bị xử phạt 125 triệu đồng vì vi phạm hoạt động chứng khoán

Công ty Cổ phần Digi Invest bị xử phạt 125 triệu đồng vì vi phạm hoạt động chứng khoán

Tổng mức xử phạt với Công ty Cổ phần Digi Invest lên tới 125 triệu đồng, liên quan đến hai hành vi vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ và công bố thông tin theo quy định pháp luật.