Thứ năm 03/04/2025 21:18
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đề xuất gói cứu trợ kinh tế thứ 2 và Luật tình huống khẩn cấp

12/10/2020 00:00
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) đề xuất cần có gói cứu trợ kinh tế thứ hai khi dịch Covid-19 vẫn còn lan rộng trên thế giới, có thể ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội.

Trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Chính phủ nhận định diễn biến dịch Covid-19 còn rất phức tạp, khó lường và Việt Nam chưa thể mở cửa trở lại với các quốc gia.

Do đó, tình hình 6 tháng cuối năm dự báo sẽ rất thách thức, sức ép về kiểm soát lạm phát là rất lớn, thị trường đầu ra cho sản xuất kinh doanh, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, dệt may, da giày... gặp nhiều khó khăn. Để kích thích tăng trưởng, phục hồi nhanh và thúc đẩy phát triển kinh tế, Chính phủ cho rằng cần phải có những hành động nhanh, mạnh mẽ hơn.

Trong bối cảnh này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Chính phủ nên có thêm gói kích thích kinh tế, để dưỡng sức doanh nghiệp, tránh gãy đổ nền kinh tế, gây ra những bất ổn xã hội.

Tăng liều lượng trong gói thứ 2

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nhận định tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn chưa được kiểm soát, trong khi đó doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Do đó, ông đề xuất cần phải có gói hỗ trợ kinh tế tiếp theo.

Ông Ngân cho rằng gói hỗ trợ lần thứ hai sẽ tiếp bước gói thứ nhất đã được Chính phủ triển khai, theo hướng khắc phục những tồn tại mà gói trước đó chưa triển khai xong, ngoài ra có thể tăng liều lượng.

Điển hình như với chính sách tài khóa có thể kéo dài thêm thời gian giãn nợ thuế, tiền thuê đất… Với chính sách tiền tệ thì tiếp tục kéo dài thời gian giãn nợ, hạ lãi suất. Với gói tín dụng dành cho các doanh nghiệp vay để trả lương công nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội có thể điều chỉnh các điều kiện để triển khai được.

Vị đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần tăng liều lượng hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn tới, đặc biệt là doanh nghiệp có thương hiệu quốc gia, những doanh nghiệp đã đáp ứng tiêu chuẩn xuất hàng đi Mỹ, châu Âu.. nhưng giai đoạn này không xuất được. Việc hỗ trợ lúc này sẽ giúp giữ gìn bảo vệ các thương hiệu quốc gia.

Trong gói hỗ trợ thứ hai cũng cần tính đến các quỹ bảo lãnh tín dụng. Ông Ngân cho rằng cần phải có nguồn tiền để chuyển cho các quỹ, để tăng cường bảo lãnh các doanh nghiệp, để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Song song với đó, với chính sách tiền tệ, cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng kéo giảm lãi suất.

goi cuu tro kinh te thu 2 anh 2

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Ảnh: Hoàng Hà.

Giải ngân đầu tư công cũng là vấn đề mà Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề cập. Ông đánh giá cao Chính phủ đang làm rất quyết liệt vấn đề này nhưng khuyến cáo nên tìm được những nguyên nhân gây chậm trễ để khắc phục, tạo đà cho giải ngân các giai đoạn sau tốt hơn.

Ông Ngân cũng mong muốn các công trình dở dang phải được hoàn thiện nhanh để tránh kéo dài, lãng phí. Đồng quan điểm, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhắc đến hai từ “rõ ràng” và “cần thiết” để nói về gói hỗ trợ kinh tế thứ hai.

Ông cho rằng một mặt Chính phủ cần thực hiện tốt gói hỗ trợ thứ nhất, một mặt cần mở rộng phạm vi đối tượng, hỗ trợ các lĩnh vực cốt lõi, doanh nghiệp trọng điểm trong gói hỗ trợ thứ hai. “Đẩy mạnh đầu tư công cũng là một điểm kích hoạt rất tốt. Cái này Thủ tướng và Chính phủ đã rất quan tâm và quyết liệt”, ông Lộc nói.

“Không thể vào phòng mổ rồi mà hỏi có bảo hiểm y tế không”

Chỉ ra điểm nghẽn của gói hỗ trợ thứ nhất là thủ tục, ông Trần Hoàng Ngân cho rằng điều này cần khắc phục sớm trong gói hỗ trợ thứ hai. Ông nhận định một số cơ quan Chính phủ đã nhìn ra vấn đề và có thể điều chỉnh chính sách, văn bản hướng dẫn sao cho phù hợp. Tuy nhiên, việc điều chỉnh phải nhanh, linh hoạt, đáp ứng nguyện vọng của các doanh nghiệp.

Ông lưu ý nếu để nền kinh tế gãy đổ, nhiều doanh nghiệp phá sản, sẽ gây ra những hệ lụy về an sinh xã hội rất lớn. “Cấp cứu thì phải chấp nhận những thủ tục về sau, nhưng hậu kiểm. Không thể vào phòng mổ rồi mà hỏi có bảo hiểm y tế không. Lúc đó mà đi theo quy trình thì chết bệnh nhân. Phải linh hoạt sau đó hậu kiểm”, ông chia sẻ.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng đề xuất Quốc hội nên xem xét một điều luật để ứng phó với các tình huống khẩn cấp, giống như “luật thời chiến”. Khi có tình huống khẩn cấp, điển hình như dịch Covid-19, thì phải có sự linh hoạt gì, giúp giải quyết nhanh nhiều vấn đề gì, khung cơ chế chính sách ra sao, thẩm quyền thế nào.

Theo ông, điều luật này cũng là căn cứ pháp lý để có những hành động nhanh, quyết liệt, tránh sợ làm sai quy trình, sai thủ tục.

goi cuu tro kinh te thu 2 anh 3

Ông Ngân dẫn ví dụ như việc cải tạo đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang có nhiều bất cập. Trong khoảng thời gian đất nước thực hiện chống dịch, nếu tranh thủ sửa chữa đường băng sẽ vừa nhanh và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi đó lại vướng thủ tục và chưa thể triển khai ngay.

Hiện tại, việc sửa chữa được triển khai thì tần suất bay lại nhiều lên, gây áp lực ở các sân bay, khiến người dân rất sợ di chuyển. Ông nhấn mạnh điều này làm mất đi thời cơ, gây lãng phí rất nhiều cho xã hội.

“Cần có luật để ứng phó với các tình huống khẩn cấp, tránh làm mất thời cơ”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Phải tính rất kỹ đến vấn đề hấp thụ

Trao đổi với PV, một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho rằng nếu có gói cứu trợ kinh tế thứ hai thì phải tính rất kỹ đến vấn đề hấp thụ. Vị này dẫn ví dụ gói hỗ trợ thứ nhất có gói tín dụng rất lớn, nhưng nền kinh tế vẫn khó hấp thụ.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm khoảng 2,7%, trong khi cùng kỳ các năm trước khoảng 6-7%. Như vậy, việc giải ngân tiền đang rất thấp trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây ra nhiều khó khăn.

Trong khi đó, với gói an sinh xã hội 62.000 tỷ, có một khoản dành cho các doanh nghiệp vay để trả lương cho công nhân, nhưng cũng không giải ngân được nhiều. “Vấn đề hấp thụ rất quan trọng nên phải tính toán rất kỹ lưỡng”, vị này chia sẻ.

goi cuu tro kinh te thu 2 anh 4

Đại biểu Quốc hội cho rằng cần hỗ trợ những ngành chủ chốt, doanh nghiệp trọng điểm. Ảnh: Quỳnh Danh.

Trong một cuộc họp với Bộ Tài chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết nhiều nước nới lỏng chính sách tài khóa với mức rất lớn lên đến 11.000 tỷ USD, và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhiều nước mua lại các khoản nợ để ngăn chặn các đổ vỡ.

Ông nói ngành tài chính cần phải tiếp tục đề xuất cụ thể về gói kích thích tài khóa, các giải pháp gồm tiếp tục hoãn, giảm, miễn thuế và huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng có thể nâng bội chi và nợ công lên 3-4% GDP mà không ảnh hưởng đến thâm hụt tài chính quốc gia trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, các nước thời gian qua đưa ra mức hỗ trợ nền kinh tế khoảng 10% GDP. Nếu Việt Nam làm vậy sẽ có khoảng 30 tỷ USD hỗ trợ kinh tế, trong khi đến nay mới hỗ trợ 15.000 tỷ đồng.

Hiếu Công

Bài liên quan
Tin bài khác
Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Ngay sau khi Mỹ ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang tiếp tục tìm kiếm các giải pháp trước mắt với thuế quan của Mỹ, trong đó mục tiêu quan trọng là hướng đến cân bằng thương mại theo hướng phát triển bền vững.
Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Rạng sáng 3/4 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế đối ứng sẽ áp dụng với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức thuế cao nhất 46%.
Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 25/3/2025 yêu cầu: Phải thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách nhanh chóng, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động.
Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Những kết quả đạt được trong quý I/2025 là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế TP. Thủ Dầu Một, góp phần vào sự phát triển chung của Bình Dương trong giai đoạn tới.
Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ được bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu năm 2022-2023 để triển khai các dự án trọng điểm như mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai các bước chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 theo đúng cơ chế, chính sách đặc biệt đã được Quốc hội thông qua.
Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Sự chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu đã tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về một cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược.
Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Đây là chia sẻ của ông Đậu Anh Tuấn tại Hội thảo "Các động lực cho tăng trường cao, bền vững kinh tế Việt Nam năm 2025 và các năm tiếp theo" diễn ra sáng 1/4.
Vietnam Airlines sẽ đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với giá trị 3,7 tỷ USD

Vietnam Airlines sẽ đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với giá trị 3,7 tỷ USD

Vietnam Airlines vừa nhận được chỉ dẫn quan trọng để triển khai dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với tổng giá trị 3,7 tỷ USD, nâng cao năng lực và mở rộng mạng bay nội địa.
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Sáng 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Brazil ưu tiên 6 lĩnh vực hợp tác kinh tế

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Brazil ưu tiên 6 lĩnh vực hợp tác kinh tế

Để thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam - Brazil trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất tập trung vào 6 lĩnh vực hợp tác trọng điểm.
Việt Nam cam kết phối hợp quốc tế trong việc tháo gỡ các rào cản thương mại

Việt Nam cam kết phối hợp quốc tế trong việc tháo gỡ các rào cản thương mại

Việt Nam không chỉ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế mà còn tích cực tham gia vào các diễn đàn đa phương nhằm tháo gỡ rào cản thương mại, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp.
Bài III: Tận  thấy 10.000 tỷ đồng ở VietinBank Tower "đắp chiếu" gây lãng phí

Bài III: Tận thấy 10.000 tỷ đồng ở VietinBank Tower "đắp chiếu" gây lãng phí

Dự án VietinBank Tower, với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, đã "đắp chiếu" suốt nhiều năm, gây lãng phí lớn trong khi khu đất vàng ở Hà Nội vẫn chưa được khai thác hiệu quả.