Biến thể Delta có ý nghĩa gì đối với sự phục hồi kinh tế của nước Mỹ?
- 3
- Cơ hội giao thương
- 15:45 19/08/2021
DNHN - Triển vọng trước mắt của nền kinh tế Mỹ dường như gắn bó chặt chẽ với làn sóng lây nhiễm và nhập viện do biến thế Delta của Covid-10. Mặc dù tình hình chưa quá đỗi tồi tệ để làm suy yếu sự phục hồi nhưng có nhiều lý do lo ngại đây có thể trở thành một cơn lốc đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Người tiêu dùng ngày càng lo lắng trước biến thể này và cẩn thận hơn trong chi tiêu tài chính. Doanh số bán lẻ toàn quốc giảm mạnh trong tháng 7. Theo cuộc khảo sát tâm lý người tiêu dùng hồi đầu tháng 8 của Đại học Michigan, kết quả cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng e dè và sẵn sàng chi tiêu thấp hơn cả so với thời kỳ tồi tệ nhất trong đại dịch mùa Xuân năm ngoái. Hiện đang là thời điểm mà tất cả người dân Mỹ phải đối mặt với hàng loạt tin tức tiêu cực như giá hàng hóa gia tăng, hệ thống bệnh viện ở Florida và Texas quá tải, số lượng những người trẻ nhiễm bệnh ngày càng cao và gia tăng lây nhiễm đột phá ở những người tiêm chủng đầy đủ.
Các doanh nghiệp cũng trở nên căng thẳng. Theo chỉ số niềm tin kinh doanh hàng tuần của Moody's Analytics, tâm lý doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể vào mùa xuân này khi các đợt tiêm chủng tăng lên và đại dịch đang giảm dần. Tuy nhiên chỉ số đã đi ngang kể từ giữa tháng 6. Kỳ vọng của các doanh nghiệp về triển vọng nền kinh tế trong thời gian còn lại của năm nay giảm đi đáng kể. Số người được hỏi cho rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục cải thiện đã giảm từ hơn 60% xuống dưới một nửa. Mặc dù điều này chưa ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhưng cần theo dõi chặt chẽ bởi thị trường việc làm và sự phục hồi kinh tế rộng lớn hơn sẽ gặp nguy hiểm nếu các doanh nghiệp không thể lấp chỗ trống việc làm và rót vốn.
Chỉ số Trở lại Mức bình thường mà Moody's xây dựng với CNN Business đã suy yếu kể từ khi đạt đỉnh vào cuối tháng 6. Chỉ số này được tổng hợp từ các số liệu thống kê của chính phủ và dữ liệu của bên thứ ba, bao gồm tính di động của Google, số lượng người trải qua các đợt kiểm tra tại sân bay TSA và đặt chỗ nhà hàng trong OpenTable, đo lường mức độ nền kinh tế so với hiệu suất trước đại dịch. Vào giữa tháng 8, chỉ số này đã giảm từ mức cao nhất cuối tháng 6 là 93,5% xuống còn 92%.
Dẫn đầu sự sụt giảm là các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp và tỷ lệ lây nhiễm và nhập viện cao, đáng chú ý nhất là Florida, đứng đầu với hơn 101% mức bình thường vào cuối tháng 6 nhưng sau đó đã giảm xuống dưới 97%. Có sự khác biệt rõ ràng trong những tuần gần đây trong Chỉ số Trở lại Bình thường đối với các bang có tỷ lệ tiêm chủng cao, nơi các nền kinh tế tiếp tục trở lại và các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp đang phải vật lộn với nhiều ca nhiễm cũng như các nền kinh tế suy yếu.
Cũng nên lưu ý, ngoài biến thể Delta sẽ còn xuất hiện nhiều biến thể có khả năng lây lan và mạnh hơn. Tỷ lệ dân số chưa tiêm càng cao, càng có nhiều khả năng đứt gãy kinh tế. Không khó để xây dựng các kịch bản đen tối nhất trong đó các biến thể làm suy yếu vaccine hiện có.
Trên tất cả, giới kinh tế và đầu tư vẫn lạc quan. Nhu cầu tiêu dùng và tiết kiệm dư thừa do không thể di chuyển xa đều đang thúc đẩy tăng trưởng. Sự hỗ trợ nhất quán từ Cục Dự trữ Liên bang (lãi suất thấp) và từ chính phủ liên bang cung cấp viện trợ thông qua Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ. Nền kinh tế đang trên đà tạo ra hàng triệu việc làm trong vài năm tới, điều này sẽ đưa Hoa Kỳ trở lại trạng thái bình thường vào mùa Xuân năm 2023, ba năm sau khi lần đầu xảy ra đại dịch.
Nhưng sự lạc quan này, tất nhiên giả định rằng, biến thể Delta không tiếp tục tấn công hệ thống bệnh viện ở nhiều nơi hơn, các hộ gia đình phải ở tại nhà, trẻ em không được đến trường và phải học trực tuyến,... Hy vọng là nếu nhiều người Mỹ được chủng ngừa hơn, biến thể Delta sẽ mất dần đi và sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ sẽ tiếp tục đi đúng hướng.
TL
Bài liên quan
#delta

Tranh cãi phía sau nguồn gốc của Deltacron - Biến thể kết hợp Delta và Omicron đang hoành hành hiện nay
Trong khi nhà khoa học người Síp, Leonidos Kostrikis đã khẳng định tồn tại chủng vi rút Covid-19 mới có tên Deltacron kết hợp các đặc điểm của biến thể Delta và Omicron, có nhiều ý kiến khác cho rằng những phát hiện của ông chỉ là kết quả trong phòng thí nghiệm dẫn đến nhiều tranh cãi.

Biến thể Delta tiếp tục đe dọa chiến lược “sống chung với Covid” của Singapore
Singapore đã cảnh báo đất nước có khả năng tái áp đặt các hạn chế chống lại Covid-19 nếu không thể ngăn chặn một đợt bùng phát mới của biến thể Delta.

Vắc xin Covid-19 duy trì “hiệu quả đáng kinh ngạc”, bất chấp biến thể Delta vẫn đang hoành hành
Các chuyên gia cho biết, vắc xin Covid-19 đạt “hiệu quả đáng kinh ngạc” mặc dù có nhiều lo ngại khả năng miễn dịch có thể suy giảm theo thời gian.

Biến thể Delta liệu có phải dấu chấm hết cho chiến lược “Zero Covid” của Châu Á - Thái Bình Dương?
Biến thể Delta làm dấy lên những nghi ngờ về tính bền vững của các chiến lược “Zero-Covid” ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khi các đợt bùng phát mới ngày càng gia tăng, đẩy xa giới hạn của các biện pháp từng có hiệu quả vào những đợt dịch trước như đóng cửa biên giới, dừng hoạt động kinh doanh.

Kinh tế Mỹ có dấu hiệu khởi sắc trước những tin tức tích cực về biến thể Delta
Công cuộc phục hồi nền kinh tế của Hoa Kỳ cần sự trợ giúp từ những nỗ lực chống lại biến thể Delta cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực mặc dù quá trình đẩy lùi dịch bệnh vẫn còn chậm.

Biến thể Delta tàn phá ngành nhà hàng như thế nào?
Trong một khoảnh khắc cuối xuân đầu hè, dường như các nhà điều hành nhà hàng, cơ sở kinh doanh thực phẩm đã trông thấy ánh sáng cuối con đường. Vaccine Covid-19 được công bố rộng rãi, ngày càng nhiều người Mỹ đi tiêm chủng. Các tiểu bang và thành phố nới lỏng hạn chế. Tuy nhiên, biến thể Delta đã cướp đi tất cả.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Hiệp hội Đài Việt kết nối cho Đồng Tháp hợp tác trong lĩnh vực y khoa
Chiều ngày 26/5, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu có buổi làm việc (trực tuyến) với Hiệp hội phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục Đài-Việt để kết nối hợp tác trong lĩnh vực y khoa. Về phía Hiệp hội có bà Ngô Phẩm Trân - Chủ tịch Hiệp hội.
An Giang: Khơi dậy tiềm năng, hợp tác phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Kế hoạch số 343/KH-UBND ngày 25/5/2022 về tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang năm 2022. Thời gian tổ chức dự kiến vào ngày 02/11/2022, tại Hội trường tỉnh An Giang.
Vĩnh Phúc thu hút hơn 800 triệu USD vốn đầu tư từ Thái Lan
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến tháng 4/2022, tỉnh thu hút được 435 dự án FDI đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 7,2 tỷ USD. Trong đó, Thái Lan có 15 dự án, tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD, đứng thứ 4 các quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh, chỉ đứng sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
Tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Algeria
Trước đại dịch Covid-19, giá trị xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Algeria khoảng 10 triệu USD/năm. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 1,5 triệu USD. Còn rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường này.
Thủy sản tại thị trường châu Âu tăng giá
Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
Đầu tháng 4/2022, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) tăng thêm 200 đồng/kg, lên khoảng 9.200 – 9.500 đồng/kg đối với hàng giao tháng 5, 6, 7. Đây là mức giá cao hơn từ 20 – 25% so với cuối năm 2021 và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Diễn đàn Doanh nghiệp Trực tuyến Việt Nam (VOBF) 2022 do VECOM tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Ba, tập trung vào vai trò của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch.
EU sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới?
Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (USDA) ước tính rằng EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2022, với lượng xuất khẩu ngoài EU đạt 4,8 triệu tấn, chiếm 40,7% tổng lượng lợn của EU.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc vẫn diễn ra ảm đạm
Theo đại diện của Vinafruit, các lô hàng rau quả sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quý II do nước này tiếp tục tuân thủ chính sách Zero COVID. Hơn nữa, kỹ thuật logistics của Việt Nam không đa dạng, phần lớn là đường bộ. Xuất khẩu rau quả sẽ ngay lập tức tạm dừng nếu cửa khẩu bị đóng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 4 đạt khoảng 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 33,3% so với cùng tháng năm 2021.