Cách các doanh nghiệp nhỏ hưởng lợi từ thị trường Resale đang bùng nổ

15:39 28/06/2021

Luân chuyển vòng đời sản phẩm, giảm rác thải, tiết kiệm chi phí, Resale (bán lại) đã trở thành phương thức mua sắm quen thuộc của nhiều người tiêu dùng và trở thành xu hướng mới. Trong bối cảnh các doanh nghiệp lớn đổ bộ vào cuộc chơi, liệu đây có phải thời điểm thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ bắt nhịp đầu tư?

Resale là một từ tiếng Anh bắt nguồn từ chữ sale – bán hàng. Resale là việc bán lại những món đồ mà bạn đã mua với giá chênh lệch so với hàng retail (hàng trưng bày chính thức) nhằm thu lại lợi nhuận. Khi mua hàng resale sẽ không có một mức giá cố định nào dành cho khách hàng cũng như người bán mà phụ thuộc vào mức độ “hot hit” của sản phẩm cũng như mức giá người bán tự đặt ra.

Thương vụ nền tảng mua sắm online Esty mua lại ứng dụng mua sắm xã hội gần đây đã gây tiếng vang trên thị trường với giá trị 1,6 tỷ đô la Mỹ. Đối với giới thời trang nói riêng, đây là một trong những thỏa thuận sát nhập bán lẻ lớn nhất trong những năm gần đây. Theo báo cáo toàn cầu mới của công ty nghiên cứu thị trường GlobalData chỉ ra thị trường quần áo secondhand tăng tốc gấp 11 lần so với khu vực truyền thống và ước tính đáng giá gấp đôi trong ngành “thời trang nhanh” (fast fashion) và dự kiến đạt 84 tỷ đô la vào năm 2030 (fast fashion được kỳ vọng trị giá khoảng 40 tỷ đô la trong cùng thời gian trên). Do đó, không ngạc nhiên khi các gã khổng lồ bán lẻ đã và đang tăng cường Resale: Thương hiệu đắt đỏ Gucci gần đây triển khai cửa hàng ký gửi cao cấp trực tuyến, ASOS đầu tư vào Resale và hàng secondhand chất lượng cao trên thị trường ASOS, Levi’s cho ra mắt trang web bán lại mang tên thương hiệu Levi’s Secondhand.  

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 
Luân chuyển vòng đời sản phẩm, giảm rác thải, tiết kiệm chi phí, Resale (bán lại) đã trở thành phương thức mua sắm quen thuộc của nhiều người tiêu dùng và trở thành xu hướng mới. Trong bối cảnh các doanh nghiệp lớn đổ bộ vào cuộc chơi, liệu đây có phải thời điểm thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ bắt nhịp đầu tư? 

Một số doanh nghiệp nhỏ bắt đầu thực hiện mô hình kinh doanh bán lại tương tự như cách Levi’s và Gucci đã làm. Nhãn hiệu thời trang xa xỉ nước Anh Mignonnette London sáng lập bởi Joon Rajkovic chuyên về các mẫu trang phục thanh lịch và slow fashion (thời trang chậm) đã thiết kế chương trình “Mignonnette Reimagined” mua lại trang phục cũ của khách hàng và đổi quần áo mới nhằm giữ chân khách hàng trung thành trong khi vẫn có thể nâng tầm giá trị thương hiệu.

Các doanh nghiệp nhỏ khác cũng khai trương nền tảng resale của riêng mình. Anne-Marie Tomchak, cựu Giám đốc kỹ thuật số của Vogue và nhà sáng lập kiêm CEO Công ty công nghệ bền vững DesignTracker đã đồng sáng lập tổ chức thời trang phi lợi nhuận ShareJoy. Nền tảng này cho phép người dùng quyên góp quần áo cũ cho các hoạt động từ thiện. Tomchak chia sẻ: “Lí do mà chúng tôi muốn mở một nền tảng resale là bởi vì có những bộ trang phục trị giá hàng trăm triệu bảng Anh vẫn ‘đóng bụi’ trong tủ quần áo của mọi người. Chúng tôi nhận thấy rằng, các tổ chức từ thiện hiện rất khó khăn cùng với gia tăng nhu cầu về dịch vụ sức khỏe tâm thần. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vòng tròn kinh tế nhằm giúp đỡ ngành kinh tế thứ ba. Khẩu hiệu của chúng tôi là: Những gì có trong tủ quần áo của bạn đều có sức mạnh làm thay đổi cuộc sống”. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Tomchak cũng nhận ra thái độ của mọi người đối với quần áo cũ đã thay đổi đáng kể: “Ngành công nghiệp thời trang nổi tiếng với sáng tạo cái mới. Nhưng định nghĩa “mới” đang dần thay đổi. Giờ đây, một bộ đồ mới có thể bắt nguồn từ dịch vụ cho thuê hoặc bán lại. Điều này đã tạo nên sự thay đổi lớn trong quan niệm của khách hàng về cuộc cách mạng resale”. Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi không cố gắng nói những gì quá vĩ mô, chúng tôi chỉ thoát khỏi khuôn khổ vốn có cho phép mọi người thể hiện bản thân thông qua trang phục”.

Trong bối cảnh hành vi người tiêu dùng chuyển đổi mạnh mẽ, Resale đang dần trở thành hướng đi tiềm năng cho các doanh nghiệp nhỏ áp dụng công nghệ. Lấy ShareJoy làm ví dụ, tổ chức đã sử dụng ứng dụng Depop để mua-bán lại các mặt hàng, giúp các doanh nghiệp mở rộng cơ hội kinh doanh. Tony McGurk, chủ tịch kiêm đồng sáng lập Cryptocycle đã ứng dụng công nghệ cho phép theo dõi bất kỳ sản phẩm. Ngoài ra gắn tag NFC (chỉ dưới 1 bảng Anh) sẽ giúp kiểm tra vòng đời của trang phục và có khả năng truy cập thông tin về phương thức sản xuất và định hướng sử dụng trong tương lai. Đây là cách các doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng xâm nhập vào thị trường Resale. 

Thị trường bán lại đang bùng nổ cũng có nghĩa cơ sở hạ tầng đang tạo điều kiện cho ngành thời trang phát triển nhanh chóng. Tương lai là vô tận, ngành công nghiệp resale đang chiếm giữ ưu thế theo nhiều cách khác nhau và có vẻ như không có thời điểm nào tốt hơn để các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường đang mở rộng.

TL