Thứ hai 18/11/2024 07:39
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án xuất khẩu khẩu trang y tế

12/10/2020 00:00
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn rõ các nước bị ảnh hưởng nặng của dịch là các nước nào để làm cơ sở cho bộ này triển khai thực hiện xuất khẩu khẩu trang y tế.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Vừa qua, Văn phòng chính phủ đã có Thông báo số 155/TB-VPCP ngày 15/4/2020 về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.

Trong đó, Thủ tướng đồng ý xuất khẩu khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch theo nguyên tắc bảo đảm cho nhu cầu trong nước (kể cả dự trữ) và chỉ xuất khẩu cho các nước bị ảnh hưởng nặng của dịch bệnh…

"Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan xử lý nhanh việc này, không để lỡ thời cơ. Bộ Y tế khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nêu trên", người đứng đầu Chính phủ yêu cầu.

Theo dự thảo tờ trình của Bộ Y tế mới đây, năng lực sản xuất của 47 doanh nghiệp (DN) trong nước có thể lên đến 25,5 triệu chiếc khẩu trang y tế/ngày nếu đủ nguyên liệu sản xuất.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao mua dự trữ 60 triệu chiếc khẩu trang y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, đến nay Bộ Y tế đã ký hợp đồng mua 46 triệu chiếc. Hiện vẫn còn 14 triệu chiếc chưa mua được theo kế hoạch được giao.

Góp ý vào dự thảo tờ trình Chính phủ của Bộ Y tế, Bộ Tài chính mới đây đã đề xuất hai phương án để vừa đảm bảo cung ứng khẩu trang dự trữ phục vụ trong nước song vẫn tận dụng được thời cơ.

Cụ thể, theo Bộ Tài chính tại dự thảo sửa đổi Nghị quyết số 20/NQ-CP thì DN được phép xuất khẩu khẩu trang y tế khi đã bán hoặc hỗ trợ cơ sở y tế trong nước số lượng tối thiểu bằng 20% số lượng ghi trên tờ khai xuất khẩu và phải đáp ứng điều kiện: Phải trúng thầu và có hợp đồng mua bán với cơ sở y tế hoặc phải có thỏa thuận hỗ trợ khẩu trang y tế giữa doanh nghiệp và cơ sở y tế.

Như vậy, việc thực hiện quy định này sẽ phát sinh một số vướng mắc. Cụ thể, theo Bộ Tài chính, để được xuất khẩu mặt hàng khẩu trang y tế, doanh nghiệp sẽ phải tham gia đấu thầu hoặc thỏa thuận hỗ trợ với các cơ sở y tế.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều doanh nghiệp dệt may chuyển sang may khẩu trang y tế, tạo việc làm cho công nhân nhưng chưa tham gia đấu thầu hoặc thỏa thuận cung cấp cho các cơ sở y tế trong nước. Do đó, Bộ Tài chính cho rằng, doanh nghiệp sẽ mất một khoảng thời gian để đáp ứng điều kiện nêu trên. Điều này không phù hợp với việc tận dụng thời cơ sản xuất, xuất khẩu khẩu trang y tế theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong khi đó theo Luật Hải quan thì doanh nghiệp có thể mở một hoặc nhiều tờ khai tại một hoặc nhiều chi cục hải quan khác nhau. Doanh nghiệp chỉ cần một trong các chứng từ theo quy định tại điểm 2 của dự thảo sửa đổi Nghị quyết thì có thể được thực hiện xuất khẩu khẩu trang y tế tại nhiều chi cục hải quan khác nhau, dẫn đến cơ quan Hải quan không thể theo dõi được số lượng khẩu trang y tế xuất khẩu theo quy định trên.

Từ những khó khăn vướng mắc nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế lựa chọn phương án tối ưu để trình Chính phủ.

Theo phương án 1, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công Thương đánh giá năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế để có thể đảm bảo đủ nguồn cung ứng cho dự trữ trong nước trong tháng 5 hay không? Trường hợp có thể đảm bảo thu mua đủ số lượng khẩu trang y tế theo nhiệm vụ được giao trong tháng 5, Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Y tế trình Chính phủ cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu khẩu trang y tế mà không hạn chế số lượng, không bị ràng buộc về điều kiện xuất khẩu.

Phương án 2, trường hợp thực hiện theo phương án đã được Bộ Y tế đề xuất tại dự thảo Tờ trình báo cáo Chính phủ, Bộ Y tế có văn bản xác nhận số lượng khẩu trang y tế được phép xuất khẩu của từng doanh nghiệp làm cơ sở cho cơ quan Hải quan theo dõi khi thực hiện thủ tục hải quan.

Đồng thời Bộ Tài chính đề xuất bổ sung thêm nội dung trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được xuất khẩu khẩu trang y tế dưới hình thức quà biếu, quà tặng, (trường hợp cần hạn chế xuất khẩu thì Bộ Y tế quy định số lượng cụ thể).

Để có cơ sở thực hiện tốt, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn rõ các nước bị ảnh hưởng nặng của dịch là các nước nào.

Tin bài khác
Khai mạc Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long

Khai mạc Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long

Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Làng nghề sản xuất gạch gốm huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Năng lượng sạch – Nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

Năng lượng sạch – Nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

Long An hiện có nhu cầu lớn trong việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Trong quy hoạch từ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 Ninh Thuận sẽ phát triển nền kinh tế xanh: Công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, du lịch xanh, đô thị xanh, chuyển đổi xanh. Tỉnh mong muốn tìm được các nhà đầu tư có tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật cao đảm bảo phát triển bảo vệ môi trường bền vững.
Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tích cực giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024, đưa ra các giải pháp để khắc phục các khó khăn.
Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Trọng Hài bày tỏ quyết tâm đưa tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh lên trên 95% vào cuối năm 2024.
Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050 nhấn mạnh việc không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, thay vào đó là phát triển kinh tế xanh.
Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bộ Công Thương cam kết tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện trong năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống.
Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024 được xem như bước ngoặt đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”…
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Ngày 14/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, UBND Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Thành phố.tháng 11 năm 2024.
Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội về việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân, coi đây là giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp điện ổn định.
Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tận dụng các lợi thế về nhân lực, chi phí, và sự hỗ trợ quốc tế.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, định hướng mới của Bình Dương là phát triển hệ sinh thái đô thị - công nghiệp thông minh, trong đó kinh tế số là nòng cốt.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 56,35%, đạt tỉ lệ thấp so với cùng kỳ năm 2023.