Một trường hợp đáng chú ý gần đây là yêu cầu hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của Công ty TNHH Nệm Thắng Lợi đối với nhãn hiệu Việt Thắng Lợi.
Theo tài liệu được cung cấp, Công ty TNHH Nệm Thắng Lợi đã nộp đơn yêu cầu lên Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ số 4-0504490-000 do bà Nguyễn Thị Thu Hằng đăng ký với nhãn hiệu Việt Thắng Lợi. Nguyên nhân chính yếu là nhãn hiệu này bị cho rằng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ và có dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Nệm Thắng Lợi, vốn đã được bảo hộ bởi công ty này từ trước.
Nhiều chi tiết và dấu hiệu từ sản phẩm của Việt Thắng Lợi có dấu hiệu “nhái” với thương hiệu Thắng Lợi. Ảnh: DNCC |
Để củng cố lập luận, Công ty Nệm Thắng Lợi đã tiến hành thủ tục giám định sự tương tự gây nhầm lẫn và xâm phạm nhãn hiệu tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ.
Bản Kết luận giám định số NH247-23YC/KLGĐ của Viện Khoa Học Sở Hữu Trí Tuệ cho biết: Đối tượng bị xem xét "VIỆT THẮNG LỢI" (Dấu hiệu) bị coi là tương tự với Nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNDKNH số 343947 (Nhãn hiệu) vì các lý do sau:“
Nhãn hiệu gồm phần hình và phần chữ, trong đó phần hình là hai chiếc lá ghép lại với nhau thành chữ V và phần chữ "THẮNG LỢI" thì thành phần chính, có khả năng phân biệt của Nhãn hiệu (các yếu tố khác được trình bày với cỡ chữ nhỏ/mỏng trên nền tối nên không có khả năng phân biệt).
Dấu hiệu và Nhãn hiệu có sự tương đồng về cấu trúc, màu sắc và phát âm: cả Dấu hiệu và Nhãn hiệu được trình bày bởi hai màu xanh lá cây và trắng; Dấu hiệu là chữ "VIỆT THẮNG LỢI", trong 2/3 chữ thì phần chính thành phần chính là chữ Nhãn hiệu: Dấu hiệu "Thắng Lợi"; chữ cái "V" tại Dấu hiệu được viết cách điệu như hình ảnh hai chiếc lá ghép lại, tương tự với chữ V tại Nhãn hiệu.
Mặc dù có một số điểm khác biệt về Nhãn hiệu là được trình bày thành 3 dòng, còn Dấu hiệu được trình bày trên một dòng; Dấu hiệu là có thêm chữ "VIỆT" nhưng do chữ TL lồng vào nhau, phông chữ ở Dấu hiệu/Nhãn hiệu khác nhau, tuy nhiên với việc tương tự về cấu trúc, âm đọc cũng như hình ảnh sử dụng tại phần hình là phần chính thì Dấu hiệu và Nhãn hiệu này không đủ tạo nên khả năng phân biệt giữa Dấu hiệu và Nhãn hiệu.
Vì các lý do trên, có thể thấy, dấu hiệu "VIỆT THẮNG LỢI" bị coi là tương tự với Nhãn hiệu được bảo hộ….”
Theo kết luận từ ngày 6 tháng 4 năm 2023 từ Cục Sở hữu trí tuệ như sau:
Căn cứ các thông tin có trong Hồ sơ giám định số NH247-23YC; căn cứ kết quả đánh giá Đối tượng giám định theo các điều kiện để coi là yếu tố xâm phạm, kết luận như sau:
Dấu hiệu "VIỆT THẮNG LỢI" được gắn trên sản phẩm/bao bì sản phẩm đệm (nệm) (quy định tại Điều 11 Nghị định 105/2006 sửa đổi đối với Nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 334947 của Công ty TNHH Nệm Thắng Lợi).là yếu tố xâm phạm quyền
Tuy nhiên, Công ty TNHH Nệm Thắng Lợi vẫn chưa nhận được công văn trả lời kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được tờ khai chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bản bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp.
Văn bản kết luận của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ. |
Dựa trên đơn yêu cầu, Công ty Nệm Thắng Lợi khẳng định rằng, nhãn hiệu Việt Thắng Lợi vi phạm quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ, bởi sự tương đồng có thể khiến người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu này. Đây là một trong những yếu tố then chốt mà doanh nghiệp nhấn mạnh nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.