Cơ hội lớn cho Việt Nam đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng

23:30 05/06/2022

Sự điều chỉnh của chuỗi cung ứng toàn cầu và những thách thức, yêu cầu mới đặt ra về khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng Việt Nam đang là vấn đề rất được quan tâm.

Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội lớn để đẩy mạnh hơn nữa đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Để tận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức, phiên thảo luận "Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng" đã kiến nghị bốn giải pháp:

Một là, thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa các thành phần kinh tế;

Cơ hội lớn cho Việt Nam đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng
Cơ hội lớn cho Việt Nam đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Hai là, có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án đầu tư có công nghệ cao, khuyến khích chuyển giao công nghệ và thúc đẩy lan toả rộng rãi công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại;

Ba là, các chính sách nhà nước về khuyến khích và hỗ trợ chuyển đổi số, phát triển công nghệ số cần trung tính không phân biệt thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều tiếp cận như nhau với các chính sách của nhà nước; phát triển ưu tiên hạ tầng số, dữ liệu chủ trong các cơ sở dữ liệu có độ chính xác cao làm dữ liệu gốc.

Bốn là, phân bổ hợp lý nguồn lực cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh; Nâng cao năng lực và tính chủ động của các địa phương, tăng cường liên kết giữa các địa phương, các vùng; Hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp công nghiệp hướng đến mô hình nhà máy thông minh; tăng cường liên kết khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI và thị trường toàn cầu.

Bên cạnh đó, để nâng cao sức chống chịu và phục hồi của chuỗi cung ứng quốc gia, các ý kiến tham gia kiến nghị Chính phủ cần: Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Gia tăng tỷ lệ nguồn cung trong nước nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, quan trọng; Nâng cao năng lực dự báo và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với sự đứt gãy, gián đoạn của chuỗi cung ứng; Tái cân bằng lại chuỗi cung ứng để đề phòng rủi ro có thể xảy ra.

PV