Chủ nhật 24/11/2024 12:54
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Công ty Kim Oanh hệ lụy từ “những vòng quay tố tụng”?!

13/12/2021 18:25
Theo nhận định từ nhiều chuyên gia pháp luật, thương vụ ngàn tỉ mua tài sản bảo đảm là Dự án khu dân cư Hòa Lân (phường Thuận Giao, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) của Công ty Kim Oanh thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết số 42/2017 của Quốc hội..

Doanh nghiệp chóng mặt vì những pha “bẻ lái thần sầu”

Vụ án khởi nguồn từ việc Agribank Chợ Lớn cho Công ty Thiên Phú vay một khoản tiền lớn để đầu tư Dự án Khu dân cư Hòa Lân (Dự án Hòa Lân), đồng thời lấy Dự án này làm tài sản thế chấp. Sau nhiều năm, Công ty Thiên Phú không có khả năng trả nợ nên Agribank Chợ Lớn và Công ty Thiên Phú thỏa thuận bán đấu giá Dự án này, cùng thống nhất thuê Công ty đấu giá Nam Sài Gòn làm các thủ tục pháp lý để bán đấu giá.

Sau hơn 20 năm, Dự án Khu dân cư Hòa Lân vẫn chưa thể triển khai xây dựng

Sau hơn 20 năm, Dự án Khu dân cư Hòa Lân vẫn chưa thể triển khai xây dựng.

Không rõ nguyên nhân vì đâu mà kéo dài qua 3 năm với 12 lần thông báo bán đấu giá nhưng vẫn không mang lại kết quả nào. Lần đấu giá thứ 13 vào tháng 5/2017, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Thành phố Hồ Chí Minh (Công ty Kim Oanh) trúng đấu giá với số tiền 1.353 tỉ đồng và tiến hành các thủ tục xác định ranh giới, đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện các nghĩa vụ tài chính…

Đáng nói là khi thị trường bất động sản phục hồi, tỉnh Bình Dương khởi động hàng loạt dự án giao thông khiến giá đất tại khu vực đó tăng cao. Không nằm ngoài vòng xoáy, giá trị của Dự án Hòa Lân tăng lên thì bắt đầu xuất hiện tố cáo, tranh chấp đòi… hủy kết quả đấu giá. Vụ tranh chấp kéo dài liên tục từ năm 2018 đến năm 2021.

Sau khi Thanh tra Bộ Tư pháp vào cuộc, kết luận việc đấu giá tài sản đúng quy định, không trái pháp luật, không phải hủy kết quả đấu giá thì Công ty Thiên Phú lại khởi kiện ra Tòa vẫn với yêu cầu “hủy kết quả đấu giá”.

Mặc dù trúng đấu giá hợp pháp, ngay tình nhưng Công ty Kim Oanh đã phải trải qua hành trình tố tụng đầy gian nan. Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 99/2020/KDTM-ST ngày 12/11/2020 TAND quận 7, TP. Hồ Chí Minh đã được các bên tranh chấp “tâm phục, khẩu phục”; các nguyên đơn rút đơn khởi kiện, không còn khiếu nại và các bên cùng nhau bàn giao Dự án Hòa Lân trên thực địa vào tháng 12/2020.

Tiếp đó, ngày 24/3/2021, TAND TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp về “huỷ kết quả bán đấu giá và tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Công ty Thiên Phú với Công ty Nam Sài Gòn. TAND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Bản án số 264/2021/KDMT-PT, dựa trên kết quả của các đương sự cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã hòa giải với nhau. Công ty Thiên Phú không kháng cáo, không còn yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản. Bị đơn là Công ty Nam Sài Gòn và những người liên quan cũng rút đơn kháng cáo. Yêu cầu về việc hủy kết quả đấu giá tài sản đã chấm dứt hoàn toàn!

Thế nhưng, điều bất ngờ lại xảy ra khi chỉ 2 tháng sau, ngày 22/6/2021, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm số 174/QĐKNGĐT-VKS-KDTM, đề nghị Tòa án cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh xem xét hủy 2 bản án trên, đồng thời tạm đình chỉ thi hành án. Sự kiện này đã từng không chỉ gây hoang mang cho các đương sự, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án mà còn khiến dư luận quan tâm dấy lên nhiều nghi ngại.

Sau “pha bẻ lái thần sầu” này, Dự án Hòa Lân một lần nữa lại bị “treo”. Công ty Kim Oanh lại khổ sở với “vòng quay tố tụng” mới. Trao đổi với phóng viên, bà Đặng Thị Kim Oanh - đại diện Công ty Kim Oanh nhấn mạnh rằng, công ty của bà không tranh chấp tài sản với Công ty Thiên Phú, cũng không phải là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Agribank Chợ Lớn và Công ty Thiên Phú; không liên quan đến hợp đồng đấu giá giữa Agribank Chợ Lớn với Công ty Nam Sài Gòn, không có liên hệ pháp luật với Công ty Thiên Phú. Công Ty Kim Oanh đơn giản chỉ là bên mua tài sản từ cuộc đấu giá được tổ chức công khai, hợp pháp theo quy định pháp luật.

“Chúng tôi là nạn nhân, trúng đấu giá hợp pháp và ngay tình nhưng đã nhiều năm trôi qua vẫn không được quyền sở hữu. Đến nay, Công ty chúng tôi đã phải gánh chịu rất nhiều mất mát cả về uy tín lẫn tài chính mà sự việc vẫn chưa có ngày kết thúc, thậm chí còn có chiều hướng nghiêm trọng gia tăng. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về những thiệt hại của chúng tôi?” - bà Oanh lo lắng bày tỏ.

Nhận định bất hợp lý của các cơ quan tiến hành tố tụng

Nghị quyết số 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cho phép việc mua bán tài sản thế chấp được tiến hành theo thủ tục đặc biệt. Trong vụ án này, nhiều chuyên gia pháp luật đưa ra nhận định thương vụ ngàn tỉ mua tài sản bảo đảm là Dự án khu dân cư Hòa Lân (phường Thuận Giao, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) của Công ty Kim Oanh được thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết số 42/2017 của Quốc hội, bởi lẽ đây là “khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/8/2017”.

Quyết định giám đốc thẩm số 45/2021/KDTM-GĐT ngày 15/11/2021 của TANDCC tại TP. Hồ Chí Minh và Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 174/QĐKNGĐT-VKS-KDTM ngày 22/6/2021 của VKSNDCC tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục khiến Dự án bị

Quyết định Giám đốc thẩm số 45/2021/KDTM-GĐT ngày 15/11/2021 của TANDCC tại TP. Hồ Chí Minh và Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 174/QĐKNGĐT-VKS-KDTM ngày 22/6/2021 của VKSNDCC tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục khiến Dự án bị "treo" khiến doanh nghiệp lao đao.

Dự án Hòa Lân có diện tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Thiên Phú là 490.765,1m2 (trong đó diện tích đất Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất là 243.912m2; đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất là 246.853,1m2).

Theo Quyết định Giám đốc thẩm số 45/2021/KDTM-GĐT ngày 15/11/2021 của Tòa án Nhân dân Cấp Cao (TANDCC) tại TP. Hồ Chí Minh và Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm số 174/QĐKNGĐT-VKS-KDTM ngày 22/62021 của Viện Kiểm Sát Nhân dân Cấp Cao (VKSNDCC) tại TP. Hồ Chí Minh thì “…Mặt khác, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 118 của Luật Đất đai 2003 thì không đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất. Do đó, Agribank đưa phần diện tích đất trên ra bán đấu giá là không đúng”.

Cần nhấn mạnh rằng, hồ sơ vụ án thể hiện rõ việc bán đấu giá quyền sử dụng đất không bao gồm quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, cụ thể: tại Biên bản bán đấu giá ngày 25/5/2017, tại phần lưu ý có đề cập: “Đối với phần diện tích đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì không tiến hành bán đấu giá mà chỉ bàn giao cho người trúng đấu giá quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.”; cùng với đó, tại Điều 1, Hợp Đồng 01 quy định: “Đối với phần diện tích đất được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì không tiến hành bán đấu giá mà chỉ bàn giao cho người trúng đấu giá quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật”.

Kết luận Thanh tra số 62 của Thanh tra Bộ Tư pháp và Báo cáo số 91 của Bộ Tư Pháp đều không có bất kỳ câu chữ nào kết luận việc đấu giá có vi phạm do đấu giá cả phần diện tích đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.

Mặt khác, ngày 20/5/2019, Công ty Kim Oanh đã thanh toán đầy đủ khoản tiền mua tài sản bán đấu giá và tiền lãi chậm trả theo đúng thỏa thuận với Agribank. Điều này được thể hiện tại Biên bản đối chiếu công nợ giữa Công ty Kim Oanh và Agribank ngày 20/5/2019 và Công văn số 326/NHNo.CL ngày 09/7/2019 của Agribank gửi Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương và các cơ quan ban ngành có liên quan, đề cập “Ngày 20/5/2019, Công ty Kim Oanh đã tất toán cho Agribank Chi nhánh Chợ Lớn toàn bộ số tiền gốc mua tài sản đấu giá là 1.353 tỷ đồng và số tiền lãi chậm trả: 97.177.822.222 đồng.

Kết Luận Thanh Tra số 62 cũng không có bất kỳ khuyến nghị cần phải hủy kết quả đấu giá hay Hợp Đồng 01 sẽ bị vô hiệu do việc trả chậm của Công ty Kim Oanh. Ngày 29/3/2019, Bộ Tư Pháp đã ban hành Báo Cáo số 91, trong đó có đề cập nội dung về việc chậm thanh toán của Công ty Kim Oanh như sau: “Các chứng từ chứng minh gửi kèm và nội dung Công văn số 24/CV-CT nói trên thể hiện, đến ngày 15/3/2019, Công ty Kim Oanh đã thanh toán đủ số tiền mua tài sản.” Như vậy, sau khi Công ty Kim Oanh thanh toán tiền mua tài sản bán đấu giá, Bộ Tư Pháp cũng đã xem xét và không hề kết luận là có sai phạm hay có bất kỳ ý kiến phản đối liên quan đến việc Công ty Kim Oanh chậm thanh toán.

Như vậy, rõ ràng việc bán đấu giá quyền sử dụng đất thuộc Dự án Hòa Lân không bao gồm 246.853,1m2 diện tích đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà cả TANDCC tại TP. Hồ Chí Minh và VKSNDCC tại TP. Hồ Chí Minh vẫn nhận định “Agribank đưa phần diện tích đất trên ra bán đấu giá là không đúng”, để rồi chính nhận định bất hợp lý này tiếp tục đưa vụ án vào vòng luẩn quẩn, doanh nghiệp lại oằn mình những chịu thiệt thòi!

Đến nay, Quyết định Giám đốc thẩm số 45/2021/KDTM-GĐT ngày 15/11/2021 của TANDCC tại TP. Hồ Chí Minh và Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 174/QĐKNGĐT-VKS-KDTM ngày 22/6/2021 của VKSNDCC tại TP. Hồ Chí Minh vẫn đang là “bức thành đồng vững chãi” khiến Dự án Hòa Lân “bán thân bất toại”. Đại diện Công ty Kim Oanh cho rằng, cùng với những thiệt hại do đại dịch Covid-19, Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm khiến doanh nghiệp chồng chất thiệt hại bởi hàng ngàn lao động có nguy cơ mất việc làm, uy tín của doanh nghiệp và tài sản của khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; gần 50 ha đất bị bỏ trống suốt hơn 20 năm qua, nay nguy cơ tiếp tục kéo dài, gây hệ lụy rất lớn.

Thực tế này còn đang khiến dư luận dấy lên những nghi ngại tiêu cực, cho rằng vụ án cố tình bị kéo dài để mở đường cho các nhóm lợi ích đang chờ thời điểm Công ty Kim Oanh kiệt quệ vì đã huy động số tiền quá lớn vào Dự án Hòa Lân. Khi đó sẽ xuất hiện kẻ có tiềm lực tài chính và có quan hệ rộng. Họ sẽ bỏ tiền mua lại Dự án Hòa Lân từ chính Công ty Kim Oanh với giá thấp.

Trần Linh

Tin bài khác
TP. Hồ Chí Minh tăng cường kiểm soát các đơn vị sản xuất, kinh doanh chất độc Xyanua

TP. Hồ Chí Minh tăng cường kiểm soát các đơn vị sản xuất, kinh doanh chất độc Xyanua

TP. Hồ Chí Minh đã khởi tố 6 vụ án/31 bị can về tội "Mua bán trái phép chất độc" quy định tại điều 311 BLHS, thu giữ hơn 9.700 kg xyanua... Hiện, vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Hà Nội: Chính sách mới về đấu giá đất, những điều doanh nghiệp cần biết

Hà Nội: Chính sách mới về đấu giá đất, những điều doanh nghiệp cần biết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký 2 quyết định ban hành liên quan đến đấu giá QSDĐ. Đây cũng là những điều doanh nghiệp cần biết về chính sách mới của Hà Nội.
AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn gây thiệt hại hơn 340 tỷ đồng trong 5 vụ án

AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn gây thiệt hại hơn 340 tỷ đồng trong 5 vụ án

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và đồng phạm gây thiệt hại hơn 340 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước qua 5 vụ án liên quan đến đấu thầu và hối lộ tại các dự án lớn.
EVNSPC đưa ra cảnh báo thủ đoạn mới giả mạo ứng dụng CSKH, lừa đảo khách hàng

EVNSPC đưa ra cảnh báo thủ đoạn mới giả mạo ứng dụng CSKH, lừa đảo khách hàng

Hiện nay, trên mạng internet đã xuất hiện thủ đoạn mới, tinh vi hơn giả mạo nền tảng tải app của Google Play nhằm lừa khách hàng tải ứng dụng mạo danh App CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử dụng điện tại khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.​
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo đăng kiểm xe tại Vĩnh Phúc

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo đăng kiểm xe tại Vĩnh Phúc

Sở Giao thông Vận tải Vĩnh Phúc cảnh báo về chiêu trò lừa đảo liên quan đến đăng kiểm xe cơ giới, yêu cầu người dân cảnh giác và không chuyển tiền theo yêu cầu.
Thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm tại dự thảo Luật Việc làm sửa đổi

Thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm tại dự thảo Luật Việc làm sửa đổi

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) sắp được trình lên để thông qua tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5/2025) đã đề xuất những hành vi bị nghiêm cấm.
Cảnh báo  giả mạo bán vé máy bay Tết 2025, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo giả mạo bán vé máy bay Tết 2025, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các đối tượng mạo danh là đại lý vé cấp 1, dụ dỗ khách hàng bằng các chiêu trò như cung cấp mã đặt chỗ làm tin và yêu cầu thanh toán vé máy bay Tết để giữ chỗ.
Hà Nội cắt điện, nước 8 loại công trình vi phạm

Hà Nội cắt điện, nước 8 loại công trình vi phạm

Quyết định về việc cắt điện, nước phải được gửi cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và tổ chức, cá nhân có công trình vi phạm trong 1 ngày.
Thông tư 02: Khó khăn và cơ hội trước thềm hết hiệu lực

Thông tư 02: Khó khăn và cơ hội trước thềm hết hiệu lực

Với Thông tư 02 sắp hết hiệu lực vào cuối năm 2024, hàng triệu doanh nghiệp và cá nhân vẫn đang chờ đợi chính sách mới, nên nợ xấu của các ngân hàng gia tăng.
Bộ Tài chính bãi bỏ nhiều Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Bộ Tài chính bãi bỏ nhiều Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Bộ Tài chính đã bãi bỏ Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình thủ tục công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật tăng cường kiểm soát và thu thuế giao dịch TMĐT

TP. Hồ Chí Minh áp dụng kỹ thuật tăng cường kiểm soát và thu thuế giao dịch TMĐT

T.P Hồ Chí Minh tiếp tục xây dựng các chương trình quản lý thuế toàn diện, phối hợp với các sở, ngành liên quan để cải thiện hiệu quả quản lý giao dịch TMĐT.
Cảnh báo hiện tượng giả mạo văn bản, thương hiệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để lừa đảo khách hàng

Cảnh báo hiện tượng giả mạo văn bản, thương hiệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để lừa đảo khách hàng

Tiếp nhận phản ánh từ khách hàng sử dụng điện về việc xuất hiện văn bản giả mạo thương hiệu, con dấu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn một lần nữa khuyến cáo quý khách hàng nâng cao tinh thần cảnh giác, không để kẻ gian lợi dụng.
Cảnh báo giả mạo tên, tài khoản của doanh nghiệp XKLĐ để chiếm đoạt tiền

Cảnh báo giả mạo tên, tài khoản của doanh nghiệp XKLĐ để chiếm đoạt tiền

Đối tượng mạo danh sử dụng tên doanh nghiệp XKLĐ gần giống với tên của doanh nghiệp được cấp phép; tài khoản nhận tiền là tài khoản trùng với tên lãnh đạo.
Dự thảo nhà ở thương mại: Những “điểm” doanh nghiệp cần biết để tránh...

Dự thảo nhà ở thương mại: Những “điểm” doanh nghiệp cần biết để tránh...

Điều kiện được nhận chuyển quyền sử dụng các loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại là điều doanh nghiệp cần biết để hạn chế người dân kiếu kiện…
Cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ sắp hầu tòa vụ nhận hối lộ Xuyên Việt Oil

Cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ sắp hầu tòa vụ nhận hối lộ Xuyên Việt Oil

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Chủ tịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh sắp hầu tòa về tội nhận hối lộ.