Cuộc chiến 6G chính thức bắt đầu

11:26 03/06/2021

Động thái hợp lực đầu tư 4,5 tỷ USD của Hoa Kỳ và Nhật Bản cho thấy tham vọng đứng đầu thị trường công nghệ cũng như mong muốn vượt qua Trung Quốc của cường quốc lớn thứ nhất và thứ ba thế giới.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Hoa Kỳ và Nhật Bản lại coi trọng việc nghiên cứu và phát triển công nghệ 6G đến vậy? Trên thực tế, 6G được đánh giá là công nghệ thực tế có thể phá vỡ mô hình thế giới. Quy luật 10 năm phát triển truyền thông thế giới chỉ ra 10 năm triển khai 3G đem lại lượng khách hàng truyền thông di động khổng lồ vượt qua người dùng cố định, 10 năm xây dựng 4G đã biến Internet trở thành thế giới mới của người dùng di động và 5G trong 10 năm vươn tới Internet vạn vật. Theo cách tính này, năm 2020 là năm đầu tiên của công nghệ 5G và đến năm 2030, 6G hoàn toàn có thể được hiện thực hóa. Như vậy công nghệ 6G là xu hướng phát triển tất yếu của công nghệ truyền thông trong 10 năm tới. Trên cơ sở này, không khó để giải thích động thái của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác tăng cường nỗ lực nhằm đạt được lợi thế dẫn đầu trong lĩnh vực 6G. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Từ thế hệ công nghệ truyền thông đầu tiên đến công nghệ 5G, không khó để tìm ra một quy luật: công nghệ thế hệ số lẻ thường là những đổi mới mang tính cách mạng, trong khi công nghệ thế hệ số chẵn là sự tối ưu hóa của công nghệ thế hệ số lẻ và 6G cũng không ngoại lệ. Ví dụ, thế hệ công nghệ truyền thông đầu tiên đã tạo ra tiền lệ cho truyền thông di động. Công nghệ 3G giúp người dùng có thể lướt Internet, trong khi 4G đạt tốc độ mạng cao hơn, video ngắn và thanh toán di động ra đời, mở ra kỷ nguyên Internet di động. Công nghệ 5G với tốc độ và dung lượng cao, độ trễ thấp là tiền đề phát triển ba đặc điểm chính của 6G bao gồm siêu tốc độ, không độ trễ và siêu dung lượng. Chính nhờ ba điểm này mà 6G có khả năng thay đổi thế giới.

Đặc điểm cơ bản nhất của 6G là đạt được tốc độ mạng thay đổi về chất. Sự thay đổi này không chỉ mang lại những thay đổi trong ngành mà còn có thể ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi của nhiều quốc gia, thậm chí cải tổ công nghệ. Dung lượng cực cao và độ trễ bằng 0 của 6G đồng nghĩa với kết nối không giới han và phạm vi phủ sóng toàn cầu. Trong kỷ nguyên 5G, Internet vạn vật có thể cung cấp khoảng 1 triệu kết nối người dùng trên mỗi km vuông. Tuy nhiên, những khó khăn về thương mại và đặc điểm bối cảnh khiến ứng dụng 5G chưa được phát triển triệt kể. Nguyên nhân chính là do ở các thành phố tập trung đông dân cư, số lượng kết nối trên là không đủ đồng thời không phủ sóng được các trạm gốc 5G ở các vùng sâu, vùng xa.

Năm 2019, nhà lãnh đạo Huawei Nhậm Chính Phi từng phát biểu: Các trạm gốc 6G có thể truy cập hàng nghìn kết nối không dây cùng lúc và công suất có thể đạt gấp 1.000 lần so với các trạm gốc 5G. Tại “Hội nghị 5G thế giới” cùng năm trên, Datang Mobile Communications cho biết trong tương lai, 6G có thể sẽ được mở rộng sang các lĩnh vực như vũ trụ và khám phá đại dương. Kỷ nguyên 6G sẽ là kỷ nguyên toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực và sự phát triển của 6G được ví như dệt nên một mạng lưới công nghệ rộng lớn, để thành công cần phải có một tiêu chuẩn thống kê, đó là công nghệ đã được cấp bằng sáng chế.  

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Công nghệ được cấp bằng sáng chế là “nơi cạnh tranh” giữa các quốc gia trong lĩnh vực 6G, là lý do quan trọng khiến các quốc gia bắt đầu tập trung vào việc triển khai công nghệ mới. Một "cuộc chiến tranh đột phá 6G" đang bắt đầu khởi động. Ngay từ năm 2019, Hoa Kỳ đã bắt đầu thử nghiệm các thí nghiệm trên sóng terahertz và một số lượng lớn vệ tinh đã được gửi vào không gian. Vào tháng 10 năm 2020, Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông Hoa Kỳ khởi động một liên minh 6G với tên gọi NEXT G ALLIANCE. Liên minh này đã tập hợp những gã khổng lồ Internet từ hầu hết mọi nơi trên thế giới, chẳng hạn như Microsoft, Google, Samsung và Qualcomm. Ngoại lệ duy nhất là Huawei và ZTE International của Trung Quốc. Rõ ràng, mục đích của Hoa Kỳ khi thành lập liên minh này nhằm dẫn trước Trung Quốc và đi đầu trong cuộc chiến 6G, giành lại quyền lực thống trị trong lĩnh vực truyền thông. Ngoài NEXT G ALLIANCE, "Dự án Starlink" do Elon Musk đề xuất cũng được quan tâm. Ngay khi Huawei vừa ra mắt công nghệ 5G, Musk đã đề xuất phóng 42.000 vệ tinh của Mỹ  lên không gian bao quanh trái đất, cung cấp dịch vụ Internet không giới hạn. 

Ngoài Mỹ, Nhật Bản cũng là một đối thủ mà Trung Quốc không thể xem thường. Nhằm mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, Nhật Bản đã phân bổ 50 tỷ yên để trợ nghiên cứu và phát triển của các công ty trong ngành dịch vụ thông tin vô tuyến tiên tiến 6G. Đồng thời, một quỹ 30 tỷ yên được thành lập phục vụ riêng lĩnh vực 6G, 20 tỷ yên được đầu tư vào terahertz cũng như các công việc thử nghiệm và nghiên cứu liên quan khác. Có thể nói, Nhật Bản cũng đã không tiếc công sức trong việc chỉ đạo truyền thông 6G. Bên cạnh đó, đầu tư của Nhật Bản đã thu được rất nhiều lợi nhuận. Một loạt các công ty công nghệ tại Nhật Bản như Sony bắt tay nghiên cứu các công nghệ liên quan đến công nghệ truyền thông quang học. Đầu năm 2020, chip giao tiếp tốc độ cao 6G đầu tiên trên thế giới được ra mắt, có thể đạt tốc độ truyền tải thông tin cực cao 100Gbps, đây là đáp án do công ty NTT của Nhật Bản bàn giao.

Nhật Bản cũng đang chuẩn bị giới thiệu sự phát triển và ứng dụng công nghệ 6G tại Osaka World Expo vào năm 2025. Đồng thời, Công ty Truyền thông KDDI của Nhật Bản thông báo rằng sẽ đầu tư 3 nghìn tỷ yên vào xây dựng các trạm gốc 6G, bắt đầu thiết kế và sản xuất xe không người lái với Toyota Motor. Hiện thực hóa hoạt động vào khoảng năm 2030. Theo quan điểm này, dù là Hoa Kỳ hay Nhật Bản đều rất tích cực trong việc xây dựng và triển khai 6G và đã đạt được những kết quả nhất định. Chưa dừng lại ở đó, hiện nay Mỹ và Nhật Bản đã tuyên bố hợp lực và sẵn sàng cùng đầu tư 4,5 tỷ USD để phát triển công nghệ 6G. Dưới sự hợp tác mạnh mẽ của hai nước, giới nghiên cứu bày tỏ lo ngại đối với tình thế hiện nay của Trung Quốc.

TL