Chủ nhật 25/05/2025 10:44
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%

04/09/2024 16:47
Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn cho giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa trên cả nước sẽ vượt 50%, và con số này sẽ tăng lên 70% vào năm 2050.

Mục tiêu đô thị hóa trên 50%

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này nhằm mục tiêu đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, cải thiện chất lượng và hiệu quả của hệ thống đô thị và nông thôn. Hệ thống này sẽ được phát triển và sắp xếp theo hướng đồng bộ, hiện đại, và thân thiện với môi trường, đồng thời phải có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

Mục tiêu của quy hoạch là đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa trên cả nước sẽ vượt 50%, và con số này sẽ tăng lên 70% vào năm 2050. Số lượng đô thị trên toàn quốc dự kiến sẽ đạt từ 1.000 đến 1.200. Kinh tế đô thị sẽ đóng góp khoảng 85% GDP cả nước vào năm 2030, và Việt Nam sẽ phát triển mạng lưới đô thị thông minh ở cấp quốc gia và khu vực, kết nối với quốc tế. Quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu xây dựng từ 3 đến 5 đô thị có thương hiệu được công nhận ở tầm khu vực và quốc tế.

Đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%
Đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.

Ngoài ra, quy hoạch còn hướng đến việc nâng cao chất lượng sống ở khu vực nông thôn. Đến năm 2030, ít nhất 90% các xã trên cả nước sẽ đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% sẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cả nước sẽ có khoảng 70% huyện, thị xã, và thành phố trực thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 35% sẽ được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao hoặc kiểu mẫu.

Phát triển 2 thành phố lớn trở thành đô thị năng động, sáng tạo

Phát triển thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác trực thuộc trung ương trở thành các đô thị năng động, sáng tạo, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á và châu Á. Quy hoạch đô thị lớn gắn với giao thông công cộng (TOD), chú trọng khai thác không gian ngầm, phát triển các đô thị vệ tinh giảm tải cho đô thị trung tâm.

Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới; phân bố hợp lý, đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng; dựa trên định hướng khung hạ tầng giao thông quốc gia, liên kết ngành lĩnh vực, đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Phát triển đô thị vừa và nhỏ trong mối quan hệ chặt chẽ, chia sẻ chức năng với các đô thị lớn, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các đô thị. Chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị, nông thôn. Phát triển các mô hình đô thị đặc thù như đô thị chuyên ngành là trung tâm quốc gia hoặc cấp vùng về văn hoá, di sản, du lịch, đại học, sáng tạo, khoa học, kinh tế cửa khẩu; đô thị biên giới, biển đảo.

Phát triển đô thị có chức năng tổng hợp theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; kết hợp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Hình thành mạng lưới đô thị thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Phát triển hệ thống đô thị ven biển và hải đảo theo hướng bền vững, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Chú trọng phát triển đô thị trên cơ sở bảo tồn, phát huy các yếu tố di tích lịch sử, di sản văn hóa. Phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa. Đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, chia sẻ của mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao trên từng địa bàn đô thị, nông thôn.

Phát triển mạng lưới khu dân cư nông thôn là hạt nhân quan trọng của khu vực nông thôn, được quy hoạch gắn với bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống; phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp; đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước...

P.V (t/h)

Tin bài khác
Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai

Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa yêu cầu các bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách thuế đối với đất bỏ hoang và các dự án bất động sản chậm triển khai. Bộ Tài chính được giao chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước để xây dựng phương án, đảm bảo không gây tình trạng "thuế chồng thuế".
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP. Hồ Chí Minh

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, đúng 7h ngày 24/5/2025, Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được cử hành trọng thể trong nền nhạc trầm buồn “Hồn tử sĩ” tại Nhà Tang lễ quốc gia (TP. Hà Nội); tại Hội trường Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh) và tại Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự, tỉnh Quảng Ngãi.
100 năm báo chí Việt Nam: Từ dấu mốc lịch sử đến vẹn toàn lãnh thổ

100 năm báo chí Việt Nam: Từ dấu mốc lịch sử đến vẹn toàn lãnh thổ

Tờ báo “Thanh Niên” do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 21/6/1925, đánh dấu sự khởi đầu của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trải qua 100 năm, từ những tờ báo in thô sơ đến các nền tảng truyền thông số hiện đại, báo chí Việt Nam đã khẳng định vai trò không thể thay thế trong hành trình phát triển đất nước.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời chất vấn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu về việc tổ chức phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn.
Hơn 10.000 người Bộ Tài chính nghỉ hưu trước tuổi

Hơn 10.000 người Bộ Tài chính nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Tài chính chi hơn 11.400 tỷ đồng hỗ trợ hơn 10.400 người nghỉ hưu trước tuổi, sau đợt tái cơ cấu quy mô lớn, giảm mạnh đầu mối, tinh gọn bộ máy và nhân sự.
Quản lý người hành nghề y bằng mã định danh ngăn chặn hành vi gian lận trong y tế

Quản lý người hành nghề y bằng mã định danh ngăn chặn hành vi gian lận trong y tế

Bộ Y tế đề xuất quản lý người hành nghề y bằng mã định danh trên toàn quốc nhằm minh bạch hóa hoạt động y tế, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong bệnh viện.
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Bộ trưởng Bộ Y tế nói siết chặt quản lý, không có “vùng cấm”

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Bộ trưởng Bộ Y tế nói siết chặt quản lý, không có “vùng cấm”

Sáng 23-5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế.
Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định không hợp thức hóa sai phạm, chấp nhận "mất học phí" để xử lý hàng nghìn dự án tồn đọng, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp phải thực hiện trực tuyến trong năm 2025

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp phải thực hiện trực tuyến trong năm 2025

Ngày 22/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 69/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khẩn trương rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Mục tiêu là đến cuối năm 2025, toàn bộ TTHC liên quan đến doanh nghiệp phải được thực hiện trực tuyến, minh bạch, hiệu quả và giảm tối đa giấy tờ.
Quốc hội bàn giải pháp tăng trưởng GDP 8% và gỡ nút thắt nền kinh tế

Quốc hội bàn giải pháp tăng trưởng GDP 8% và gỡ nút thắt nền kinh tế

Quốc hội sẽ thảo luận một số giải pháp đột phá như đầu tư công, xử lý nợ xấu, cải cách tín dụng để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025.
Thông điệp và kỳ vọng mới từ Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thông điệp và kỳ vọng mới từ Nghị quyết số 68-NQ/TW

Nghị quyết 68 được ban hành cho thấy một sự cầu thị, một sự dũng cảm về mặt chính trị của Đảng ta, thể hiện sự chuyển mình trong nhận thức của Đảng ta cả về lý luận và về thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
Vì sao cần giữ lại cơ quan thanh tra của Bộ Công an, Quân đội và Ngân hàng Nhà nước?

Vì sao cần giữ lại cơ quan thanh tra của Bộ Công an, Quân đội và Ngân hàng Nhà nước?

Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) tiếp tục giữ lại tổ chức thanh tra tại Bộ Công an, Quân đội và Ngân hàng Nhà nước vì 3 lý do quan trọng: chủ trương nhất quán, tính đặc thù ngành và nguyên tắc kế thừa pháp luật.
Lương tối thiểu thay đổi lớn từ 1/7/2025: Địa phương nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Lương tối thiểu thay đổi lớn từ 1/7/2025: Địa phương nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Từ ngày 1/7/2025, mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh theo các đơn vị hành chính cấp xã và tỉnh mới sau sáp nhập, theo dự thảo nghị định của Bộ Nội vụ.
Đàm phán thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt tiến bộ tích cực

Đàm phán thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt tiến bộ tích cực

Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức tại Washington D.C đã đạt được tiến bộ tích cực.
Bộ Tài chính đồng bộ hóa toàn diện hệ thống ngành dọc: Thuế, kho bạc, thống kê và BHXH

Bộ Tài chính đồng bộ hóa toàn diện hệ thống ngành dọc: Thuế, kho bạc, thống kê và BHXH

Bộ Tài chính triển khai tổ chức lại hệ thống thuế, kho bạc, thống kê và BHXH thành 34 đơn vị cấp tỉnh, phù hợp với mô hình hành chính mới.