Thứ năm 03/04/2025 19:50
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Có hay không hình thành "bong bóng" bất động sản?

12/10/2020 00:00
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm 2019 sẽ có sự dịch chuyển nguồn vốn từ chứng khoán sang bất động sản và nguy cơ từ 2021 đến 2023 sẽ xảy ra bong bóng bất động sản.

Từ đầu năm 2019, các ngân hàng đã giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40%. Chưa dừng lại ở đó, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là tiếp tục siết chặt tín dụng bất động sản (BĐS) khi đưa ra lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 35% vào năm 2020 và 30% trong giai đoạn sau đó, đồng thời có thể nâng hệ số rủi ro với cho vay kinh doanh BĐS lên 250 - 300%.

Có hay không hình thành "bong bóng" bất động sản?.Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tín hiệu tích cực

Mới đây, dự thảo thay thế Thông tư 36 vừa được NHNN lấy ý kiến sửa đổi với quy định các khoản vay mua nhà đất, căn hộ cao cấp từ 3 tỷ đồng trở lên sẽ áp dụng hệ số rủi ro lên tới 150%, khiến thị trường BĐS "đứng ngồi không yên".

Trước các quy định này, Ts. Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế, cho rằng trước mắt, các doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn nhưng về lâu dài sẽ giúp thị trường phát triển lành mạnh và ổn định.


Theo Ts. Thành, muốn biết thị trường BĐS phát triển lành mạnh hay rủi ro phải nhìn vào tài chính BĐS. Khi có những tác động đến thị trường BĐS dẫn đến vỡ bong bóng, dấu hiệu đầu tiên của nó sẽ xuất hiện tại những nơi có dòng tiền đang đổ vào nhiều nhất, bởi khủng hoảng BĐS gắn với khủng hoảng tài chính, dòng tiền vào BĐS, thanh khoản của thị trường.

"Không nên vội vàng kết luận rằng việc thắt chặt tín dụng sẽ tác động tiêu cực đến thị trường BĐS. Nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến vỡ bong bóng, lúc đó tất cả nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng", ông Thành nhấn mạnh.

Mặt khác, theo ông Thành, tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng trước đây vẫn chỉ là 30%, sau đó mới được nâng lên 50% và hiện nay lại là 30%.

Điều đó cho thấy NHNN đã cố gắng kết hợp các biện pháp tín dụng để phù hợp với thị trường BĐS, giúp thị trường phát triển, hạn chế rủi ro.

Hy vọng với ba mục tiêu lớn nhất của NHNN hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong đó có BĐS và lành mạnh hệ thống ngân hàng, khi kinh tế thế giới có xảy ra khủng hoảng, sức chống chịu của Việt Nam vẫn ở mức khá.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, kinh nghiệm của các đợt khủng hoảng BĐS trước đó, phân khúc chịu tác động nhiều nhất là BĐS cao cấp. Đối với nhà ở trung cấp và bình dân, đây là các phân khúc thực sự cần thiết với người tiêu dùng nên kể cả khi có khủng hoảng, phân khúc này vẫn sẽ có thanh khoản. Do đó, phân khúc cần hạn chế là BĐS cao cấp, các căn hộ diện tích lớn, giá thành cao.

2021 - 2023: nguy cơ bong bóng?

Dưới góc nhìn của nhà quản lý, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), cho rằng Nhà nước không có chính sách hạn chế sự phát triển của thị trường BĐS. Tuy nhiên, ở từng phân khúc sẽ có những điều chỉnh vĩ mô khác nhau cho phù hợp, trong đó hạn chế sự phát triển nóng tại một số phân khúc như BĐS cao cấp.

Cũng theo ông Khởi, việc hạn chế nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có thể sẽ có khó khăn đối với doanh nghiệp ban đầu. Nhưng việc siết tín dụng BĐS cũng là cơ hội để các doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, nguồn vốn đầu tư và xác định lại chiến lược phát triển ổn định, lâu dài.

Trước việc dòng tiền vào BĐS hiện nay bị siết chặt, ông Nguyễn Trần Nam - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho rằng thị trường BĐS phát triển thì ngân hàng sẽ được hưởng lợi rất lớn. Do đó, các ngân hàng không nên siết quá chặt hay quá hạn chế tín dụng, bởi cho đến nay, toàn bộ dòng vốn của kinh tế Việt Nam chủ yếu vẫn từ ngân hàng.

"Vấn đề là các ngân hàng phải kiểm soát chặt việc người vay có đủ khả năng trả nợ hay không. Nếu người dân vay trên 3 tỷ đồng nhưng họ có khả năng trả nợ thì tại sao lại không cho vay. Không nên hạn chế tín dụng cho vay mua nhà mà nên hạn chế tín dụng cho vay mua đất", ông Nam nói.

Lý do là bởi mua nhà kéo theo hàng loạt các ngành nghề khác phát triển như xây dựng, xi măng, sắt thép, trong khi đó, người dân mua đất chủ yếu là "ngâm" ở đấy, lướt sóng kiếm lời.

Theo ông Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy Ban Giám sát Quốc gia, thị trường BĐS Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiền tệ. NHNN không nên kiểm soát quá hà khắc tín dụng vào BĐS mà nên kiểm soát tổng tín dụng nói chung.

Theo dự đoán của các chuyên gia tài chính thế giới, tới đây sẽ có một sự dịch chuyển dòng vốn rất lớn từ thị trường chứng khoán sang thị trường BĐS. Sự dịch chuyển này có thể bắt đầu từ năm 2019 và nhanh thì có thể kéo dài đến năm 2021, còn chậm thì đến năm 2023.

"Điều đó có nghĩa, giai đoạn từ năm 2021 - 2023 thị trường BĐS sẽ lên đến đỉnh điểm và có nguy cơ xảy ra bong bóng", ông Nghĩa nhận định.

Khánh An

Tin bài khác
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam

K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam

Sự xuất hiện của K-Home New City được đánh giá như một giải pháp đột phá mang đến cơ hội an cư lạc nghiệp hiếm có cho người dân tại Bình Dương.
Khởi động giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru - 11 năm vinh danh các chủ đầu tư xuất sắc

Khởi động giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru - 11 năm vinh danh các chủ đầu tư xuất sắc

Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2025 đánh dấu năm thứ 11 liên tiếp vinh danh các chủ đầu tư và dự án tiêu biểu. Mùa giải năm nay có các hạng mục mới, phản ánh xu hướng phát triển của thị trường.
Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng giúp phát triển bền vững ngành bất động sản công nghiệp xanh tại Việt Nam, tạo ra cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp

Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp

Quỹ Nhà ở Quốc gia là mô hình quan trọng để giải quyết nhu cầu nhà ở giá rẻ tại các đô thị lớn, giúp người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở và ổn định cuộc sống.
Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành, phân khu xây dựng 1/2000, Khu công nghiệp Phước An có tổng diện tích đất khoảng 330 ha.
Tác động của các dự án Metro đến giá bất động sản Hà Nội

Tác động của các dự án Metro đến giá bất động sản Hà Nội

Sự phát triển của hệ thống metro Hà Nội đang dần thay đổi bộ mặt bất động sản, đặc biệt là giá trị các căn hộ xung quanh các nhà ga metro, hứa hẹn sẽ tạo ra một xu hướng mới cho thị trường.
Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng là công cụ quan trọng điều tiết thị trường bất động sản, ngăn bong bóng và đảm bảo ổn định kinh tế, như các quốc gia đã thành công áp dụng.
Bất động sản quý 1/2025: Cơ hội và rủi ro từ giá đất tăng nóng

Bất động sản quý 1/2025: Cơ hội và rủi ro từ giá đất tăng nóng

Quý 1/2025, thị trường bất động sản chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ tại một số khu vực ven Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, giá tăng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với nhà đầu tư mới.
Sức hút khó cưỡng của căn hộ Sun Group trên hòn đảo “sắp xuất hiện trong phim Hollywood”

Sức hút khó cưỡng của căn hộ Sun Group trên hòn đảo “sắp xuất hiện trong phim Hollywood”

Với vị trí vàng tại trung tâm đảo Cát Bà, tầm view “đỉnh nóc” ôm trọn vịnh Lan Hạ tuyệt mỹ và tiềm năng khai thác dịch vụ du lịch vượt trội, dòng căn hộ Xanh Sky là lựa chọn nghỉ dưỡng lý tưởng, đồng thời đem đến cơ hội đầu tư sinh lời bền vững.
Khám phá K-Home New City - Đô thị nhà ở xã hội chuẩn Singapore đầu tiên tại Việt Nam

Khám phá K-Home New City - Đô thị nhà ở xã hội chuẩn Singapore đầu tiên tại Việt Nam

Không dừng lại ở việc kiến tạo một ngôi nhà, K-Home New City mang đến cơ hội trải nghiệm sống “chuẩn Singapore” ngay tại lõi trung tâm thành phố mới Bình Dương.
Bất động sản xanh: Xu hướng phát triển bền vững tại Việt Nam

Bất động sản xanh: Xu hướng phát triển bền vững tại Việt Nam

Bất động sản xanh đang trở thành xu hướng đầu tư nổi bật tại Việt Nam. Các dự án bền vững không chỉ giảm tác động môi trường mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư.
Hòa Bình: Xử phạt 30 dự án, chấm dứt hoạt động 16 dự án

Hòa Bình: Xử phạt 30 dự án, chấm dứt hoạt động 16 dự án

Tỉnh Hòa Bình đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư 30 dự án do chậm triển khai thực hiện, nộp ngân sách nhà nước khoảng 1,635 tỷ đồng, chấm dứt hoạt động 16 dự án, trong đó có 2 dự án sử dụng vốn đầu tư công chậm tiến độ
Long An: Vingroup khởi công siêu Dự án 28.000 tỷ đồng - Vinhomes Green City

Long An: Vingroup khởi công siêu Dự án 28.000 tỷ đồng - Vinhomes Green City

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khởi công dự án Khu đô thị mới Hậu Nghĩa - Đức Hòa (tên thương mại Vinhomes Green City) tại thị trấn Hậu Nghĩa, xã Đức Lập Thượng và Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm

Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm

Mặc dù thị trường bất động sản đang trong cơn sốt, hàng trăm căn hộ tái định cư tại Hà Nội vẫn bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất vàng và ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở của người dân.
Nhà đầu tư trước APEC 2027: “Đây là thời điểm vàng để đầu tư du lịch, bất động sản Phú Quốc”

Nhà đầu tư trước APEC 2027: “Đây là thời điểm vàng để đầu tư du lịch, bất động sản Phú Quốc”

Sau lễ khởi động các dự án, công trình phục vụ tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2027), thị trường du lịch và bất động sản tại Phú Quốc trở nên sôi động, với sự vào cuộc của các nhà đầu tư, với cực nóng tăng trưởng tại phía nam hòn đảo.