Thứ năm 03/04/2025 14:09
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Còn nhiều thách thức trong đầu tư điện gió ngoài khơi

09/09/2024 08:21
Các dự án thí điểm đầu tư điện gió ngoài khơi vẫn tiến triển rất chậm do khoảng trống về pháp lý. Cần có nghị quyết của Quốc hội về thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi, để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi xanh năng lượng…

Yêu cầu chuyển đổi năng lượng xanh rất cấp bách, để đáp ứng quá trình chuyển đổi sản xuất xanh theo xu hướng toàn cầu như hiện nay và thực hiện chiến lược mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050 như Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26 năm 2021. Muốn vậy, cần đẩy nhanh các dự án thí điểm điện gió ngoài khơi, để thu hút đầu tư nước ngoài - lĩnh vực mà nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới đang rất quan tâm.

Điện gió ngoài khơi Việt Nam được quy hoạch 7.000MW đến năm 2030. Ảnh: GWEC
Điện gió ngoài khơi Việt Nam được quy hoạch 7.000MW đến năm 2030. Ảnh: GWEC.

Hai nhà đầu tư đề xuất làm điện gió 7.000MW tại Cần Giờ

Ngày 6/9, UBND TP. HCM đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM, cho biết, hiện có hai nhà đầu tư đề xuất TP. HCM cho phép khảo sát để làm dự án điện gió tại vùng biển ngoài khơi thuộc huyện Cần Giờ.

Theo đó, dự án đầu tiên là cụm dự án nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ với tổng công suất 1.000MW tại hai khu vực ven biển các xã Lý Nhơn, Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, thuộc huyện Cần Giờ (khu vực khảo sát nằm trong ranh giới vùng nước cảng biển TP.HCM).

Dự án thứ hai là nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ với quy mô công suất 6.000MW, trong đó 4.000MW cho mục đích phát điện lên lưới điện quốc gia và 2.000MW để sản xuất hydrogen xanh trong giai đoạn sau 2030.

Theo bà Ngọc, cả hai dự án nêu trên vẫn đang trong giai đoạn đề xuất nghiên cứu và đánh giá tiềm năng.

Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Võ Văn Hoan đề nghị cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương nhiều hơn trong quy hoạch, đầu tư… Để các địa phương, TP tự quyết được nhiều vấn đề, toàn quyền phát triển mạng lưới điện trong đô thị, địa phương khỏi phải xin, hỏi các bộ ngành.

Đề xuất của TP. HCM một lần nữa cho thấy cơ chế và các cơ sở pháp lý để phát triển điện gió ngoài khơi của nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh, thậm chí còn nhiều khoảng trống rất lớn, làm ảnh hưởng đến chiến lược phát triển năng lượng tái tạo và mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050 tại Hội nghị COP26 năm 2021.

Điện gió, nguồn năng lượng xanh thế hệ mới

Điện gió ngoài khơi cùng với điện gió trên bờ gây phát thải khí nhà kính rất thấp so với các nguồn điện đang sử dụng hiện có chỉ vào khoảng hơn 10g C2/1kWh, bằng 1/100 so với điện than. Đối với nhiều quốc gia, điện gió ngoài khơi hứa hẹn như một hình thức phát điện ở quy mô lớn, sạch và đáng tin cậy.

Đây là nguồn điện xanh thế hệ mới, có lịch sử phát triển khoảng 30 năm gần đây tại các nước Đan Mạch, Anh, Đức, Trung Quốc, Mỹ… Tính đến năm 2023 trên thế giớ đã có 75 GW điện gió ngoài khơi, trong đó đứng đầu là Trung Quốc (37,6 GW) chiếm 50%, Vương Quốc Anh (13,6 GW) chiếm 20%, Đức (8 GW) chiếm 11%, Hà Lan 4,5 GW chiếm 6%, Đan Mạch (3 GW) chiếm 4%. Năm quốc gia này đã chiếm đến 91% công suất lắp đặt của điện gió ngoài khơi, các quốc gia còn lại, trong đó có Việt Nam chỉ chiếm có 9%.

Đan Mạch có kế hoạch đạt mức tiêu thụ điện từ năng lượng gió ngoài khơi lên tới 50% vào năm 2030; trong khi Anh đã xây dựng thành công nhiều dự án điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới.

Theo Tổ chức Năng lượng tái tạo Thế giới (IRENA), thế giới có thể đạt 500 GW công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi vào năm 2040 và đạt 1.000 GW vào năm 2050.

Theo các nguồn nghiên cứu rất đáng tin cậy, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn điện gió ngoài khơi với khoảng 600 GW, trong đó 260 GW điện gió ngoài khơi móng cố định và 338 GW điện gió ngoài khơi móng nổi. Tính đến cuối năm 2021, các nguồn điện năng lượng tái tạo của Việt Nam đã chiếm khoảng 27% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống.

Với tiền năng đó, cũng là lý do vì sao nước ta đã rất tự tin khi cam kết đạt được mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050 tại Hội nghị COP26 năm 2021.

Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 23.000 MW điện gió, trong đó 7.000 MW điện gió ngoài khơi. Việt Nam xác định nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt điện gió ngoài khơi là nguồn năng lượng chính cho chuyển dịch năng lượng nhằm đạt được mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị COP26.

Như vậy, nếu 2 dự án điện gió ngoài khơi ở TP. HCM được chấp nhận đầu tư, thì với công suất 7.000 MW, thì kế hoạch điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII coi như đã đạt.

Nhiều dự án khác đang chờ đợi cơ chế

Trong khi đó, theo Quy hoạch điện VIII, có danh sách 96 dự án điện gió ngoài khơi được quy hoạch, gồm: Hải Phòng có (6 dự án, công suất 16.200 MW), Nam Định (6, 12.000 MW), Thanh Hóa (1, 5.000 MW), Quảng Bình (5, 4.109 MW), Bình Định (7, 8.600MWW), Ninh Thuận (14, 25.802), Bình Thuận (10, 30.200 MW), Trà Vinh (7, 10.300 MW), Cà Mau (6, 8.055), Bạc Liêu (10, 5.255 MW)… Tổng công suất lên đến 156.286 MW.

Điện gió tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Linh Pham/Bloomberg/Getty Images
Điện gió tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Linh Pham/Bloomberg/Getty Images.

Đó là công suất cực lớn thể hiện tiềm năng về riêng điện gió ngoài khơi ở nước ta đã được quy hoạch. Trong khi đó, theo các nhà hoạch định năng lượng quốc gia, đến năm 2050 Việt Nam cần khoảng 185.187 - 208.555 MW. Về lý thuyết, nếu các dự án nêu trên được chấp thuận đầu tư và đi vào hoạt động, chỉ riêng nguồn điện gió ngoài khơi thôi, cũng đã đáp ứng gần đủ ở mức dự báo ban đầu (185.187 MW).

Cũng về lý thuyết, nếu tính hết các nguồn năng lượng sạch khác như điện gió mặt đất, điện mặt trời, điện sinh khối, thủy điện…, thì chỉ năng lượng xanh và sạch thôi, cũng dư thừa đáp ứng yêu cầu năng lượng cho quốc gia.

Khoảng trống chính sách điện gió ngoài khơi

Việt Nam đã có được những định hướng chiến lược đúng đắn cho việc phát triển, tận dụng nguồn năng lượng từ biển. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018). Nghị quyết đã đưa ra các đột phá về phát triển kinh tế biển. Trong đó, tại vị trí số 6 có nhấn mạnh về “năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới”.

Ngoài ra Chính phủ cũng đã có các nghị quyết, quyết định liên quan, đặc biệt về Quy hoạch điện VIII, làm cơ sở để phát triển điện gió ngoài khơi ở nước ta. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc cả về mặt pháp lý lẫn thực tế.

Vê pháp lý, hiện vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể cho điện gió ngoài khơi, mà mới chỉ có nêu điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII ban hành năm 2023.

Trong khi đó, Luật Biển Việt Nam 2012 vẫn chưa có quy định cụ thể về việc cho ngành năng lượng tái tạo nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng thuê mặt nước biển.

Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo năm 2015 Môi trường biển và hải đảo năm 2015 có Điều 19 quy định về trình tự, nội dung cấp phép nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Nam đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tuy nhiên, Điều 19 không quy định về khảo sát, nghiên cứu, xây dựng các dự án phát triển kinh tế biển nói chung (vốn tư nhân) và điện gió ngoài khơi nói riêng mà chỉ quy định về khảo sát, nghiên cứu cơ bản vốn ngân sách...

Với các bộ, ngành vẫn còn nhiều vướng mắc khi các chính sách, quy định vẫn còn khoảng trống lớn. Cụ thể như cho đến nay vẫn chưa có quy định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tự bỏ kinh phí điều tra khảo sát và việc giao nộp dữ liệu khảo sát; các dự án điện gió ngoài khơi được đưa vào Quy hoạch điện VIII cơ bản chỉ có tổng công suất, phần lớn không có vị trí và không có tên chủ đầu tư; chưa có quy định về lựa chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện theo các quy định của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan; chưa rõ cấp có thẩm quyền giao khu vực biển, cho phép, hay chấp thuận cho các tổ chức sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi.

Đặc biệt quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt, nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện Quy hoạch điện lực; chưa có quy định về dự án xuất khẩu và khu vực biển dành cho xuất khẩu điện gió ngoài khơi; chưa có quy định về khu vực sản xuất hydro xanh từ nguồn điện gió ngoài khơi… Ngoài ra còn những vướng mắc về kỹ thuật khác cũng rất quan trọng.

Đó là những khoảng trống rất lớn về chính sách, pháp lý. Những vướng mắc này chưa khơi thông, việc đầu tư, kêu gọi đầu tư điện gió ngoài khơi vẫn chưa thể, làm chậm tiến trình thực hiện chiến lược chuyển đổi năng lượng xanh, sản xuất xanh của nước ta.

Trong báo cáo về tình hình thực hiện của một số dự án trọng điểm ngành công thương, đại diện ban chỉ đạo cho biết, đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi hiện gặp phải những khó khăn về công tác điều tra, khảo sát, đo đạc trên biển và giao khu vực biển; vấn đề về đầu tư gồm chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và vấn đề quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch.

Cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi

Ngày 13/3/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì phiên họp thứ hai về các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia ngành năng lượng.

Tại cuộc họp này, đại diện Bộ Công Thương cho biết, đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi hiện gặp phải những khó khăn về công tác điều tra, khảo sát, đo đạc trên biển và giao khu vực biển; vấn đề về đầu tư gồm chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và vấn đề quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch.

Ông Trần Hồng Hà chỉ đạo, với các đề án thí điểm điện gió ngoài khơi, yêu cầu Bộ Công Thương rà soát toàn diện những khó khăn, thiếu sót tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nhằm triển khai có hiệu quả các dự án điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII. Trường hợp cần thiết thì bộ đề xuất xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi.

(Còn nữa)

Vĩnh Hy

Bài liên quan
Tin bài khác
"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 25/3/2025 yêu cầu: Phải thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách nhanh chóng, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động.
Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Những kết quả đạt được trong quý I/2025 là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế TP. Thủ Dầu Một, góp phần vào sự phát triển chung của Bình Dương trong giai đoạn tới.
Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ được bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu năm 2022-2023 để triển khai các dự án trọng điểm như mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai các bước chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 theo đúng cơ chế, chính sách đặc biệt đã được Quốc hội thông qua.
Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Sự chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu đã tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về một cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược.
Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Đây là chia sẻ của ông Đậu Anh Tuấn tại Hội thảo "Các động lực cho tăng trường cao, bền vững kinh tế Việt Nam năm 2025 và các năm tiếp theo" diễn ra sáng 1/4.
Vietnam Airlines sẽ đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với giá trị 3,7 tỷ USD

Vietnam Airlines sẽ đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với giá trị 3,7 tỷ USD

Vietnam Airlines vừa nhận được chỉ dẫn quan trọng để triển khai dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với tổng giá trị 3,7 tỷ USD, nâng cao năng lực và mở rộng mạng bay nội địa.
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Sáng 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Brazil ưu tiên 6 lĩnh vực hợp tác kinh tế

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Brazil ưu tiên 6 lĩnh vực hợp tác kinh tế

Để thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam - Brazil trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất tập trung vào 6 lĩnh vực hợp tác trọng điểm.
Việt Nam cam kết phối hợp quốc tế trong việc tháo gỡ các rào cản thương mại

Việt Nam cam kết phối hợp quốc tế trong việc tháo gỡ các rào cản thương mại

Việt Nam không chỉ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế mà còn tích cực tham gia vào các diễn đàn đa phương nhằm tháo gỡ rào cản thương mại, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp.
Bài III: Tận  thấy 10.000 tỷ đồng ở VietinBank Tower "đắp chiếu" gây lãng phí

Bài III: Tận thấy 10.000 tỷ đồng ở VietinBank Tower "đắp chiếu" gây lãng phí

Dự án VietinBank Tower, với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, đã "đắp chiếu" suốt nhiều năm, gây lãng phí lớn trong khi khu đất vàng ở Hà Nội vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Nghiên cứu triển khai mô hình cảng miễn thuế

Nghiên cứu triển khai mô hình cảng miễn thuế

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, việc triển khai cảng miễn thuế và cổng một cửa đầu tư quốc gia không chỉ giúp Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh mà còn tạo động lực phát triển bền vững.
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng: “Quỹ đầu tư chưa tương xứng tiềm năng, cần giải pháp thu hút dòng vốn mới”

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng: “Quỹ đầu tư chưa tương xứng tiềm năng, cần giải pháp thu hút dòng vốn mới”

Phát biểu tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" sáng 28/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho rằng hoạt động của các quỹ đầu tư hiện vẫn chưa phát huy hết tiềm năng.
Việt Nam chủ động phòng ngừa trước “bão thuế quan” sắp tới của Mỹ

Việt Nam chủ động phòng ngừa trước “bão thuế quan” sắp tới của Mỹ

Trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, Việt Nam đã có những động thái chủ động phòng ngừa, giúp hàng hóa xuất khẩu của nước ta tránh được “bão thuế quan” của Tổng thống Donald Trump.
Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế 2% cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế 2% cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các đại biểu Quốc hội đề xuất giảm 2% thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm khuyến khích phát triển khu vực này, góp phần vào tăng trưởng bền vững.