CEO Tim Cook của Apple, công ty đang tiến sát mốc vốn hóa thị trường 3.000 tỷ USD, đã gặp rắc rối với các cổ đông với lý do lừa gạt, che giấu thông tin.
Một thẩm phán Mỹ đã từ chối yêu cầu của Apple về việc loại bỏ vụ kiện tập thể, cáo buộc Giám đốc điều hành Tim Cook đã lừa gạt cổ đông bằng cách che giấu nhu cầu iPhone giảm ở Trung Quốc.
Quyết định của thẩm phán liên bang Yvonne Gonzalez Rogers mới đây đã mở đường cho các cổ đông, do quỹ hưu trí ở Anh đứng đầu khởi kiện Apple về việc để cổ phiếu lao dốc, xóa sạch 74 tỉ USD giá trị thị trường của công ty trong một ngày.
Vụ kiện bắt nguồn từ bình luận của Tim Cook vào ngày 1/11/2018 về những dự đoán cho rằng Apple phải đối mặt với áp lực doanh số ở các thị trường như Brazil, Ấn Độ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Ở thời điểm đó, CEO Apple đã loại trừ thị trường Trung Quốc, đồng thời bày tỏ quan điểm tích cực.
"Tôi sẽ không đưa Trung Quốc vào danh sách đó." - Tim Cook bình luận. Vài ngày sau, Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp điều tiết quy mô sản xuất, cắt giảm sản lượng tại Trung Quốc.
Đến ngày 2.1.2019, Apple bất ngờ cắt giảm dự báo doanh thu hàng quý tới 9 tỉ USD, đổ lỗi cho căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Đó là đầu tiên Apple dự báo doanh thu quý giảm kể từ khi iPhone ra mắt năm 2007, khiến cổ phiếu công ty giảm 10% vào ngày hôm sau.
Điều này khiến các cổ đông cho rằng tuyên bố của Tim Cook là lừa dối, mang tới nhiều rủi ro tài chính, khiến các cổ đông không thể đưa ra quyết định đúng đắn.
Năm 2020, các vấn đề kiện tụng đã nổ ra. Nhóm cổ đông cho rằng Tim Cook cố tình lừa gạt những nhà đầu tư bị mất tiền trong thời kỳ suy thoái và vụ kiện đã được "bật đèn xanh" để tiếp tục.
Tháng 2/2022, động thái chính thức của tập thể cổ đông được đưa ra, Apple cũng đã can thiệp để ngăn chặn vụ kiện song thất bại khi phía Thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers đã đưa ra quyết định mở đường cho vụ kiện diễn ra.
Vụ kiện nhấn mạnh tầm quan trọng trong bình luận của Tim Cook về Trung Quốc khiến các cổ đông không phát hiện ra nhu cầu giảm trong khu vực. Bằng cách loại bỏ Trung Quốc khỏi danh sách các thị trường đang đối mặt với thách thức, Tim Cook bị cáo buộc đã che giấu thông tin quan trọng có thể ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư.
Các luật sư công ty lập luận rằng nội dung bình luận không đưa ra bất kỳ tuyên bố sai lệch hoặc gây hiểu lầm nào.
Tuy nhiên, thẩm phán liên bang Yvonne Gonzalez Rogers cho hay: “Bồi thẩm đoàn kết luận rằng việc không tiết lộ những rủi ro này đã gây ra thiệt hại cho nguyên đơn”.
Theo hãng tin Reuters, Apple đã không trả lời khi được đề nghị bình luận về chuyện này. Luật sư của các cổ đông Apple cũng chưa phản hồi câu hỏi từ Reuters.
Kết quả của cuộc chiến pháp lý này được cho là có ý nghĩa rộng hơn đối với quản trị của các công ty và trách nhiệm mà các CEO gánh vác khi cần cung cấp các thông tin thích hợp cho các cổ đông. Các nhà đầu tư và giới quan sát trong ngành luôn theo dõi chặt chẽ sự phát triển của Apple, vì vậy họ cần sự rõ ràng và minh bạch của giới lãnh đạo các công ty.
Vụ kiện chống lại Apple liên quan đến Tim Cook che giấu thông tin nhu cầu iPhone đang giảm ở Trung Quốc vào tháng 2.2022 khiến giá trị thị trường của Apple giảm 74 tỉ USD và giá trị cổ phiếu giảm 10%. Nhưng vào năm 2023, giá trị thị trường của Apple đã tăng vọt lên gần 3.000 tỉ USD, gấp 4 lần so với giá trị của công ty vào năm 2018.
Minh Tú (t/h)