Thứ tư 23/04/2025 22:11
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030

21/03/2025 15:01
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (Chiến lược phát triển TKV).
Bài liên quan
Sau 10 tháng, doanh thu của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản đã vượt kế hoạch năm
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bị kỷ luật

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược nhằm phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) thành tập đoàn kinh tế mạnh, đóng góp vai trò quan trọng vào sự phát triển của kinh tế nhà nước; duy trì vị trí then chốt là một trong ba trụ cột về năng lượng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia; khai thác bền vững, có kế hoạch đầu tư bền vững dài hạn và phù hợp với cam kết của Việt Nam phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Tập đoàn hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế để làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý, quản trị hiện đại và chuyên môn hóa cao, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa (CGH), tự động hóa (TĐH) và chuyển đổi số (CĐS); phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy truyền thống "Kỷ luật và Đồng tâm"; từng bước thực hiện đổi mới, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh dựa trên nền tảng ngành, nghề kinh doanh chính và các ngành, nghề liên quan theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn.

Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030
Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030

Định hướng phát triển các ngành sản xuất - kinh doanh

Theo định hướng phát triển công nghiệp than: Công tác thăm dò phải luôn đi trước một bước; thăm dò đánh giá trữ lượng than hiện có đảm bảo độ tin cậy phục vụ thiết kế khai thác kết hợp đẩy mạnh thăm dò các mỏ mới nhằm chuẩn bị nguồn tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài lĩnh vực sản xuất than của TKV nói riêng và ngành than nói chung.

Đổi mới và áp dụng công nghệ thăm dò tiên tiến, đặc biệt đối với những khu vực có điều kiện địa chất phức tạp, độ sâu lớn; tiếp tục tìm kiếm đối tác nghiên cứu lựa chọn công nghệ, phương pháp thăm dò thích hợp để thăm dò Bể than đồng bằng sông Hồng.

Tập trung phát triển, duy trì các mỏ hầm lò sản lượng lớn theo tiêu chí "Mỏ xanh, Mỏ hiện đại, Mỏ sản lượng cao, Mỏ an toàn". Phát triển các mỏ khai thác lộ thiên theo hướng nâng cao hệ số bóc giới hạn, phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và quy hoạch liên quan; thực hiện công tác đổ thải đất đá theo hướng sử dụng tối đa bãi thải trong.

Liên thông các mỏ sản lượng nhỏ có điều kiện địa chất, địa lý, hạ tầng phù hợp thành các mỏ sản lượng lớn. Khai thác an toàn, tiết kiệm, tận thu hiệu quả nguồn tài nguyên than đã được giao quản lý bao gồm cả trữ lượng than tại các khu vực trụ bảo vệ các công trình và phần tài nguyên than tổn thất còn lại sau khi đã kết thúc khai thác hầm lò, trên cơ sở đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phát triển sản lượng khai thác theo hướng bền vững, hiệu quả...

Định hướng phát triển công nghiệp khoáng sản - luyện kim: Phát triển ngành công nghiệp khoáng sản của TKV ngang tầm ngành công nghiệp than trên cơ sở tăng cường công tác thăm dò phát triển tài nguyên, đầu tư phát triển các mỏ mới, kết hợp với giải pháp đa dạng hóa nguồn cung quặng/tinh quặng (hợp tác khai thác, nhập khẩu) nhằm đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến khoáng sản hoạt động ổn định, bền vững; duy trì sản xuất hiệu quả các tổ hợp khai thác - chế biến khoáng sản đã đầu tư.

TKV chủ trì từ công tác thăm dò, khai thác bô xít đến phát triển công nghiệp sản xuất alumin - nhôm, tạo động lực dẫn dắt phát triển ngành công nghiệp nhôm của Việt Nam và góp phần vào phát triển kinh tế tại các tỉnh vùng Tây Nguyên trên cơ sở đầu tư mở rộng nâng công suất Tổ hợp alumin Tân Rai, Nhân Cơ lên khoảng 2,0 triệu tấn alumin/năm/tổ hợp; đầu tư mới Tổ hợp bô xít - alumin - nhôm Đắk Nông 2 công suất 2,0 triệu tấn alumin/năm, 0,5 triệu tấn nhôm/năm và dự án nhà máy điện phân nhôm tại tỉnh Lâm Đồng với công suất 0,5 triệu tấn/năm. Trong đó, phấn đấu hoàn thành dự án nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông 2 trong năm 2030, để nâng cao giá trị chế biến sâu, góp phần xây dựng tỉnh Đắk Nông thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia.

Chế biến sâu các loại khoáng sản để tạo ra sản phẩm giá trị kinh tế cao; nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy sản xuất phôi thép tại Hà Tĩnh (trường hợp dự án khai thác, chế biến sắt mỏ Thạch Khê được cấp có thẩm quyền cho phép tiếp tục triển khai), nhà máy sản xuất tổng ôxít đất hiếm/đất hiếm riêng rẽ, zircon siêu mịn, pigment, titan xốp/titan kim loại và các sản phẩm chế biến sâu từ đồng cathode.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao, tiếp thu, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến, chuyển đổi công nghệ, thiết bị của các công đoạn: thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, bảo vệ môi trường đối với từng nhóm/loại khoáng sản. Đối với khoáng sản bôxít Tây Nguyên, titan Bình Thuận, đất hiếm Lai Châu, crômit Thanh Hóa, các mỏ đồng tại Lào Cai... đầu tư phát triển hình thành các tổ hợp khai thác gắn với chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Cải tạo phục hồi môi trường các mỏ khoáng sản sau khi kết thúc khai thác theo hướng lồng ghép tái tạo, phục hồi môi trường kết hợp phát triển các dự án xanh, phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế thân thiện môi trường.

Đa dạng hóa sản phẩm khoáng sản phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ, mở rộng hình thức đầu tư, hợp tác nghiên cứu, đầu tư; khai thác tối đa giá trị mô hình liên thông Than - Khoáng sản - Luyện kim để hình thành hệ sinh thái TKV phù hợp với định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn: Than - Điện - Luyện kim...

Định hướng phát triển công nghiệp điện: Cải tạo, nâng cấp, đổi mới công nghệ các nhà máy điện than hiện có để tận dụng nguồn than chất lượng thấp, hoàn thành dự án đầu tư đã có trong Quy hoạch điện VIII.

Thực hiện chuyển đổi nhiên liệu theo lộ trình phù hợp gắn với hiện đại hóa sản xuất, quản trị nhà máy điện tiên tiến; áp dụng các công nghệ giảm phát thải, công nghệ xanh phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ của thế giới. Định hướng thực hiện chuyển đổi nhiên liệu sang sinh khối và amoniac với các nhà máy nhiệt điện than đã vận hành sau 20 năm khi giá thành phù hợp và có hành lang pháp lý đầy đủ...

Định hướng phát triển vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất: Tiếp tục phát triển sản phẩm cốt lõi là vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và chuỗi sản phẩm dịch vụ. Phát triển sản xuất một số loại tiền chất thuốc nổ khác như: natri nitrat (NaNCh)... nghiên cứu sản xuất, ứng dụng thay thế dần nguyên liệu, vật tư đang nhập khẩu (amoniac-NH3...) để phục vụ cho các dây chuyền sản xuất: amoni nitrat, nhũ tương hầm lò, nhũ tương rời, chuyển đổi năng lượng xanh...

Đầu tư sản xuất phân bón, tham gia chuỗi sản xuất cung ứng các sản phẩm hóa chất cơ bản dùng trong công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, hóa dầu; công nghiệp xử lý nước, sản xuất chất tẩy rửa, xút lỏng, một số sản phẩm phụ trợ khác cho nông nghiệp và các chế phẩm kèm theo tiến tới doanh thu hóa chất tiệm cận với sản phẩm chính.

Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và dịch vụ khoan, nổ, mìn ra các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Inđônêxia...

Định hướng phát triển mô hình kinh doanh và tổ chức của TKV

Định hướng phát triển mô hình kinh doanh của TKV: Gắn kinh doanh với sản xuất tạo ra chuỗi giá trị khai thác, chế biến than - khoáng sản, sản xuất điện, luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ logistic phù hợp với mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại, tái sử dụng, tái chế chất thải (đất đá thải, nước thải đã qua xử lý, chất thải công nghiệp...) làm nguyên vật liệu cho phát triển hạ tầng và công nghiệp; đi đôi với phát triển theo chiều rộng, tăng cường phát triển theo chiều sâu bằng cách áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại. Từng bước tiến tới liên thông 03 phân ngành sản xuất kinh doanh chính của TKV là "Than - Điện - Luyện kim".

Định hướng phát triển mô hình tổ chức Công ty mẹ - TKV: Tiếp tục hoạt động theo mô hình hoạt động hỗn hợp. Công ty mẹ - TKV vừa thực hiện chức năng đầu tư tài chính, vừa trực tiếp hoạt động sản xuất - kinh doanh; phân công nhiệm vụ của các đơn vị chế biến, kho vận, giao nhận và kinh doanh than thuộc Công ty mẹ - TKV nhằm chủ động trong công tác tiêu thụ than, nhập khẩu than; thực hiện lộ trình cổ phần hóa Công ty mẹ - TKV vào thời điểm phù hợp theo tiến độ do Chính phủ phê duyệt.

Định hướng phát triển mô hình tổ chức các công ty thành viên: Duy trì tỷ lệ nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối ở các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh chính và liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.

Tổ chức lại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị thành viên: Hợp nhất nhằm tăng quy mô một số công ty cổ phần sản xuất than có vị trí địa lý và tài nguyên liền kề nhau; tổ chức lại các viện nghiên cứu theo mô hình Nghiên cứu - Chế tạo - Chuyển giao công nghệ; tổ chức lại các đơn vị tư vấn đầu tư, thiết kế, giám sát và quản lý dự án theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp; tổ chức lại các công ty thăm dò địa chất mỏ để hình thành các công ty đủ mạnh thực hiện các hoạt động khảo sát, thăm dò than - khoáng sản trong và ngoài nước.

Thoái vốn đầu tư tại các công ty con, công ty liên kết kinh doanh kém hiệu quả hoặc không phù hợp với định hướng phát triển trong giai đoạn tới.

Tin bài khác
Vì sao Nông nghiệp BAF Việt Nam ngừng kinh doanh nông sản?

Vì sao Nông nghiệp BAF Việt Nam ngừng kinh doanh nông sản?

Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam quyết định dừng hoàn toàn hoạt động kinh doanh nông sản. Đây là bước ngoặt lớn của doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp ngành thép đang "ăn nên làm ra"?

Doanh nghiệp ngành thép đang "ăn nên làm ra"?

Bức tranh tài chính của các doanh nghiệp ngành thép hàng đầu Việt Nam cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ về nội lực cũng như sự chủ động trong định hướng chiến lược.
AI trở thành động lực tăng trưởng bền vững của Be Group

AI trở thành động lực tăng trưởng bền vững của Be Group

Từ sự phát triển của Be Group cho thấy rằng, khi công nghệ được áp dụng đúng cách và đặt trong chiến lược dài hạn, AI hoàn toàn có thể trở thành bệ phóng giúp doanh nghiệp Việt vươn xa trong thời đại số.
HanaGold tạo dấu ấn tại Hội nghị tiếp xúc cử tri của Thủ tướng về tiên phong chuyển đổi số ngành kim hoàn

HanaGold tạo dấu ấn tại Hội nghị tiếp xúc cử tri của Thủ tướng về tiên phong chuyển đổi số ngành kim hoàn

Ngày 21/4/2025, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý HanaGold vinh dự tham gia Hội nghị Tiếp xúc Cử tri Doanh nghiệp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ, đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình đồng hành cùng Chính phủ phát triển ngành kim hoàn Việt Nam.
Bosch Việt Nam lan tỏa tinh thần sống khỏe qua sự kiện chạy bộ Bosch Run 2025

Bosch Việt Nam lan tỏa tinh thần sống khỏe qua sự kiện chạy bộ Bosch Run 2025

Vừa qua, Ngày hội chạy bộ Bosch Run 2025 – Chase the Race do Bosch Việt Nam tổ chức tại The Global City, Thành phố Thủ Đức, đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn cộng sự đến từ các chi nhánh trên toàn quốc. Đây không chỉ là một hoạt động thể thao thường niên, mà còn là dấu ấn khẳng định cam kết của Bosch trong việc chăm lo sức khỏe thể chất và tinh thần cho đội ngũ nhân sự.
Vượt qua Taylor Swift, nhà đồng sáng lập Scale AI trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Vượt qua Taylor Swift, nhà đồng sáng lập Scale AI trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Lucy Guo – nhà đồng sáng lập Scale AI trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới dù đã rời công ty từ nhiều năm trước.
Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập – khẳng định niềm tin đối với thị trường Việt Nam

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập – khẳng định niềm tin đối với thị trường Việt Nam

Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam. Nhân dịp này, Nestlé công bố tăng vốn hoạt động tại Việt Nam với khoản đầu tư lên gần 1.900 tỷ đồng vào việc mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai.
​Thái Bình chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện mùa hè 2025

​Thái Bình chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện mùa hè 2025

Năm 2025, tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh phía bắc dự kiến sẽ đối mặt với áp lực lớn về cung ứng điện do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, đặc biệt trong những tháng hè nắng nóng.
PTSC chia sẻ bài học kinh nghiệm từ dự án Greater Changhua, khẳng định năng lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

PTSC chia sẻ bài học kinh nghiệm từ dự án Greater Changhua, khẳng định năng lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Vừa qua, Hội thảo nghiệm thu kỹ thuật năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam do PTSC và Orsted đã tổ chức thành công thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong khu vực Asean cũng như trên thế giới.
Nhiệt điện Hải Phòng cam kết sản xuất xanh, đồng hành cùng cộng đồng Tam Hưng

Nhiệt điện Hải Phòng cam kết sản xuất xanh, đồng hành cùng cộng đồng Tam Hưng

Chiều ngày 17/4/2025, đoàn đại biểu nhân dân phường Tam Hưng (Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) đã có buổi làm việc và kiểm tra thực tế tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng nhằm đánh giá công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và việc tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình sản xuất, vận hành của nhà máy.
Doanh nghiệp Nhà nước cần được tự quyết cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp Nhà nước cần được tự quyết cơ chế trả lương như tư nhân

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho rằng doanh nghiệp Nhà nước cũng cần được trao quyền tự chủ về cơ chế trả lương như khu vực tư nhân.
Đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp

Đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp

Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý Nhà nước không được phép can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
Liang Wenfeng – "Bộ óc" đứng sau DeepSeek, vào Top 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2025 của TIME

Liang Wenfeng – "Bộ óc" đứng sau DeepSeek, vào Top 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2025 của TIME

Liang Wenfeng – nhà sáng lập ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek đang "làm mưa làm gió" toàn cầu – vừa chính thức góp mặt trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2025 do Tạp chí TIME bình chọn.
148 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế online trong quý I/2025

148 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế online trong quý I/2025

Hiện có khoảng 66.000 hộ và cá nhân kinh doanh đã đăng ký, kê khai và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thông qua Cổng thông tin thương mại điện tử dành riêng cho hộ kinh doanh.
Đưa gần 200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực vào thí điểm thị trường carbon

Đưa gần 200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực vào thí điểm thị trường carbon

Trong giai đoạn thí điểm thị trường carbon, Việt Nam sẽ tập trung vào ba ngành phát thải lớn là nhiệt điện, sắt thép và xi măng – với khoảng 200 doanh nghiệp lớn được lựa chọn tham gia.