Cụm công nghiệp Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đạt tỷ lệ lấp đầy 100%
- Doanh nghiệp
- 10:53 06/03/2021
DNHN - Theo Ban Quản lý đầu tư xây dựng Bắc Từ Liêm, số dự án đã được cấp phép đầu tư vào cụm công nghiệp là 86, đạt tỷ lệ lấp đầy 100%. Loại hình sản xuất được thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp là vừa và nhỏ gồm các lĩnh vực cơ khí, cơ khí nhựa, ....
Ngày 5/3, ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cùng đoàn công tác đi kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh đầu năm 2021 và phòng, chống dịch Covid-19 của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Tại buổi làm việc, Ban Quản lý đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm cho biết, số dự án đã được cấp phép đầu tư vào cụm công nghiệp là 86, đạt tỷ lệ lấp đầy 100%, tuy nhiên có 120 doanh nghiệp đang hoạt động trong cụm công nghiệp.
Các doanh nghiệp cũng đề xuất Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với các sở, ban ngành và có kiến nghị lên thành phố Hà Nội để có các biện pháp, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về tài chính như: đề xuất các ngân hàng, tổ chức tín dụng giảm lãi suất, kéo dài thời hạn cho vay; giãn thời gian nộp, miễn giảm một số loại thuế, bảo hiểm xã hội, không tính lãi đối với các khoản thuế và bảo hiểm nộp chậm trong quý 1 và 2/2021 đối với doanh nghiệp.

Sở Công Thương Hà Nội sẽ kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội hỗ trợ về mặt đất đai để doanh nghiệp ổn định đầu tư sản xuất cũng như thủ tục hành chính, đào tạo nhân lực xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm.
Ông Nguyễn Minh An, Phó Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, cho hay, năm 2021 được đánh giá là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp cũng đã năng động, đổi mới thích ứng với điều kiện mới.
Với tinh thần “khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba," quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép"..., các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như chuyển hướng kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, chuyển đổi sản phẩm dịch vụ chủ lực, tích cực tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm mới.
Do vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì tương đối ổn định, người lao động được trả lương đầy đủ và đúng hạn, không có tình trạng người lao động bị cắt giảm lương, nghỉ không hưởng lương theo tinh thần “không có ai bị bỏ lại phía sau."
Về phòng, chống dịch, cùng với việc thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế, có những doanh nghiệp đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại công ty, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 trên cơ sở đánh giá nguy cơ lây nhiễm đối với cơ sở sản xuất.
Ông Võ Việt Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại và đầu tư Anh Dũng ghi nhận: “Được hoạt động ổn định tại CCN giúp doanh nghiệp chúng tôi yên tâm sản xuất hơn, có các điều kiện thuận tiện về kho bãi, vận chuyển”.
Ông Hà Quyết Thắng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và dịch vụ thương mại Kim Long, cho biết, là công ty vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động của công ty, lượng đơn hàng sụt giảm rõ rệt. Thế nhưng, do doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ nên việc xoay xở, thích ứng trong hoàn cảnh mới cũng khá nhanh. Vì vậy, công ty vẫn đảm bảo việc làm cho người lao động với mức thu nhập không giảm dù doanh thu của doanh nghiệp giảm từ 15-20%. Đến thời điểm hiện tại, hoạt động của doanh nghiệp đã trở lại bình thường.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước giải khát chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, sản lượng sụt giảm nghiêm trọng, kinh doanh không có lãi, thậm chí là âm.
Là doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, chuyển giao công nghệ cho các nhà máy bia, rượu, nước giải khát, ông Đinh Văn Thành - Tổng Giám đốc Công ty Cơ nhiệt Điện lạnh Bách khoa (Polyco) cho hay, năm 2020, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều từ dịch Covid-19 do tình hình sản xuất của các nhà máy đang sụt giảm dẫn đến các dự án của doanh nghiệp cũng giảm theo. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì quân số lao động - nhân tố con người là hết sức quan trọng vì công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết bị công nghệ.
Cùng với việc cải tiến quy trình sản xuất, doanh nghiệp còn nâng cao an toàn lao động để đáp ứng các điều kiện xuất khẩu, nắm bắt cơ hội thị trường khi dịch bệnh qua đi. Đây cũng là điều kiện và cơ hội mở ra cho đơn vị trong năm 2021.
Sau khi đi kiểm tra tình hình sản xuất cũng như thực hiện phòng chống dịch COVD-19 của các doanh nghiệp, ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh Sở Công Thương Hà Nội luôn có sự kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp, do đó đã nắm bắt và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu nên các doanh nghiệp phải đối mặt với các khó khăn mới như giá nguyên liệu tăng cao, có loại tăng đến 30%, chi phí logistics tăng đến 3-4 lần.
Để giúp các doanh nghiệp phát triển, theo ông Đàm Tiến Thắng, Sở Công Thương Hà Nội sẽ kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội hỗ trợ về mặt đất đai để doanh nghiệp ổn định đầu tư sản xuất cũng như thủ tục hành chính, đào tạo nhân lực xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, khơi thông hàng hóa và các vấn đề về thông quan, vận chuyển...
Trong những năm gần đây, Hà Nội đã và đang chú trọng phát triển các khu, Cụm công nghiệp hiện đại, tiên tiến. Việc xây dựng và đưa vào hoạt động các khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội thời gian qua bước đầu đáp ứng nhu cầu về mặt bằng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội hiện có 70 Cụm công nghiệp hoạt động, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Các Cụm công nghiệp này hoạt động tại 17 quận, huyện và thị xã với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha, trong đó, có 1.392 ha được đầu tư xây dựng hạ tầng, hoạt động ổn định. Các cụm công nghiệp đã thu hút khoảng 3.864 cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho 60 nghìn lao động, nộp ngân sách nhà nước khoảng 1.100 tỷ đồng/năm. Chỉ trong 3 năm 2018, 2019 và 2020, trên địa bàn thành phố thành lập mới 19 Cụm công nghiệp.
Lâm Chiêu Nghi
Tin liên quan
#cụm công nghiệp

Thúc đẩy khởi công các cụm công nghiệp tại Thủ đô trong quý II
UBND thành phố Hà Nội xác định quá trình triển khai thực hiện các dự án cụm công nghiệp trên địa bàn còn chậm so với tiến độ quy định, đặc biệt là các cụm công nghiệp được thành lập năm 2018 và 2019.

Quảng Ninh: Thành lập cụm công nghiệp Phương Nam
Cụm công nghiệp (CCN) Phương Nam, có diện tích 62,65ha, tổng vốn đầu tư trên 545 tỷ đồng và được xây dựng hạ tầng tại P. Phương Nam, TP. Uông Bí.

Hà Tĩnh chấp thuận cho doanh nghiệp Hưng Đại Việt làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Thạch Bằng
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chấp thuận cho Công ty CP Đầu tư Hưng Đại Việt được thực hiện Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp (CCN) Thạch Bằng, với tổng diện tích quy hoạch dự kiến khoảng 10,7ha, tổng vốn đầu tư là 71,454 tỷ đồng.

Khu dân cư, cụm công nghiệp Hải Sơn dính nhiều sai phạm
Từng được hi vọng sẽ là cú hích cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Long An nói chung và huyện Cần Giuộc nói riêng nhưng đến nay với những gì đang diễn ra tại 3 dự án cụm công nghiệp; khu dân cư - tái định cư và nhà ở công nhân; khu dân cư - tái định cư Hải Sơn do Công ty TNHH Hải Sơn (Công ty Hải Sơn) làm chủ đầu tư đang là nỗi thất vọng của người dân và chính quyền địa phương.

Phát triển khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội: Hiện đại, thân thiện môi trường
Để công nghiệp Thủ đô phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh, Hà Nội đã và đang chú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp hiện đại, tiên tiến. Hiện, UBND TP. Hà Nội đã thông qua 11 cụm công nghiệp, đến cuối năm, Hà Nội có thể thêm 30 cụm công nghiệp mới.

Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp: Lỏng lẻo, thiếu hiệu quả
Do thiếu nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, ý thức về bảo vệ môi trường (BVMT) của các cơ sở sản xuất còn hạn chế, công tác BVMT tại các cụm công nghiệp (CCN) đang rất lỏng lẻo và không hiệu quả.
Đọc thêm Doanh nghiệp
13 công nhân Công ty may UNICO tại Yên Bái nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm
13 công nhân của Công ty may UNICO có địa chỉ tại Khu công nghiệp Âu Lâu, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt.
Vinamilk tiến 6 bậc trong top 50 công ty sữa hàng đầu thế giới, tiếp tục dẫn đầu thị trường Việt Nam
Không chỉ là đại diện duy nhất của khu vực Đông Nam Á trong Top 50 công ty sữa hàng đầu thế giới, Vinamilk đã đạt thành tích ấn tượng khi thăng hạng 6 bậc liên tiếp trên bảng xếp hạng.
Vinamilk nhiều năm liền là thương hiệu sữa số 1 Việt Nam trong ngành hàng sữa nước
Theo Nielsen Việt Nam, trong nhiều năm liên tiếp, Vinamilk là công ty dẫn đầu thị trường ở ngành hàng sữa nước (*). Trong một ngành hàng lớn, có tốc độ tăng trưởng và cạnh tranh cao như sữa nước, đâu là những yếu tố tạo ra “sức bền” cho Vinamilk trong việc duy trì vị trí số 1 của mình, đặc biệt là trải qua một giai đoạn đầy biến động vì Covid-19?
Nhựa Thiếu niên Tiền Phong báo lãi cao trong quý I/2021
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã chứng khoán NTP - sàn HNX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2021, theo đó doanh thu của NTP đạt 1.061,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 75 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,3% và 73,3% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp cân não giải bài toán chi phí vì giá thép tăng phi mã
Thị trường vừa có tín hiệu khả quan hơn, doanh nghiệp chưa kịp thở phào nhẹ nhõm đã phải cân não giải bài toán chi phí vì giá nguyên liệu tăng vọt.
Doanh nghiệp logistics trong nước cần phải liên kết để tạo sức mạnh cộng hưởng
Theo thống kê, tại Việt Nam, 95% doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp trong nước. Tuy số lượng nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, có quy mô hạn chế về vốn, nhân lực, cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế...
Cổ phiếu Ngân hàng SHB được chấp thuận niêm yết trên sàn HOSE
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo đã nhận được Công văn của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) chấp thuận nguyên tắc việc niêm yết cổ phiếu SHB trên sàn HOSE ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021.
Hải Hà: Nhà xưởng đang thi công tại KCN Texhong bị sập do gió mạnh
Nhà xưởng đang trong quá trình dựng khung kết cấu thép tại KCN Cảng biển Texhong Hải Hà bất ngờ bị sập do gió lớn thổi, rất may không có thiệt hại về người.
Vinhomes muốn làm dự án Nhà máy sản xuất ôtô tại Hà Tĩnh
Công ty Cổ phần Vinhomes vừa đề xuất với tỉnh Hà Tĩnh cho khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch dự án nhà máy sản xuất ôtô tại địa bàn.
CTCP Vinhomes dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% và cổ phiếu tỷ lệ 30%.
HĐQT CTCP Vinhomes (Mã CK: VHM) vừa thông qua kế hoạch chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2020 để trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021.