Trong một bài báo được xuất bản vào tháng này, các nhà nghiên cứu Samantha Vortherms và Jiakun Jack Zhang lập luận rằng, thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm trị giá hàng tỷ đô la của Trung Quốc được đưa ra vào giữa năm 2018 nhằm mục đích đưa các công ty Mỹ về nước, đã gây tổn hại cho nền kinh tế nước này đồng thời thất bại trong gây áp lực lên Trung Quốc thay đổi các chính sách kinh tế.
Bất chấp thuế quan ăn miếng trả miếng và gia tăng sự thù địch chính trị giữa các cường quốc, các doanh nghiệp ở mỗi bên vẫn “hội nhập sâu rộng” với “nước bạn” và đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc Quốc vẫn đạt mức kỷ lục 144,4 tỷ đô la Mỹ vào năm ngoái.
Các tác giả nghiên cứu chỉ ra: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng, các công ty Mỹ và đồng minh không có nhiều khả năng thoát khỏi Trung Quốc, điều này cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không đi theo chiều ngược lại…. Thay vào đó, sự rút lui của công ty được xác định bởi sự cân bằng giữa rủi ro chính trị gia tăng so với sự sẵn có của các nguồn lực và thể chế để giảm thiểu những rủi ro này”.
Báo cáo được đưa ra vào thời điểm Tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét rộng hơn chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, bao gồm cả chiến lược sử dụng thuế quan đối với Trung Quốc của người tiền nhiệm Donald Trump nhằm cố gắng chuyển chuỗi cung ứng trở lại Mỹ và tăng cường sự can thiệp của Washington.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng nói rằng, thuế quan của Mỹ về cơ bản là thuế đối với người tiêu dùng và thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký với Trung Quốc vào tháng 1 năm 2020 đã không giải quyết được các vấn đề cơ bản mà Mỹ gặp phải với nước này.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã không vận động hành lang chống lại thuế quan của chính phủ như Bắc Kinh đã hy vọng. Trong số 500 công ty đa quốc gia lớn của Mỹ có công ty con ở Trung Quốc, 63% bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc chiến thương mại, tuy nhiên chỉ 22% lên tiếng phản đối và 7% quyết định rời khỏi Trung Quốc.
Thiệt hại về tài sản thế chấp do các doanh nghiệp nhỏ hơn và những doanh nghiệp mới đến Trung Quốc gánh chịu nhiều hơn, cũng như các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ bị thiệt hại do mức thuế cao hơn đối với nguyên liệu thô nhập khẩu từ Trung Quốc.
Vortherms và Zhang cho hay, phát hiện của nhóm tác giả đi ngược lại khẳng định của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai rằng thuế quan sẽ cung cấp đòn bẩy chống lại Trung Quốc, với các công ty đa quốc gia vẫn sẵn sàng đối phó với những bất ổn và rủi ro.
Trong một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc được công bố vào tháng này, 47% trong số hơn 120 doanh nghiệp được hỏi cho biết một trong những ưu tiên hàng đầu của họ là gỡ bỏ thuế quan song phương vào cuối năm nay. Những vấn đề khác bao gồm việc nối lại cấp thị thực cho các giám đốc điều hành doanh nghiệp, tái củng cố, xây dựng lòng tin giữa các chính phủ và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc.
TL (theo SCMP)