Đầu tư bất động sản lúc này liệu có sinh lời?
- 22
- Bất động sản
- 12:41 15/01/2022
DNHN - Theo nhận định của chuyên gia, thị trường bất động sản 2022 vẫn khó định đoán. Với mức độ tăng trưởng năm 2021 không cao, thời điểm hiện tại ai ‘nhảy’ vào thị trường này sẽ gặp nhiều khó khăn...
Với kịch bản nguồn cung sản phẩm còn tiếp tục khan hiếm, lực cầu tốt, sự nóng lên của thị trường bất động sản nói chung, của phân khúc đất nền trong nửa đầu năm 2022 sẽ có tiềm lực.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, về cơ bản thị trường đất nền vẫn đang có dư địa phát triển lớn, nhất là tại những khu vực địa phương có sự phát triển mạnh của hạ tầng và tốc độ đô thị hóa cao. Vì vậy, trong quý 1 và 2/2022, nhu cầu mua đất nền làm tài sản vẫn được nhà đầu tư ưa chuộng và tiếp tục là phân khúc được lựa chọn hàng đầu.
"Bên cạnh đó trong bối cảnh dịch bệnh vẫn phức tạp, nhà đầu tư không thể bỏ tiền để kinh doanh các loại hình khác, đất nền vẫn có khả năng sinh lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc đầu tư vốn thật, hạn chế sử dụng các nguồn vay vốn tín dụng, để hạn chế rủi ro”, ông Đính nói.

Chia sẻ với phóng viên, ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Bất động sản Hải Phát cho hay, với mức độ tăng trưởng trong năm 2021 thì bây giờ những người nào ‘nhảy’ vào thị trường thì rủi ro sẽ rất cao... họ sẽ phải tìm sang sự lựa chọn thay thế. Tất cả những đại đô thị đã tăng trưởng tốt rồi thì những dòng sản phẩm thứ cấp, tiểu đô thị có thể tăng trưởng, nhất là những dự án nằm ở khu vực lân cận Hà Nội, Sài Gòn.
Giá đất vẫn tăng trưởng, cuối năm 2021 tăng trưởng chủ yếu ở phân khúc “nhà giàu”. Sang năm 2022 dịch bệnh chưa hết, giới nhà giàu vẫn có xu hướng chọn chủ đầu tư lớn để đảm bảo tài sản. Tuy nhiên, thị trường bất động sản 2022 cũng khó định đoán”, ông Duy cho hay.
Nói về đất ở các tỉnh, ông Duy cho biết, giá tăng nhưng thanh khoản không tốt. Tại thị trường phía Bắc, đơn cử tại Quảng Ninh thanh khoản tốt ở khu vực bám biển, còn khu vực không bám biển thanh khoản bình thường, không sốt nóng.
“Tại Bắc Giang, chỉ sốt ở sóng đầu của đất đấu giá, sau đó về thanh khoản không mạnh, rao bán nhiều nhưng không bán được mấy, chỉ ‘xôm’ hôm đầu. Không có thanh khoản giá càng bị ‘đẩy’ tăng để bù tài chính. Với dòng đất đấu giá người dân tham gia rất nhiều nhưng người dân ở tỉnh đa phần nhu cầu sử dụng và nhu cầu mua tích trữ cũng không cao nên hay lướt cọc, lướt sóng để kiếm lời. Vì thế, ‘chợ chỉ xôm’ ở nhu cầu ‘lướt cọc’, còn nhu cầu mua để nắm giữ tài sản vẫn thuộc nhóm khách hàng đầu tư ở Hà Nội và các tỉnh lớn như Quảng Ninh, Hải Phòng...”, ông Duy phân tích.
Có nên đầu tư để “lướt cọc”?
Theo chuyên gia, với các nhà đầu tư ít kinh nghiệm, năm 2022 nên chọn đầu tư ở những khu vực có đơn giá thấp, vùng ‘sóng’ chưa quá cao, tăng trưởng dưới 30% một năm.
Với kinh nghiệm đầu tư của mình, ông Duy cho rằng, khi đầu tư cần linh hoạt, khi thị trường có nhiều dấu hiệu bong bóng thì có hai phân khúc để đầu tư an toàn.
“Một là phân khúc đất có giá cao hẳn và hai là phân khúc có giá đất thấp hẳn, phân khúc có giá lơ lửng thì không nên đầu tư. Nếu vẫn muốn đầu tư ở phân khúc đất có giá lơ lửng cần chọn khu vực thị trường và chú ý đến tính thanh khoản. Còn khi đầu tư vào phân khúc giá thấp hẳn thì rủi ro thấp, còn phân khúc cao hẳn thì luôn giữ giá, không đáng lo ngại”.
“Còn nếu muốn đầu tư đất ở một số huyện tại các tỉnh thì cần kiểm tra kỹ lịch sử tăng trưởng của thị trường. Nếu thị trường nào tăng trưởng quanh mức 30%/năm trong năm vừa rồi thì có thể đầu tư còn nếu tăng trưởng nóng hơn, khoảng 50-60%/năm thì cần cân nhắc. Bởi đất ở tỉnh có đặc thù quỹ đất rộng, nhu cầu yếu nên nếu mua đất ở tỉnh cần nghiên cứu kỹ”, ông Duy nói
Ông Duy cho rằng, ở Hà Nội cửa “lướt cọc” vẫn còn nhưng đa phần sẽ đánh vào những tiểu đô thị hoặc dòng sản phẩm loanh quanh dưới 1 tỷ đồng tại khu vực huyện của các tỉnh sẽ là những phân khúc “lướt cọc” đông nhất.
Tuy nhiên, ông Duy lưu ý, với nhà đầu tư ít kinh nghiệm nên chọn đầu tư ở những khu vực có đơn giá thấp, vùng ‘sóng’ chưa quá cao, tăng trưởng dưới 30% một năm thì hãy đầu tư.
Minh Hải - Hoàng Vân
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
Đọc thêm Bất động sản
1.200 ha đất được dành làm khu đô thị ven vịnh Cam Ranh
Chủ tịch UBND TP Cam Ranh (Khánh Hòa) cho biết, khu đô thị (KĐT) ven vịnh Cam Ranh đang được điều chỉnh để phù hợp với luật quy hoạch, đây là cơ sở để địa phương thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
HoREA đề xuất bổ sung thêm phương án bảo hiểm rủi ro, tức công ty bảo hiểm chấp nhận rủi ro không bàn giao nhà đúng tiến độ của người được bảo hiểm là chủ đầu tư.
Quảng Ngãi: Hàng loạt doanh nghiệp “xí phần” hàng trăm ha đất biển tại KKT Dung Quất rồi bỏ hoang
Tại Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi có 348 dự án cấp phép còn hiệu lực, trong đó có 52 dự án vốn đầu tư nước ngoài, hiện 243 dự án đã xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động, gần như đã lấp đầy, nhưng hiện nay có hơn 100 dự án đang “xí phần” hàng trăm nghìn ha đất tại KKT Dung Quất rồi bỏ hoang.
Hà Nội sẽ mạnh tay xử lý sai phạm trong đấu giá đất
Công an TP Hà Nội và Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội phải tăng cường nắm tình hình, kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng, vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động đấu giá tài sản công giá trị lớn, quyền sử dụng đất nhằm trục lợi.
An Giang kêu gọi đầu tư 30 dự án trọng điểm
30 dự án được kêu gọi đầu tư ở các lĩnh vực giao thông; cơ sở hạ tầng - khu đô thị, khu nhà ở; nông nghiệp; công nghiệp; thương mại - dịch vụ - du lịch; văn hóa - xã hội - môi trường.
Dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu khi nào khởi công?
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có vai trò rất quan trọng đối với tỉnh Đồng Nai và các địa phương lân cận. UBND tỉnh đã yêu cầu các đơn vị liên quan phải chuẩn bị các phương án để thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng (GPMB) và xây dựng các khu tái định cư (TĐC) cho dự án này. Mục tiêu của cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu là đáp ứng nhu cầu vận tải và giảm tải cho quốc lộ 51.
Vĩnh Phúc: Huyện Vĩnh Tường quyết liệt xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, từ đầu năm 2022 đến nay, huyện Vĩnh Tường đã xử lý được 41/53 trường hợp vi phạm Luật Đất đai mới phát sinh.
Giải pháp nào ngăn chặn “thông đồng”, “móc ngoặc” trong đấu giá đất?
Thời gian qua, công tác đấu giá đất đã xuất hiện những bất cập, nhất là vụ việc bỏ cọc đấu giá đất tại Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đã gây ra nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản và xã hội. Vậy đâu là giải pháp ngăn chặn “thông đồng”, “móc ngoặc” trong đấu giá?
Bất động sản hàng hiệu - Xu hướng đầu tư vững vàng trước biến động kinh tế
Không chỉ khẳng định phong cách chủ nhân, bất động sản hàng hiệu còn là kênh đầu tư giúp gia tăng tài sản, được giới thượng lưu ưa chuộng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương tăng cường công tác quản lý đất đai
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị tăng cường công tác quản lý đất đai trong tình hình hiện nay, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến hoạt động đấu giá đất “vàng.”