Thứ sáu 20/12/2024 15:35
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh tế số

Doanh nghiệp cần làm gì trước hơn 10,5 triệu mối đe dọa an ninh mạng tại Việt Nam?

20/12/2024 07:00
Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với hơn 10,5 triệu mối đe dọa an ninh mạng trong 6 tháng đầu năm 2024, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cấp bách tăng cường bảo mật.
Doanh nghiệp cần làm gì trước hơn 10,5 triệu mối đe dọa an ninh mạng tại Việt Nam?
Doanh nghiệp cần làm gì trước hơn 10,5 triệu mối đe dọa an ninh mạng tại Việt Nam?

Theo công bố của hãng bảo mật Kaspersky, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia ghi nhận tổng số sự cố gây ra bởi các mối đe dọa lây nhiễm trên thiết bị nội bộ cao nhất trong khu vực Đông Nam Á trong 6 tháng đầu năm 2024.

Trong đó, Việt Nam ghi nhận đến hơn 10,5 triệu mối đe dọa. Indonesia xếp thứ hai với hơn 7,95 triệu mối đe dọa. Thái Lan và Malaysia xếp ở vị trí thứ ba và thứ tư với số trường hợp được báo cáo lần lượt là 2,65 triệu và hơn 1,96 triệu. Singapore ghi nhận con số thấp nhất với chỉ hơn 500.000 sự cố, trong khi Philippines phải đối mặt với gần 700.000 sự cố.

Số liệu được thống kê dựa trên kết quả khi các giải pháp bảo mật Kaspersky quét các tệp trên ổ cứng tại thời điểm chúng được tạo hoặc truy cập và kết quả quét các thiết bị lưu trữ di động.

Nguyên nhân gây ra sự cố trên thiết bị nội bộ thường bắt nguồn từ phần mềm độc hại lan truyền qua USB di động, đĩa CD và DVD, hoặc các tệp được đưa vào máy tính ở dạng nén (chẳng hạn như chương trình trong trình cài đặt phức tạp, tệp được mã hóa…).

Ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á nhận định: “Quá trình số hóa của các hệ thống tài chính, thương mại điện tử và các ngành công nghiệp khác đã tạo đòn bẩy gia tăng lượng người dùng Internet, nhưng đồng thời cũng mở rộng phạm vi tấn công của tội phạm mạng. Bên cạnh đó, việc thiếu hiểu biết về các biện pháp ứng phó và sự chênh lệch lớn về mức độ bảo vệ an ninh mạng tại từng doanh nghiệp cũng là lý do khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều mối đe dọa và cuộc tấn công".

Theo ông Yeo Siang Tiong, muốn bảo vệ hệ thống, thiết bị trước các cuộc tấn công lây lan qua thiết bị di động hoặc tệp ở dạng nén, các cá nhân, doanh nghiệp cần chuẩn bị giải pháp bảo mật mạnh mẽ. Các giải pháp này đòi hỏi khả năng xử lý tệp tin/dữ liệu bị nhiễm phần mềm độc hại, đồng thời được trang bị thêm tường lửa, chức năng chống rootkit và kiểm soát thiết bị lưu trữ di động. Người dùng nên thường xuyên quét virus và phần mềm độc hại trên máy tính để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm.

Để doanh nghiệp có thể bảo vệ một cách toàn diện, Kaspersky khuyến nghị:

Thứ nhất, luôn cập nhật phần mềm trên tất cả thiết bị để ngăn chặn kẻ tấn công khai thác lỗ hổng và xâm nhập vào mạng lưới của tổ chức.

Thứ hai, sao lưu dữ liệu thường xuyên và đảm bảo có thể nhanh chóng truy cập dữ liệu khi cần hay khi gặp trường hợp khẩn cấp.

Thứ ba, tránh tải và cài đặt các phần mềm lậu, phần mềm không rõ nguồn gốc hay chưa được xác minh.

Thứ tư, đánh giá và kiểm tra chuỗi cung ứng cũng như các dịch vụ quản lý có quyền truy cập vào hệ thống của doanh nghiệp. Kaspersky hiện cung cấp dịch vụ Compromise Assessment services, giúp phát hiện các cuộc tấn công đang diễn ra hoặc đã xảy ra mà hệ thống bảo mật hiện tại có thể chưa nhận diện được.

Thứ năm, giám sát quyền truy cập và hoạt động trên mạng để phát hiện các hoạt động bất thường, đồng thời giới hạn quyền truy cập của người dùng dựa trên nhu cầu thực tế, nhằm giảm thiểu rủi ro truy cập trái phép và rò rỉ dữ liệu.

Thứ sáu, thiết lập một trung tâm giám sát và ứng phó sự cố an ninh mạng (SOC) sử dụng công cụ quản lý thông tin và sự việc liên quan tới an ninh mạng (SIEM).

Thứ bảy, cập nhật thông tin mới nhất từ Threat Intelligence để có cái nhìn sâu sắc về các mối đe dọa an ninh mạng nhắm vào tổ chức của bạn, đồng thời cung cấp cho đội ngũ An ninh Thông tin (InfoSec) những thông tin đầy đủ và cập nhật mới nhất về các đối tượng tấn công tiềm ẩn, cũng như chiến thuật, kỹ thuật và quy trình (TTPs) mà chúng sử dụng.

Thứ tám, nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho nhân viên thông qua các công cụ, có thể kể đến như Kaspersky Automated Security Awareness Platform. Nhân viên cần hiểu rõ các rủi ro từ mối đe dọa an ninh mạng và biết cách tự bảo vệ bản thân cũng như tổ chức khỏi những rủi ro này.

Thú chín, nếu không có đội ngũ chuyên trách về an ninh công nghệ thông tin mà chỉ có các quản trị viên công nghệ thông tin tổng quát thiếu kỹ năng chuyên môn để phát hiện và phản ứng ở cấp độ chuyên gia, doanh nghiệp nên cân nhắc đăng ký dịch vụ quản lý thuê ngoài. Dịch vụ này sẽ ngay lập tức nâng cao khả năng bảo mật của doanh nghiệp, đồng thời cho phép bạn tập trung nguồn lực cho việc xây dựng năng lực chuyên môn cho nhân sự nội bộ.

Cuối cùng, đối với các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, hãy cân nhắc sử dụng các giải pháp được thiết kế để quản lý an ninh mạng ngay cả khi không có quản trị viên công nghệ thông tin.

Tin bài khác
Những tính năng mới có trong bản cập nhật iOS 18.3 beta

Những tính năng mới có trong bản cập nhật iOS 18.3 beta

Mặc dù iOS 18.3 beta không phải là bản cập nhật lớn về tính năng, nhưng nó vẫn mang đến những cải tiến đáng chú ý, như hỗ trợ robot hút bụi qua ứng dụng Home.
iPhone 16 sắp được gỡ bỏ lệnh cấm bán tại Indonesia

iPhone 16 sắp được gỡ bỏ lệnh cấm bán tại Indonesia

Khoản đầu tư 1 tỷ USD từ Apple không chỉ giúp hãng lấy lại thị phần tại Indonesia mà còn tạo động lực cho sự phát triển công nghiệp và công nghệ của nước này.
VinaPhone - Nhà mạng thứ 2 triển khai 5G tại Việt Nam

VinaPhone - Nhà mạng thứ 2 triển khai 5G tại Việt Nam

Ngay sau khi Viettel thương mại hoá 5G vào giữa tháng 10/2024 vừa qua, VinaPhone là nhà mạng tiếp theo chính thức bước vào 'cuộc đua' 5G.
Apple có thể bắt tay với Tencent và ByteDance để tích hợp AI vào iPhone

Apple có thể bắt tay với Tencent và ByteDance để tích hợp AI vào iPhone

Nếu các cuộc đàm phán với Tencent và ByteDance tiến triển thuận lợi, Apple có thể mở ra một chương mới trong chiến lược kinh doanh tại Trung Quốc.
Xu hướng các “đại bàng công nghệ” đầu tư vào Việt Nam

Xu hướng các “đại bàng công nghệ” đầu tư vào Việt Nam

Không chỉ có NVIDIA mà đang có một làn sóng đầu tư FDI vào công nghiệp bán dẫn, AI, blockchain và các ngành công nghệ tương lai khác. Các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Qualcomm, Google, Meta, Lam Research, Qorvo, AlChip… đã có kế hoạch chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam.
ChatGPT mở rộng khả năng tương tác qua điện thoại cố định

ChatGPT mở rộng khả năng tương tác qua điện thoại cố định

Chỉ với một cuộc gọi, người dùng ChatGPT có thể đặt câu hỏi, nhận câu trả lời và yêu cầu thực hiện các tác vụ như dịch văn bản sang ngôn ngữ khác.
Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo tay thông minh

Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo tay thông minh

Theo công ty nghiên cứu thị trường IDC, Huawei đã dẫn đầu thị trường thiết bị đeo tay thông minh trong ba quý đầu năm 2024 khi chiếm 16,9% thị phần toàn cầu.
CES 2025: Công nghệ nắm quyền điều khiển

CES 2025: Công nghệ nắm quyền điều khiển

Trong thời đại mà công nghệ không chỉ thay đổi các tính năng của ô tô mà còn định nghĩa lại bản thân tính di động, CES 2025 đã trở thành nơi trưng bày cho tương lai ngành giao thông vận tải.
Chi phí phát triển AI đẩy OpenAI vào cuộc khủng hoảng tài chính mới

Chi phí phát triển AI đẩy OpenAI vào cuộc khủng hoảng tài chính mới

Chi phí là lý do lớn nhất khiến cấu trúc công ty của OpenAI có thể thay đổi trong thời gian tới và nguy cơ bước vào cuộc khủng hoảng tài chính mới.
Apple chỉ trích Meta trong cuộc chiến bảo vệ quyền riêng tư người dùng

Apple chỉ trích Meta trong cuộc chiến bảo vệ quyền riêng tư người dùng

Cuộc đối đầu giữa hai gã khổng lồ công nghệ Apple và Meta càng làm nổi bật những tranh cãi xoay quanh sự cạnh tranh và quyền kiểm soát dữ liệu.
Rò rỉ hình ảnh thực tế về Galaxy S25 Plus

Rò rỉ hình ảnh thực tế về Galaxy S25 Plus

Bộ ba Galaxy S25, Galaxy S25 Plus và Galaxy S25 Ultra sẽ đều quay lại thiết kế bo tròn ở bốn góc thay vì vuông vức, góc cạnh như trên S24 Ultra hiện tại.
TikTok đối diện nguy cơ

TikTok đối diện nguy cơ ''cấm cửa'' tại châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức khởi động cuộc điều tra nhằm vào nền tảng TikTok với cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA)
Mạng xã hội Threads của Meta đạt 300 triệu người dùng

Mạng xã hội Threads của Meta đạt 300 triệu người dùng

Trong năm 2024, Threads cũng là ứng dụng được tải xuống nhiều thứ hai trên iPhone, chỉ sau ứng dụng mua sắm Temu, ứng dụng đứng đầu trên App Store.
ChatGPT Search chính thức miễn phí cho tất cả người dùng

ChatGPT Search chính thức miễn phí cho tất cả người dùng

Theo đó, tất cả người dùng đã đăng nhập ChatGPT có thể sử dụng tính năng ChatGPT Search thông qua cả nền tảng web và ứng dụng di động.
Người dùng iPhone thất vọng với các tính năng của Apple Intelligence

Người dùng iPhone thất vọng với các tính năng của Apple Intelligence

Theo khảo sát của SellCell, 73% người dùng iPhone cho rằng các tính năng của Apple Intelligence không mang lại giá trị đáng kể cho trải nghiệm của họ.