Thứ năm 03/07/2025 21:49
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Chính phủ: Sẵn sàng hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe cho nhân dân

12/10/2020 00:00
Chiều ngày 3/3, tại Hà Nội đã diễn ra họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020, người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã thông tin một số nội dung của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020 diễn ra cùng ngày.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: Về tình hình kinh tế xã hội tháng 2 và hai tháng đầu năm, Chính phủ đánh giá, thời gian qua, công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 được đặt ra là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với tinh thần "chống dịch như chống giặc" của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân; cùng với hệ thống các giải pháp quyết liệt, kịp thời, chủ động, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn.

Chúng ta đã đạt được kết quả thành công bước đầu quan trọng trong phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19, được cộng đồng quốc tế và nhân dân đánh giá cao (Chúng ta mới chỉ có 16 ca mắc; đã điều trị hồi phục sức khỏe cho cả 16 người; nhiều ngày qua không ghi nhận ca nhiễm bệnh mới). Các hoạt động giám sát y tế, cách ly người đến từ vùng dịch (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran, Italy...) được thực hiện nghiêm.

Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia và nỗ lực thực hiện hiệu quả các giải pháp đồng bộ, toàn diện của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Tuy nhiên, trong nhiều ngày qua, tại nhiều nước trên thế giới, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến mới phức tạp, số người mắc tăng nhanh, lan rộng sang nhiều nước, trong đó có những địa bàn là thị trường, đối tác quan trọng của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước EU... Diễn biến dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới vẫn tiếp tục hết sức phức tạp và khó lường, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.

Dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến các khía cạnh của đời sống kinh tế, xã hội, gây thiếu hụt lao động tức thời, làm gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hoạt động lưu chuyển, vận chuyển hàng hóa, hành khách, dịch vụ y tế, giáo dục, du lịch, ăn uống, lưu trú…bị ảnh hưởng nặng nề (lưu trú khách sạn giảm 60%, số lượng du khách giảm 2 con số, ngành du lịch ước tính thiệt hại khoảng 7 tỷ USD). Một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tạm ngừng hoặc thu hẹp hoạt động.

Trong tháng 2 và 02 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kết hợp với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL, cúm gia cầm H5N1, H5N6… trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm do tác động của dịch, một số chỉ tiêu thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa đạt kết quả như dự kiến, nhưng chúng ta vẫn nhận thấy KTXH vẫn còn nhiều điểm sáng rất đáng mừng.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và những yếu kém nội tại của nền kinh tế cũng như các tác động tiêu cực khác từ bên ngoài. Trong tháng 2 và hai tháng đầu năm, hầu hết các chỉ tiêu đều giảm so với cùng kỳ năm trước; chủ yếu do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Tại phiên họp Chính phủ hôm nay, các thành viên Chính phủ cũng đã thảo luận dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID-19. Trong đó nhấn mạnh các cấp, các ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là trong chỉ đạo phòng chống dịch, tiếp tục triển khai các giải pháp ứng phó phù hợp, không để rơi vào thế bị động, thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại; sắp xếp, tổ chức lại và phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, hướng tới xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tăng khả năng chống chịu và thích ứng với các biến động quốc tế.

Chỉ thị sẽ đưa ra 6 nhóm giải pháp về (i) vốn, tài chính và thúc đẩy thanh toán điện tử; (ii) cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; (iii) bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất nhập khẩu; (iv) tháo gỡ khó khăn, phụ hồi, phát triển ngành du lịch; (v) thúc đẩy đầu tư và giải ngân; (vi) rà soát, xử lý vướng mắc về lao động, phương án hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Trong đó, có một số giải pháp cấp bach, cần được khẩn trương thực hiện như: Cân đối, đáp ưng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí,…; giãn nộp một số loại thuế, phí, lệ phí) đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.

Chính phủ cũng đã dành thời gian cho công tác xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách. Thời gian tới, các Bộ trưởng, Trưởng ngành sát sao, tập trung chỉ đạo việc xây dựng, trình các dự án luật, pháp lệnh để Chính phủ có thể trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp 9, Quốc hội khóa XIV bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Điểm sáng kinh tế - xã hội trong tháng 2

Thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định, đến ngày 20/2, so với cùng kỳ năm 2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 13,06%, huy động vốn tăng tăng 14,15%. Trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, ngành Ngân hàng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạm thời cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xây dựng kế hoạch hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch COVID-19, áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất cho vay, miễn giảm phí dịch vụ. Như chúng ta biết, trước khó khăn, thiệt hại nặng nề của các cá nhân, doanh nghiệp bởi dịch COVID-19, 23 tổ chức tín dụng thông báo đã miễn, giảm lãi suất, khoanh, giãn nợ... cho 44.000 khách hàng với dư nợ tín dụng lên tới 222.000 tỉ đồng.

- Kinh tế vĩ mô cơ bản tích cực; CPI tháng 02/2020 giảm 0,17% so với tháng trước. CPI bình quân 02 tháng đầu năm tăng 5,91%, tuy thấp hơn so với tháng trước (6,43%) nhưng vẫn còn ở mức cao.

- Xuất khẩu vẫn tăng trưởng; nhập siêu trong kiểm soát. Xuất khẩu ước đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Nhập khẩu ước đạt 37,1 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Nhập siêu khoảng 176 triệu USD.

- Nông nghiệp vẫn được duy trì ổn định, nhiều lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng; dịch bệnh dần được kiểm soát (đàn gia cầm tăng 13,8%, đàn bò tăng 2,4%; khai thác gỗ tăng 3,6%; sản lượng thủy sản tăng 2,7%).

- Mặc dù chịu tác động mạnh của dịch COVID-19 nhưng các ngành công nghiệp vẫn duy trì, ổn định và tiếp tục tăng trưởng khá; IIP tháng 2/2020 ước tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước; IIP 2 tháng 2020 ước tăng 6,2%, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,4%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,4%...

- Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng cả về số lượng và vốn; số doanh nghiệp giải thể giảm sau nhiều năm. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tiếp tục đạt mức cao so với cùng kỳ; với trên 17.400 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 364 nghìn tỷ đồng (tăng 9,1% về số doanh nghiệp và tăng 47,1% về số vốn đăng ký). Có gần 12.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 17,1%). Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg về tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Các vấn đề an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện (số lượt hộ thiếu đói, giảm 85,8%, số nhân khẩu thiếu đói, giảm 86,4%; hỗ trợ các hộ thiếu đói trên 205 tấn gạo); đặc biệt đã chi 517 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương cho chống dịch COVID-19.

- Một số kết quả quan trọng trong tháng như sau: (1) Việt Nam có 3 đại diện lọt vào danh sách 500 trường đại học hàng đầu ở các nền kinh tế mới nổi của Times Higher Education gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; (2) Theo hãng Kuonio, Việt Nam lọt top 10 điểm nghỉ dưỡng sang trọng nhất thế giới năm 2020 với nền văn hóa đa dạng và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp; (3) Lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện ghép tay từ người cho còn sống, đây là ca ghép chi thể đầu tiên ở Đông Nam Á và là ca ghép chi thể từ người cho sống đầu tiên trên thế giới; (4) Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nuôi cấy và phân lập thành công COVID-19 trong phòng thí nghiệm.

Gia Gia

Tin bài khác
Lai Châu và huyện Kim Bình (Trung Quốc) hội đàm tăng hợp tác kinh tế biên giới

Lai Châu và huyện Kim Bình (Trung Quốc) hội đàm tăng hợp tác kinh tế biên giới

Ngày 3/7, tại Lai Châu, Sở Công Thương tỉnh tổ chức hội đàm với huyện Kim Bình (Vân Nam, Trung Quốc) nhằm tăng cường hợp tác biên giới trong lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, du lịch và quy hoạch cửa khẩu.
Cảnh báo lừa đảo tinh vi núp bóng thay đổi địa giới hành chính

Cảnh báo lừa đảo tinh vi núp bóng thay đổi địa giới hành chính

Lợi dụng tâm lý hoang mang, thiếu thông tin của người dân trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính, các đối tượng đã sử dụng nhiều chiêu trò giả mạo tinh vi để chiếm đoạt tài sản.
Thời tiết ngày mai 4/7/2025: Miền Bắc mưa to tập trung vào chiều tối, đêm và sáng

Thời tiết ngày mai 4/7/2025: Miền Bắc mưa to tập trung vào chiều tối, đêm và sáng

Thời tiết ngày mai 4/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to thời gian mưa tập trung vào chiều tối, đêm và sáng.
Tiêu dùng bền vững: Tấm vé “thông hành” cho doanh nghiệp

Tiêu dùng bền vững: Tấm vé “thông hành” cho doanh nghiệp

Xu hướng tiêu dùng bền vững đang ngày càng lan rộng, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng hiện đại quan tâm hơn tới sức khỏe, môi trường và trách nhiệm xã hội. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ thay đổi chiến lược sản xuất – kinh doanh mà còn cần xây dựng chuỗi giá trị xanh và minh bạch hơn để tồn tại, phát triển lâu dài.
Danh mục 26 dữ liệu cốt lõi và 43 dữ liệu quan trọng

Danh mục 26 dữ liệu cốt lõi và 43 dữ liệu quan trọng

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã ký thay Thủ tướng Quyết định số 20/2025/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục dữ liệu quan trọng và dữ liệu cốt lõi cần được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.
Thời tiết hôm nay 3/7: Bắc Bộ trưa nay có nắng, tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay 3/7: Bắc Bộ trưa nay có nắng, tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay 3/7, Bắc Bộ có lúc mưa nhỏ; Trung Bộ sáng đến trưa trời nắng, có mưa về chiều; Nam Bộ trưa trời nắng, tiếp tục có mưa dông về chiều trong 1 tuần tới.
Kéo dài thời gian sử dụng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú lên đến tối đa 90 ngày

Kéo dài thời gian sử dụng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú lên đến tối đa 90 ngày

Thông tư 26/2025/TT-BYT là minh chứng rõ nét cho quá trình chuyển mình tích cực của ngành Y tế. Từ những thay đổi tưởng chừng nhỏ như bỏ sổ khám bệnh, thêm số CCCD vào đơn thuốc, đến bước đột phá trong việc cho phép kê đơn 90 ngày – tất cả đều góp phần mang đến trải nghiệm tốt hơn, an toàn hơn cho người bệnh.
Thời tiết ngày mai 3/7/2025: Miền Bắc mưa lớn, miền Nam nắng gián đoạn kèm mưa rào chiều tối

Thời tiết ngày mai 3/7/2025: Miền Bắc mưa lớn, miền Nam nắng gián đoạn kèm mưa rào chiều tối

Thời tiết ngày mai 3/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh

Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công (Bộ Công Thương) phối hợp với Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức Diễn đàn Tiêu dùng bền vững 2025.
Quảng Trị mới - Bước chuyển lịch sử hình thành từ khát vọng và tầm nhìn chiến lược

Quảng Trị mới - Bước chuyển lịch sử hình thành từ khát vọng và tầm nhìn chiến lược

Hợp nhất Quảng Trị – Quảng Bình kỳ vọng tạo cơ hội tái cơ cấu không gian phát triển, kết nối vùng hiệu quả, hiện đại hóa quản trị, mở rộng thị trường và xây dựng một vùng đất đáng sống – đáng đầu tư.
Quảng Trị: Tạo hệ sinh thái doanh nghiệp liên kết vùng, đa ngành và bền vững sau sáp nhập

Quảng Trị: Tạo hệ sinh thái doanh nghiệp liên kết vùng, đa ngành và bền vững sau sáp nhập

Sau sáp nhập tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mới đã xác định các lĩnh vực đầu tư trọng điểm đồng thời hướng đến tăng cường liên kết nội vùng, hình thành hệ sinh thái kinh doanh liên tỉnh, đa ngành và bền vững.
Sử dụng tín chỉ carbon quốc tế: Còn không ít rào cản

Sử dụng tín chỉ carbon quốc tế: Còn không ít rào cản

Dự kiến trong tháng 7 này, Ủy ban châu Âu (EC) - Cơ quan hành pháp của EU sẽ đưa ra dự thảo đặt mục tiêu mang tính ràng buộc pháp lý là giảm 90% lượng phát thải khí nhà kính của khối vào năm 2040 so với mức phát thải năm 1990.
Đằng sau hành trình Hà Nội – Đà Nẵng: Hành khách cảm nhận được sự tận tâm trên tàu SE19/SE20

Đằng sau hành trình Hà Nội – Đà Nẵng: Hành khách cảm nhận được sự tận tâm trên tàu SE19/SE20

Chuyến tàu SE19/SE20 mang đến trải nghiệm khác biệt với không gian sạch đẹp, dịch vụ chu đáo để lại ấn tượng sâu sắc với các nhà báo trên hành trình Hà Nội – Đà Nẵng - Hà Nội.
Thời tiết hôm nay 2/7: Bắc Bộ mưa lớn, trời mát mẻ

Thời tiết hôm nay 2/7: Bắc Bộ mưa lớn, trời mát mẻ

Thời tiết hôm nay 2/7, Bắc Bộ, Thanh Hoá mưa lớn đến đêm nay, nguy cơ sạt lở đất, cảnh báo lũ trên các sông; Trung Bộ và Nam Bộ buổi sáng đến trưa nắng ráo, cục bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông; nhiều vùng biển mưa dông.
Thời tiết ngày mai 2/7/2025: Miền Bắc tiếp tục mưa to đến rất to, có nơi vượt mốc 250mm

Thời tiết ngày mai 2/7/2025: Miền Bắc tiếp tục mưa to đến rất to, có nơi vượt mốc 250mm

Thời tiết ngày mai 2/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.