Chủ nhật 06/10/2024 17:01
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Cử nhân nông nghiệp trở thành tỷ phú trang sức

08/07/2024 14:49
Trước khi trở thành ông chủ của chuỗi cửa hàng trang sức Laopu Gold, Xu Gaoming từng làm nhân viên tại một cơ quan thủy sản. Hành trình từ một công chức bình thường đến tỷ phú USD của ông đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người.
aa

Ảnh minh họa
Laopu Gold hiện có 33 cửa hàng ở 14 tỉnh thành tại Trung Quốc.

Xu Gaoming sinh năm 1964 tại Hồ Nam, Trung Quốc. Theo truyền thông địa phương, ông bắt đầu làm việc hành chính tại một cơ quan quản lý thủy sản ở thành phố Nhạc Dương khi 20 tuổi. Sau đó, ông Xu tiếp tục theo học tại Đại học Nông nghiệp Hoa Trung và nhận bằng tốt nghiệp năm 1988.

Ông tiếp tục công tác tại chính quyền thành phố trong hơn một thập kỷ. Đến năm 1995, Xu thành lập một startup bán quà lưu niệm cho du khách và các sản phẩm văn hóa. Đến năm 2016, ông sáng lập Laopu, tập trung sản xuất và phân phối "di sản trang sức vàng".

Được biết, ông Xu Gaoming trở thành tỷ phú nhờ vào sự tăng trưởng gần 98% của cổ phiếu Laopu Gold kể từ khi mã cổ phiếu này được niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong vào tuần trước. Khi ra mắt, công ty đã phát hành 19,5 triệu cổ phiếu, huy động được 787 triệu USD Hong Kong (tương đương với 100 triệu USD).

Forbes ước tính doanh nhân 59 tuổi này hiện sở hữu khối tài sản trị giá 1,1 tỷ USD. Phần lớn tài sản của ông đến từ số cổ phần trong chuỗi cửa hàng Laopu Gold - công ty được các chuyên gia đánh giá là "Hermes của ngành trang sức vàng". Trong khi đó, Hermes được biết đến là một thương hiệu thời trang cao cấp của Pháp, nổi tiếng với những chiếc túi xách thủ công mà người mua phải chi trả rất nhiều tiền và chờ đợi hàng năm trời mới có thể sở hữu nó.

Ảnh minh họa
Trang sức tại một cửa hàng của Laopu Gold. Ảnh: China Business Law.

Các sản phẩm của Laopu Gold được đánh giá là có thiết kế tinh xảo cùng mức giá đắt đỏ. Những sản phẩm tiêu biểu của hãng bao gồm hoa tai, vòng tay và vòng cổ. Trang sức của Laopu nổi bật với các chi tiết thủ công độc đáo, thể hiện văn hóa Trung Quốc, chẳng hạn như họa tiết hồ lô - biểu tượng của tiền tài và bình an. Một chiếc vòng cổ với họa tiết hồ lô của Laopu có thể có giá bán lẻ lên đến 44.680 nhân dân tệ (tương đương hơn 156 triệu đồng).

Sản phẩm của Laopu Gold được bán trên hai nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc là Alibaba và JD.com, nhưng phần lớn doanh số đến từ 33 cửa hàng của công ty đặt tại 14 tỉnh thành ở Trung Quốc. Khi giá vàng tăng vọt gần đây, nhiều khách hàng giàu có đã xem sản phẩm của Laopu Gold như một khoản đầu tư. Theo bản cáo bạch, doanh thu của công ty trong năm 2023 đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2022, đạt 3,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương với 437 triệu USD), trong khi lợi nhuận tăng gần 5 lần, đạt 416,3 triệu nhân dân tệ.

Tuy nhiên, Laopu Gold đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Chow Tai Fook - thương hiệu trang sức hàng đầu Trung Quốc do tỷ phú Hong Kong Henry Cheng điều hành. Hãng này tham gia vào mọi phân khúc thị trường và nỗ lực thu hút khách hàng trẻ bằng các thiết kế hiện đại.

H.C (t/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
Thợ làm tóc trở thành CEO của đế chế làm đẹp triệu USD

Thợ làm tóc trở thành CEO của đế chế làm đẹp triệu USD

Sess Lee Cannon là chủ tiệm làm tóc Flourish Curls tại Arlington, Texas (Mỹ). Chỉ trong năm ngoái, doanh nghiệp của cô đã đạt mức doanh thu 1,1 triệu USD.
Startup fintech MFast mở rộng mạng lưới tài chính sang thị trường Philippines

Startup fintech MFast mở rộng mạng lưới tài chính sang thị trường Philippines

Startup fintech MFast đang mở rộng mạng lưới tài chính sang Philippines, quốc gia có tỷ lệ người chưa tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng cao thứ 2 Đông Nam Á.
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Nghệ An là một trong ba địa phương tiêu biểu của cả nước

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Nghệ An là một trong ba địa phương tiêu biểu của cả nước

Đó là đánh giá của ông Chu Quang Thái - Thường trực phía Nam, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KHCN (Bộ KH&CN) đối với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Nghệ An…
Vòng gọi vốn mới nhất đưa mức định giá của OpenAI lên tới 157 tỷ USD

Vòng gọi vốn mới nhất đưa mức định giá của OpenAI lên tới 157 tỷ USD

Mức định giá của OpenAI phản ánh tỷ lệ định giá khoảng 40 lần doanh thu, một con số chưa từng có, cho thấy sức hút lớn của lĩnh vực AI tại Thung lũng Silicon.
Các công ty khởi nghiệp về AI đang tạo ra doanh thu với tốc độ chưa từng có

Các công ty khởi nghiệp về AI đang tạo ra doanh thu với tốc độ chưa từng có

Dữ liệu của Stripe cho thấy, các công ty khởi nghiệp AI có thể tạo doanh thu tốt hơn so với những startup công nghệ được đánh giá cao từ các thời kỳ trước.