Chủ nhật 06/07/2025 06:27
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp Hoa Kỳ: Kinh nghiệm, mô hình và bài học cho Việt Nam

06/10/2022 15:07
Ở Việt Nam, nông dân hay các doanh nghiệp ở nông thôn chưa tích cực tận dụng công nghệ thông tin trong việc gia tăng sản xuất, nghiên cứu thị trường, hay tiếp thị sản phẩm. Công cuộc chuyển đổi số ở nông thôn và trong ngành nông nghiệp cần rất nhiều

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Hành trình về chuyển đối số

Trong 50 năm vừa qua, từ năm 1972 đến 2022 thế giới còn có 3 cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Khởi đầu từ năm 1972 cuộc cách mạng công nghệ thông tin lần thứ nhất ra đời với sự phát minh ra máy tính cá nhân để bàn.

Năm 1992 cuộc cách mạng thông tin thứ hai bắt đầu với sự ra đời của mạng internet, Sau 30 năm, 1992-2022, mạng internet từ con số không, đến nay thế giới đã có gần 5 tỷ người dùng internet, tức là khoảng 70% dân số thế giới.

Theo Giáo sư Hà Tôn Vinh - Giám đốc Chương trình Đào tạo Lãnh đạo, Đại học California Miramar University, Hoa Kỳ nhận định: "Hai mươi năm qua, thế giới chứng kiến việc phối hợp giữa máy tính cá nhân, điện thoại thông minh di động và mạng internet toàn cầu và sự ra đời của cuộc cách mạng thứ ba, đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số".

"Trong vòng 5 năm tới chúng ta sẽ thấy thế giới bước sang cuộc cách mạng thông tin lần thứ 4, đó là cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo, khi đó máy tính, mạng internet và nhiều ứng dụng sẽ thay dần những việc con người thường làm ở nhà, trong doanh nghiệp, hay tại nhà máy sản xuất hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ, v.v", ông Vinh chia sẻ.

Tại Việt Nam, theo thống kê, hiện có khoảng 98 triệu dân, trong đó khoảng 70% sử dụng internet, 65 triệu người dùng mạng xã hội. Việt Nam có thể thay đổi nhanh chóng, thậm chí là bắt kịp tốc độ chuyển đổi số của thế giới.

Cũng theo ông Vinh, đa số những người dùng mạng xã hội để liên lạc với nhau, xem tin tức, cập nhật thông tin, và gần đây sau Covid-19, để mua sắm online, v.v.

"Điều đáng buồn là Việt Nam vẫn tồn tại khoảng cách rất lớn giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa về khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet. Nông dân hay các doanh nghiệp ở nông thôn chưa tích cực tận dụng công nghê thông tin trong việc gia tăng sản xuất, nghiên cứu thị trường, hay tiếp thị thị trường", Giáo sư Hà Tôn Vinh phân tích thêm

Giáo sư Hà Tôn Vinh chia sẻ tại Diễn đàn “Chuyển đổi số - Động lực phát triển Kinh tế Hợp tác, HTX trong kỷ nguyên mới gắn với thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì
Giáo sư Hà Tôn Vinh chia sẻ tại Diễn đàn “Chuyển đổi số - Động lực phát triển Kinh tế Hợp tác, HTX trong kỷ nguyên mới gắn với thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.

Kinh nghiệm chuyển đổi số và sự thành công của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ

Có thể nói, chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp là cơ hội và là tiền đề để doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm vị thế trên bản đồ nông nghiệp thế giới. Giáo sư Hà Tôn Vinh lấy ví dụ bài học của Hoa Kỳ, chuyển đổi số đã trở thành một phần rất quan trọng của ngành nông nghiệp. Thông tin về các phát kiến khoa học, các ứng dụng công nghệ trong việc nuôi trồng, nhu cầu tiếp cận thị trường nội địa và quốc tế, giới thiệu nông sản phẩm, thông tin về thời tiết địa phương, các gói hỗ trợ tài chính cho nông dân và gia đình,... là những yếu tố tạo nên sự thành công của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ, giúp người nông dân và nhiều thế trẻ ở lại nông thôn, trở nên gắn bó và giàu có ở địa phương mình, tránh việc tạo thêm các áp lực di dân về thành phố.

Cũng theo ông Vinh, sự thành công của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ có thể kể đến như:

- Nông sản phẩm của Hoa Kỳ không những có mặt ở các bang mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Hoa Kỳ không những thành công trong việc bảo đảm an ninh lương thực cho mình mà còn hỗ trợ lương thực thực phẩm cho các nước nghèo trên toàn thế giới.

- Trong vài thập kỷ vừa qua, Hoa Kỳ đã đi tiên phong rất sớm trong việc áp dụng “Chiến lược công nghệ thông tin và CĐS trong ngành nông nghiệp”. Hoa Kỳ, mặc dù là một nước tiên tiến nhất thế giới, nhưng vẫn coi nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, cần thiết nhất cho việc bảo đảm an ninh lương thực Hoa Kỳ và là một trong những cột trụ cho vấn đề ngoại giao và an ninh thế giới.

- CĐS trong ngành nông nghiệp là việc sử dụng và tích hợp các công nghệ tiên tiến trong một hệ thống và chiến lược quốc gia giúp nông dân làm chủ toàn bộ chuỗi cung ứng. Tất cả chỉ vì một mục đích là giúp nông dân sản xuất các nông sản phẩm chất lượng cao với giá thành thấp.

Theo GS Vinh, trong chiến lược 5 năm CĐS Nông nghiệp 2021-2025 của Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, các thiết bị không người lái trong việc phun thước trừ sâu dịch, tưới tiêu, chụp hình từ trên cao - không ảnh, v.v. Gần đây nhất công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối blockchain, công nghệ tiên đoán thời tiết, các thiết bị đo độ ẩm, tưới tiêu, các công nghệ robot, các ứng dụng thương mại điện tử, đã được đưa về nông thôn giúp nông dân làm chủ được 100% quy trình sản xuất và sản phẩm của minh.

Nông nghiệp 4.0 của Hoa Kỳ – là chiến lược lấy công nghệ và Chuyển đổi số làm thành phần cốt lõi của ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế địa phương và quốc gia. Nông nghiệp 4.0 không còn phụ thuộc hoàn toàn vào nước tưới tiêu, thuốc trừ sâu, phân bón như trước đây. Mô hình chuyển đổi số trong nông nghiệp đã giúp cho Hoa Kỳ bảo đảm an ninh lương thực, giảm thiểu nhập khẩu thực phẩm và trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới

“Câu trả lời cho sự thành công của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ nằm ở một số yếu tố quan trọng như: chính sách hỗ trợ tam nông (nông nghiệp, nông thôn, và nông dân) của Chính phủ. Cả 3 thành phần doanh nghiệp đều tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản (doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đa quốc gia). Tất cả đã triệt để sử dụng công nghệ, chuyển đổi số, cơ giới hóa nông nghiệp” - Giáo sư Hà Tôn Vinh phân tích thêm.

Giải pháp để đẩy mạnh "số hóa" ngành nông nông nghiệp Việt Nam

Theo Giáo sư Hà Tôn Vinh, ngành nông nghiêp Hoa Kỳ và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu cho thấy 98% các nông trại, cơ sở sản xuất ở Hoa Kỳ là doanh nghiệp nhỏ, gia đình. Tuy vậy họ đã đóng góp khoảng 88% sản lượng nông phẩm quốc gia. Nhiều hộ gia đình nông dân siêu nhỏ chỉ có doanh thu từ nông trại khoảng 1,000 đô la Mỹ một năm. Nhiều hộ nông dân trong khi đó có thu nhập nhập vài trăm ngàn đến một vài triệu đô la.

Trong khi đó ở Việt Nam, nông dân hay các doanh nghiệp ở nông thôn chưa tích cực tận dụng công nghệ thông tin trong việc gia tăng sản xuất, nghiên cứu thị trường, hay tiếp thị sản phẩm. Công cuộc chuyển đổi số ở nông thôn và trong ngành nông nghiệp cần rất nhiều nỗ lực từ phía Chính phủ cũng như từ các doanh nghiệp và nông dân.

Để xây dựng “Chiến lược Quốc gia về Kinh tế số Nông nghiệp, nông thôn và nông dân” trở thành một trong những cột trụ của ngành kinh tế, Giáo sư Hà Tôn Vinh đã đưa ra một số kiến nghị:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược Quốc gia về Kinh tế số nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân cần được chú trọng hơn, hỗ trợ nhiều hơn để trở thành một trong những cột trụ của ngành kinh tế, sản xuất và thương mại xuất khẩu.

Thứ hai, xây dựng chương trình CĐS quốc gia lấy công nghệ làm nền tảng và công cụ phát triển cho ngành nông nghiệp. Cần có Trung tâm mạng CĐS nông nghiệp quốc gia nơi tất cả nông dân có thể lên mạng xem thông tin, tham khảo tất cả những vấn đề liên quan đến nông nghiệp từ A-Z và tiếp cận thị trường và các phát minh khoa học nông nghiệp,

Thứ ba, cần có nhiều chương trình đào tạo về CĐS, quản trị số cho ngành nông nghiệp, ở cấp trung ương, tỉnh thành phố và địa phương.

Thứ tư, khuyến khích hình thành các hợp tác xã nông nghiệp CĐS, ứng dụng công nghệ cao và có quy mô rộng: xử dụng không ảnh, các thiết bị không người lái để phun thuốc trừ sâu, giám sát chất lượng cây trồng, các động cơ máy móc phân bón, phu nước tưới tiêu, thu gặt, v.v.

Thứ năm, hình thành các thửa ruộng, các nhà vườn có quy mô đất đai rộng để giúp cơ giới hóa nông thôn. Khuyến khích nông dân đưa ruộng đất vào trong các hợp tác xã để được quản lý tốt hơn. Mỗi HTX phải trở thành một doanh nghiệp với nông dân là các cổ đông.

Thứ sáu, khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư vào các HTX địa phương, đưa công nghệ về làng, thu mua sản phẩm để phục vụ cho thị trường địa phương và xuất khẩu.

Thứ bảy, giải tỏa và bỏ hết các rào cản, khoảng cách giữa doanh nghiệp thành thị và nông thôn: tiếp cận tài chính, các khoản vay, v.v

Bảo Bảo

Bài liên quan
Tin bài khác
Hoàn thiện hệ thống khấu trừ và nộp thuế thay trên sàn thương mại điện tử

Hoàn thiện hệ thống khấu trừ và nộp thuế thay trên sàn thương mại điện tử

Một nội dung quan trọng được quy định tại Nghị định số 117/2025/NĐ-CP là trách nhiệm kê khai và nộp thuế thay của các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử và các tổ chức cung cấp nền tảng số có chức năng hỗ trợ thanh toán.
Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức công bố triển khai Nghị định 94/2025/NĐ-CP – văn bản đầu tiên đặt nền móng cho một sandbox tài chính có kiểm soát tại Việt Nam.
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Nhằm trang bị cho doanh nghiệp những công cụ thực tiễn, chiến lược chuyển đổi hiệu quả, ngày 28-29/6, Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT Việt Nam) phối hợp với VietinBank tổ chức chuỗi Hội thảo chuyên đề “ESG - Chuyển đổi số - Đổi mới sáng tạo - Tài chính xanh”.
Chính phủ cấp 1.000 tỷ cho Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ cấp 1.000 tỷ cho Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia

Nghị định 160/2025/NĐ‑CP (29/6/2025) thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia, quỹ tài chính ngoài ngân sách, do Bộ Công an quản lý, với vốn khởi điểm 1.000 tỷ đồng. Quỹ hỗ trợ ứng dụng AI, Big Data, IoT… bảo đảm an toàn dữ liệu và thúc đẩy chuyển đổi số cả nước.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia: Động lực mới cho chuyển đổi số

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia: Động lực mới cho chuyển đổi số

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia – bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển, khai thác và ứng dụng dữ liệu trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Niềm tin đổ vỡ, truyền thông bế tắc: Start-up Việt phải tự mình bán sản phẩm

Niềm tin đổ vỡ, truyền thông bế tắc: Start-up Việt phải tự mình bán sản phẩm

Startup Việt đang “gãy” vì không kịp thích nghi thì việc tối ưu chi phí, củng cố nhân hiệu trở thành chiến lược sinh tồn bắt buộc
Kinh doanh thương mại điện tử: Phải hiểu luật và tuân thủ pháp luật

Kinh doanh thương mại điện tử: Phải hiểu luật và tuân thủ pháp luật

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy nếu người bán không nắm rõ quy định pháp luật. Câu chuyện không chỉ là đăng bán hàng online, mà là hiểu luật, tuân thủ luật – yếu tố sống còn để phát triển bền vững trong môi trường số.
Triển khai thẻ vé điện tử liên thông tàu điện – xe buýt

Triển khai thẻ vé điện tử liên thông tàu điện – xe buýt

Từ ngày 2/9/2025, Hà Nội sẽ chính thức khai trương hệ thống thẻ vé điện tử liên thông giữa các phương tiện vận tải công cộng như tàu điện và xe buýt, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình xây dựng giao thông đô thị hiện đại, không dùng tiền mặt.
Hỗ trợ về thuế với hộ kinh doanh trong quá trình chuyển đổi: Sapo hiến kế gì?

Hỗ trợ về thuế với hộ kinh doanh trong quá trình chuyển đổi: Sapo hiến kế gì?

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ cam kết xây dựng gói dịch vụ hợp lý, miễn phí phần mềm kế toán, hỗ trợ hóa đơn điện tử... nhằm hỗ trợ hộ kinh doanh trong quá trình chuyển đổi từ khoán thuế sang kê khai thuế.
Chuyển đổi hộ kinh doanh: Từ “nỗi sợ thuế” đến hệ sinh thái số minh bạch

Chuyển đổi hộ kinh doanh: Từ “nỗi sợ thuế” đến hệ sinh thái số minh bạch

Tại Hội nghị “Trao đổi giải pháp hỗ trợ người nộp thuế triển khai Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân”, đại diện các tập đoàn viễn thông lớn như Viettel và VNPT đã khẳng định cam kết đồng hành với ngành Thuế trong việc hỗ trợ hộ kinh doanh (HKD) chuyển đổi từ mô hình thuế khoán sang tự kê khai.
Nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh số cho doanh nghiệp

Nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh số cho doanh nghiệp

Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng công nghệ số, trong 2 ngày 18-19/6/2025, tại Hậu Giang, Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị tập huấn "Tăng cường năng lực triển khai và giám sát hoạt động thương mại điện tử" thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia năm 2025.
Nâng cao năng lực quản lý và phát triển thương mại điện tử cho các địa phương

Nâng cao năng lực quản lý và phát triển thương mại điện tử cho các địa phương

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, thương mại điện tử và trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà đã trở thành hai trụ cột thiết yếu. Vì vậy, nhiều địa phương đang đẩy mạnh nâng cao năng lực quản lý cho các cơ quan, doanh nghiệp và tiểu thương.
HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank mang đến “Ngày không tiền mặt 2025” góc nhìn sâu sắc về hành vi tài chính của người Việt, từ những chi tiêu thường nhật đến kế hoạch dài hạn, đồng hành theo mỗi giai đoạn cuộc sống mỗi người…
Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam bứt phá với 5,5 tỷ lượt giao dịch trong quý I

Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam bứt phá với 5,5 tỷ lượt giao dịch trong quý I

Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 5,5 tỷ giao dịch quý I/2025, thúc đẩy chuyển đổi số và thương mại điện tử.
Chuyển đổi số cho chợ và tiểu thương: Bắt đầu từ thanh toán số

Chuyển đổi số cho chợ và tiểu thương: Bắt đầu từ thanh toán số

Ngày 14/6/2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã chính thức phát động Chương trình Chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chương trình Ngày không tiền mặt 2025.