Thứ sáu 04/07/2025 21:20
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Các nhà sản xuất ôtô điều chỉnh kế hoạch sản xuất xe điện

Các hãng xe lớn trên thế giới, từ Toyota, Volvo đến Volkswagen, Ford,... đều giảm bớt kỳ vọng vào xe điện khi doanh số nửa đầu năm 2024 không được như dự báo.
Các nhà sản xuất ôtô điều chỉnh kế hoạch sản xuất xe điện
Các hãng xe lớn trên thế giới đều giảm bớt kỳ vọng vào xe điện.

Các hãng ôtô lớn trên thế giới đang điều chỉnh kế hoạch sản xuất xe điện hóa (thuần điện lẫn plug-in hybrid), do nhu cầu về dòng xe này đang bị chững lại. Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của hãng xe Toyota đến từ Nhật Bản, hãng đã cắt giảm một phần ba kế hoạch sản lượng xe điện hóa cho năm 2026. Đây được coi là động thái cắt giảm sản lượng xe điện mới nhất của một hãng ôtô lớn trong bối cảnh nhu cầu xe điện bị chững lại trong thời gian gần đây.

Được biết, doanh số xe điện hóa toàn cầu, bao gồm cả xe thuần điện và xe plug-in hybrid, đã tăng 20% trong nửa đầu năm 2024. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Rho Motion, con số này cho thấy chậm hơn dự kiến khi khu vực châu Âu chỉ tăng trưởng 1% cùng kỳ. Trong khi đó, doanh số xe hybrid đã tăng lên đáng kể.

Dưới đây là các công ty ôtô đã hạ thấp kỳ vọng về xe điện, trình tự sắp xếp thời gian từ gần nhất đến cũ nhất:

Toyota

Nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới điều chỉnh kế hoạch sản xuất 1 triệu xe điện vào năm 2026, so với mục tiêu đã công bố trước đó là 1,5 triệu xe, theo Nikkei đưa tin vào 6/9.

Trước đó, Toyota từng tuyên bố không có thay đổi nào đối với ý định sản xuất 1,5 triệu xe điện mỗi năm vào năm 2026, và 3,5 triệu xe vào năm 2030. Tuy nhiên, công ty cho biết, những con số này không phải là mục tiêu, mà là chuẩn mực cho các cổ đông.

Volvo

Hãng sản xuất ôtô Thụy Điển đã hủy bỏ mục tiêu chuyển sang sản xuất xe điện hoàn toàn vào năm 2030, và cho biết vẫn sẽ cung cấp một số mẫu xe hybrid vào thời điểm đó. Hãng đặt mục tiêu 90-100% ôtô bán vào năm 2030 là xe thuần điện hoặc plug-in hybrid, 10% là xe hybrid nhẹ (mild-hybrid).

Volkswagen

Mặc dù vẫn giữ mục tiêu xe điện chiếm 70% doanh số tại châu Âu và 50% tại Mỹ và Trung Quốc vào năm 2030, Volkswagen cho biết, kế hoạch xây dựng nhà máy pin của họ sẽ linh hoạt tùy theo nhu cầu thị trường.

Ford

Ford đã giảm tỷ trọng đầu tư vào xe thuần điện từ 40% xuống còn 30%, đồng thời tập trung hơn vào xe hybrid. Hãng cũng đã hủy bỏ kế hoạch về một mẫu SUV điện và trì hoãn việc ra mắt phiên bản điện của mẫu bán tải chủ lực.

Porsche

Hãng sản xuất ôtô cao cấp của Đức đã hạ thấp tham vọng về xe điện của mình vào tháng 7 vừa qua. Porsche cho biết, chỉ có thể đạt được mục tiêu 80% doanh số là xe thuần điện vào năm 2030 nếu nhu cầu và sự phát triển trong lĩnh vực xe điện đảm bảo điều đó.

Renault

Vào đầu năm 2022, Tổng Giám đốc điều hành Renault - Luca De Meo đã định hướng rằng tất cả doanh số của hãng sẽ hoàn toàn là xe điện vào năm 2030. Nhưng đến nay, mục tiêu đó đã thay đổi khi Tổng Giám đốc điều hành thương hiệu Fabrice Cambolive cho biết Renault sẽ theo đuổi chiến lược kép với cả xe điện và xe động cơ đốt trong trong 10 năm tới, tức là sau năm 2030.

Trước đó, vào tháng 7.2024, De Meo cho rằng, ông không chắc về mốc thời gian chuyển hoàn toàn việc sản xuất sang xe điện tại châu Âu.

General Motors (GM)

Vào tháng 6, GM đã cắt giảm dự báo sản lượng xe điện cho năm 2024, và vào tháng 7, công ty đã từ chối giải thích lại dự báo sản xuất một triệu xe điện tại Bắc Mỹ vào cuối năm 2025.

Mercedes

Hãng sản xuất ôtô hạng sang của Đức cho biết vào tháng 2 rằng, doanh số xe điện, bao gồm cả xe hybrid, sẽ chiếm tới 50% tổng số vào năm 2030, chậm hơn 5 năm so với dự báo của công ty vào năm 2021.

Công ty cũng đã lùi kế hoạch về tăng cường dung lượng pin của xe, vì nhu cầu xe điện không tăng.

Bentley

Bentley ban đầu có tham vọng chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện vào năm 2030, nhưng gần đây, CEO Adrian Hallmark đã chia sẻ rằng, có thể họ vẫn sẽ tiếp tục bán các mẫu xe hybrid sau thời điểm đó.

Aston Martin

Tháng 2 vừa qua, Aston Martin đã quyết định lùi thời điểm ra mắt mẫu xe điện đầu tiên của hãng do nhu cầu thị trường còn thấp.

Tin bài khác
Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Thị trường IPO Hồng Kông bùng nổ với hơn 14 tỷ USD huy động trong nửa đầu năm 2025, dẫn đầu toàn cầu nhờ chính sách hỗ trợ và dòng vốn nội địa từ Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Kết phiên giao dịch ngày 3/7/2025, thị trường chứng khoán Mỹ thăng hoa sau báo cáo việc làm tích cực, cổ phiếu Nvidia tăng mạnh giúp vốn hóa tiến sát ngôi vị cao nhất thế giới.
6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 năm 2025 ước đạt 5,93 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Bất chấp loạt rủi ro như chiến tranh thương mại, xung đột Trung Đông và cạnh tranh AI, thị trường chứng khoán Mỹ đang chạm đỉnh lịch sử nhờ dòng tiền dồi dào và kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2025 giảm mạnh tới 30% so với cùng kỳ, hé lộ những rủi ro về kiểm soát chất lượng nông sản, nhưng đồng thời cũng cho thấy nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu và quản trị cửa khẩu ngày càng chuyên nghiệp.
Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Dù căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt và ông Trump thông báo ngừng bắn, thị trường toàn cầu vẫn phản ứng thận trọng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã “nhờn” với biến động địa chính trị.
Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đồng loạt giảm điểm khi lo ngại về nguy cơ Mỹ tham chiến tại Trung Đông gia tăng, trong lúc Fed cảnh báo lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến.
Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Chiến sự Trung Đông leo thang và áp lực từ dữ liệu kinh tế Mỹ khiến giới đầu tư lo ngại, dòng vốn có xu hướng chảy về các tài sản trú ẩn, trong khi Fed chuẩn bị công bố triển vọng kinh tế Mỹ.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Thị trường chứng khoán toàn cầu mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba (17/6) trong trạng thái căng thẳng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ kêu gọi sơ tán khẩn cấp khỏi thủ đô Tehran của Iran.
Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Dù Ấn Độ được dự báo vào top 3 thị trường hàng không hành khách và hàng hóa lớn nhất thế giới vào năm 2030, sự cố này là lời cảnh báo rõ ràng: tăng trưởng phải đi cùng năng lực quản trị, an toàn và niềm tin toàn cầu.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo khi Israel bất ngờ không kích Iran, khiến giá dầu tăng vọt và các nhà đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro, tìm đến nơi trú ẩn như vàng và đồng franc Thụy Sĩ.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Tuyên bố mới của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế đơn phương trong hai tuần tới đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc: chứng khoán Mỹ giảm điểm, USD suy yếu, trong khi vàng tăng giá.
Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu nhích lên sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt đồng thuận sơ bộ tại London, giúp xoa dịu căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn thận trọng trước dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ trong phiên đầu tuần nhờ lực kéo từ Amazon và Alphabet, trong khi nhà đầu tư dõi theo tiến triển từ vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung tại London.
Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Chỉ số S&P 500 đang giằng co quanh mốc tâm lý 6.000 điểm, khi giới đầu tư chưa tìm thấy chất xúc tác đủ mạnh để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và bất ổn thương mại.