Cizidco Chu Lai “Điểm cộng” hạ tầng - “Điểm đến” cho các nhà đầu tư

06:15 10/06/2021

Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai (Cizidco), xuất phát điểm từ một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban quản lý (BQL) Khu Kinh tế mở (KKTM) Chu Lai năm 2008. Đến năm 2011 được chuyển đổi thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV. Sau gần 10 năm xây dựng, phát triển lấy việc đầu tư hạ tầng làm nòng cốt, cộng thêm nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi về đầu tư và thuế nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Qua nhiều năm xây dựng, phát triển đến nay Cizidco đã trở thành cầu nối cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Quảng Nam. Bên cạnh đó, Cizidco là chủ đầu tư của 2 KCN Bắc Chu Lai tổng diện tích 361 ha, tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành và KCN Tam Thăng 197 ha, tại TP Tam Kỳ. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức phía trước không ít, cần sự vào cuộc của hệ thống chính trị, đồng hành với doanh nghiệp, có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để đón đầu nhà trong giai đoạn mới.

KCN Tam Thăng đã trở thành một thương hiệu rất uy tín, thu hút mạnh mẽ các tập đoàn, công ty đa quốc gia như: Panko, Hyosung, CTR, OCC của Hàn Quốc; Fashion Garment của Hongkong; Amann, Wendler, Lisa Draxilmaier của Đức,…
KCN Tam Thăng đã trở thành một thương hiệu rất uy tín, thu hút mạnh mẽ các tập đoàn, công ty đa quốc gia như: Panko, Hyosung, CTR, OCC của Hàn Quốc; Fashion Garment của Hongkong; Amann, Wendler, Lisa Draxilmaier của Đức,….

Cizidco Chu Lai - quá trình 10 năm tạo lập thương hiệu uy tín.

 “Trong quý I/2021, Cizidco đạt doanh thu 13,6 tỷ đồng (đạt 20% KH năm); lợi nhuận trước thuế đạt 1,6 tỷ đồng (27%); nộp ngân sách 2 tỷ đồng (58%); đóng BHXH, BHYT, BHTT 601 triệu đồng (25%); thực hiện các quỹ đền ơn đáp nghĩa, xã hội từ thiện 162 triệu đồng (16% KH)”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Chúng – Chủ tịch HĐTV - GĐ CT TNHH MTV Phát triển Hạ tầng KCN Chu Lai (Cizidco Chu Lai) cho biết: "Trong thời gian đầu gặp không ít khó khăn nhưng tập thể Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực đầu tư để thi công nhiều công trình hạ tầng trọng yếu, vận dụng linh hoạt chính sách ưu đãi đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, giá thuê đất cạnh tranh, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi nhất...Nên tạo được sức hút mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào KCN Bắc Chu Lai. Đây là KCN có tổng diện tích 361 ha, tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành. Có vị trí đắc địa, thuận lợi, nằm cạnh tuyến QL 1A, gần đường sắt Bắc – Nam, giáp đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi phía tây nam, nằm cách ga đường sắt An Tân chỉ 5km, cách sân bay Chu Lai 8km, cách cảng Kỳ Hà 11km… Vì thế, việc vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp rất thuận tiện, giảm được nhiều chi phí.

KCN có tổng diện tích 361 ha, tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành. đã lấp đầy 96%  diện tích giai đoạn 1. Tạo đà cho công ty tiếp tục đầu tư hoàn thiện giai đoạn 2, với diện tích 185 ha.
KCN có tổng diện tích 361 ha, tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành. đã lấp đầy 96% diện tích giai đoạn 1. Tạo đà cho công ty tiếp tục đầu tư hoàn thiện giai đoạn 2, với diện tích 185 ha..

Bên cạnh đó, việc lấp đầy 96%  diện tích giai đoạn 1 của KCN Bắc Chu Lai đã tạo đà cho công ty tiếp tục đầu tư hoàn thiện giai đoạn 2, với diện tích 185 ha. Hiện đã có 30 ha mặt bằng sạch, sẵn sàng đón các nhà đầu tư. Ngoài ra KCN Tam Thăng, sau 5 năm thu hút đầu tư, đến nay có thể khẳng định hiện tại Khu công nghiệp Tam Thăng (TP.Tam Kỳ) với diện tích 197 ha gần như đã lấp đầy dự án.

Cơ sở hạ tầng, giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, cây xanh… tại KCN được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ. Giao thông rất thuận lợi, đường vào Tam Thăng đã được mở rộng, tiếp tục đầu tư, kết nối liên thông đến các tuyến đường chính cả trục dọc và trục ngang. Hạ tầng được đầu tư bài bản. Chính vì những điều đã tạo nên nhiều “điểm cộng” cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại KCN. Nơi đây đang trở thành vùng đất công nghiệp động lực ở vùng đông nam của tỉnh Quảng Nam.

“Điểm cộng” về hạ tầng - “Điểm hẹn” cho các nhà đầu tư.

KCN Tam Thăng, hiện có nhiều tuyến đường chính từ QL 1A xuống như ĐT615 (từ ngã ba Kỳ Lý) đang được mở rộng, trục đường chính vào KCN từ QL.1 mở rộng kết nối tuyến đường ven biển Võ Chí Công đi Đà Nẵng, sân bay Chu Lai, đường Nguyễn Văn Trỗi, Điện Biên Phủ từ Tam Kỳ… Các trục dọc như đường Lê Thánh Tông, đường Thanh niên ven biển, được xây dựng hoàn chỉnh đã tạo ra mạch lưu thông thuận tiện. Đặc biệt, đến thời điểm này đã có một số công ty hình thành các siêu thị nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu của người lao động. Công ty TNHH MTV Panko Hàn Quốc đã xây dựng ký túc xá với quy mô 2.000 chỗ ở cho công nhân. Bên cạnh đó, công ty này cũng xây dựng một khu siêu thị có đủ mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cán bộ, công nhân viên trong KCN… Đó là những điểm nhấn ban đầu đáp ứng cho nhịp sống công nghiệp của vùng đất Tam Thăng và là chất xúc tác để tiếp tục thu hút các dự án dịch vụ, thương mại.

Khu công nghiệp Tam Thăng (TP.Tam Kỳ) với diện tích 197 ha gần như đã lấp đầy dự án.
Khu công nghiệp Tam Thăng (TP.Tam Kỳ) với diện tích 197 ha sau 5 năm thu hút đầu tư, đến nay gần như đã lấp đầy dự án..

Từ đầu năm 2021 đến nay, ngoài dự án phụ trợ cơ khí ô tô của Công ty Hyosung đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư gần 250 triệu USD, Công ty Hyosung cũng đã ký thỏa thuận với UBND tỉnh Quảng Nam về việc đầu tư cụm nhà máy công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí ô tô với quy mô diện tích khoảng 100 ha với tổng vốn đầu tư 1,34 tỷ USD. Đến nay, KCN Tam Thăng đã trở thành một thương hiệu rất uy tín, thu hút mạnh mẽ các tập đoàn, công ty đa quốc gia như: Panko, Hyosung, CTR, OCC của Hàn Quốc; Fashion Garment của Hongkong; Amann, Wendler, Lisa Draxilmaier của Đức,…

Từ đầu năm 2021 đến nay, ngoài dự án phụ trợ cơ khí ô tô của Công ty Hyosung đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư gần 250 triệu USD, Công ty Hyosung đã ký thỏa thuận UBND tỉnh Quảng Nam về việc đầu tư cụm nhà máy công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí ô tô với quy mô diện tích khoảng 100 ha với tổng vốn đầu tư 1,34 tỷ USD.
Từ đầu năm 2021 đến nay, ngoài dự án phụ trợ cơ khí ô tô của Công ty Hyosung đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư gần 250 triệu USD, Công ty Hyosung đã ký thỏa thuận UBND tỉnh Quảng Nam về việc đầu tư cụm nhà máy công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí ô tô với quy mô diện tích khoảng 100 ha với tổng vốn đầu tư 1,34 tỷ USD.

Ông Han Chul Joon – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng chia sẻ: “Chúng tôi đầu tư vào Việt Nam vì có thị trường xuất khẩu hải ngoại thuận lợi. Việt Nam đã và sắp ký kết các hiệp định thương mại tự do nhằm tạo ra vô vàn điều kiện tốt cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp và phát triển đất nước như EU-FTA, CPTPP, RCEP… Miền Trung Việt Nam là nơi đang đón nhận nhiều chính sách ưu đãi từ Chính phủ. Quảng Nam có vị trí địa lý khá thuận lợi, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng chừng 70km. Khu công nghiệp Tam Thăng thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai có nhiều ưu đãi về đầu tư và thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân), có cơ sở hạ tầng ổn định, ngoài ra còn có giá sử dụng đất cũng như giá điện không cao.

Kết quả kinh doanh cho đến thời điểm hiện tại của công ty chúng tôi đạt được 70% so với mục tiêu ban đầu đặt ra. Hiện tại, nhà xưởng dệt và nhuộm có thể sản xuất 60 tấn/ngày, xưởng may với 120 chuyền có thể sản xuất 3.600 tấn áo/tháng. Lượng lao động hiện tại là 6.700 công nhân. Chúng tôi đang đẩy mạnh đầu tư, kỳ vọng đạt 100% trong thời gian ngắn sắp tới.

Chính quyền và các cơ quan chức năng của tỉnh cùng TP.Tam Kỳ đã hỗ trợ chúng tôi làm thủ tục đầu tư, các thủ tục hành chính trong việc thành lập pháp nhân và hoạt động nhà xưởng. Ngoài ra chúng tôi còn nhận được sự hỗ trợ trong việc tuyển dụng và đào tạo lao động.

Cần tháo điểm nghẽn để mở rộng thu hút đầu tư

Bên cạnh những thuận lợi nói trên vẫn còn đó ít nhiều điểm hạn chế, cần sớm khắc phục, để mở rộng quy mô, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư khác. Hiện tại với diện tích, 197ha tổng diện tích KCN Tam Thăng đã lấp đầy gần hết, nên việc kêu gọi nhà đầu tư của Cizidco gặp nhiều trở ngại. KCN Tam Thăng chỉ còn vỏn vẹn 42ha  mà lại vướng 70 hộ nhà dân phải giải tỏa trắng chưa có đất tái định cư, hơn 1.500 ngôi mộ tại xã Tam Thăng chưa biết di dời về đâu.

Trước đó, UBND tỉnh đã có Thông báo số 515/TB-UBND ngày 29.11.2016 và số 422/TB-UBND ngày 17/11/2020 thống nhất chủ trương mở rộng KCN Tham Thăng 250ha; Công ty Cizidco nghiên cứu, lập hồ sơ, thủ tục đề xuất đầu tư dự án này. BQL Khu KTM Chu Lai khẩn trương chủ trì, cùng Cizidco dự thảo văn bản tham mưu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến. UBND tỉnh có Công văn số 516/UBND –TBN ngày, 4/9/2020, chấp thuận chủ trương cho Cizidco làm chủ  đầu tư dự án Khu tái định cư Tam Thăng (giai đoạn 2). Nhưng do vướng về cơ chế thanh toán vốn đầu tư nên giao UBND TP.Tam Kỳ tiếp nhận làm chủ đầu tư dự án khu tái định cư  này.

Mới đây, thông báo Kết luận số 69/TB-UBND ngày 5/3/2021, của UBND tỉnh  ghi rõ: Khi có ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Quản lý Khu KTM Chu Lai chủ động phối hợp với UBND các huyện, TP.Tam Kỳ, Thăng Bình và Cizidco rà soát các chỉ tiêu sử dụng đất KCN trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến 2020 đã được phê duyệt nhưng chưa thực hiện; lập thủ tục đăng ký chỉ tiêu sử dụng đất của KCN Tam Thăng mở rộng giai đoạn 2021 – 2030, để tích hợp vào quy hoạch tỉnh và đăng ký kế hoạch sử dụng đất 5 năm, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Đồng thời phối hợp Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh khảo sát, đánh giá hiện trạng rừng khu vực để hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Nhiệm vụ trọng tâm năm nay Cizidco tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc điều chỉnh quy hoạch, dự án đầu tư  KCN Bắc Chu Lai giai đoạn 2; tiến hành các thủ tục bàn giao dự án đầu tư Khu tái định cư Tam Thăng giai đoạn 2; tích cực xúc tiến dự án đầu tư vào các KCN nhằm tạo thêm nguồn đầu tư để hoàn chỉnh hạ tầng KCN, phấn đấu trong quý II có ít nhất 2 dự án. Đặc biệt, tìm giải pháp tăng cường thu hút đầu tư để có nguồn vốn đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng KCN, nhất là nguồn vốn cho triển khai KCN Tam Thăng mở rộng.

Muốn thu hút đầu tư vào KCN Tam Thăng nói riêng, các KCN nói chung trong giai đoạn tới rất cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng hành của doanh nghiệp vì sự phát triển của quê hương qua đó dần khẳng định trở thành vùng đất công nghiệp tạo nên động lực để phát triển mạnh mẻ hơn nữa ở vùng Đông nam của tỉnh Quảng Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

Trọng Tâm - Hữu Văn