Thứ năm 24/04/2025 08:25
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Bật mí ngành học của các tỷ phú Việt lọt danh sách những người giàu nhất thế giới

15/07/2023 12:27
Trước khi lọt top những tỷ phú đô la của thế giới do Forbes công nhận, những doanh nhân của Việt Nam đều theo học những khối ngành mang tính đặc thù, điểm cao.

Mới đây, Tạp chí Forbes đã công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2023. Năm nay, Việt Nam có 6 đại diện được vinh danh trong danh sách, gồm: Chủ tịch Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng; CEO VietJet Air - bà Nguyễn Thị Phương Thảo; Chủ tịch Hòa Phát - ông Trần Đình Long; Chủ tịch Techcombank - ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco - ông Trần Bá Dương; Chủ tịch Masan - ông Nguyễn Đăng Quang.

6 vị này đều là những cái tên xuất sắc trong từng lĩnh vực riêng và nhận được sự ngưỡng mộ từ nhiều người. Để có được thành công trên thương trường, những người giàu nhất Việt Nam đều có học vấn khủng, theo học tại các trường đại học danh giá trong nước và quốc tế.

1. Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng – ngành Kinh tế và địa chất

Ảnh minh họa
Chủ tịch Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng.

Người nắm giữ khối tài sản đồ sộ nhất trong số 6 vị tỷ phú đô la của Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng. Năm 1980, Việt Nam đã gửi rất nhiều học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc nhất sang nước bạn học tập. Thời kỳ đó, du học Liên Xô là niềm mơ ước thoát nghèo của nhiều thanh niên Việt Nam.

Năm 1985, Chủ tịch Vingroup thi đỗ vào trường ĐH Mỏ địa chất Hà Nội. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, ông giành được học bổng du học tại Học viện địa chất Moscow năm 1987 và chuyên ngành mà ông theo học là ngành kinh tế và địa chất.

Sau khi tốt nghiệp tại Nga, ông chuyển đến thành phố Kharkov, mở cửa hàng ăn lấy tên Việt Nam Thăng Long. Sau đó ông khởi nghiệp với thương hiệu mì Mivina, mở đầu cho hành trình gây dựng khối tài sản 4,3 tỷ USD (đứng thứ 636 thế giới).

2. CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo – ngành Điều khiển học kinh tế, tài chính tín dụng, quản lý kinh tế

Ảnh minh họa
CEO VietJet Air - bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Trước khi trở thành 1 nữ doanh nhân thành đạt với chức vụ Chủ tịch HĐQT VietJet Air, bà Nguyễn Thị Phương Thảo từng thi đỗ ĐH Ngoại thương.

Tuy nhiên, bà quyết định đi du học ở Đông Âu ngay sau đó. Trong cộng đồng du học sinh lúc bấy giờ, bà Thảo nhanh chóng nổi lên nhờ thành tích học tập xuất sắc.

Ở tuổi 27, người phụ nữ giàu nhất Việt Nam có 2 bằng cử nhân và 1 bằng Tiến sĩ. Bà tốt nghiệp Tiến sĩ Học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế. Đồng thời nữ tỷ phú này cũng sở hữu bằng cử nhân ngành tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Moscow và cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động tại trường Kinh tế quốc dân Moscow.

Sau 3 năm tích lũy nhờ buôn bán hàng hoá qua lại giữa các nước, bà Thảo có trong tay 1 triệu USD khi chỉ mới 21 tuổi.

Sau khi về nước, bà dấn thân vào lĩnh vực ngân hàng và bất động sản. Với nền tảng đó, bà Thảo đã chính thức thành lập hãng hàng không Vietjet Air và dẫn dắt công ty thành công nhanh chóng cho đến thời điểm hiện tại.

3. Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long – ngành Toán kinh tế

Ảnh minh họa
Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát - ông Trần Đình Long.

Tỷ phú ngành thép Trần Đình Long sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Từ thuở đi học, ông học rất giỏi môn Văn và thường có tên trong đội tuyển học sinh giỏi của trường. Dẫu đam mê Văn học, nhưng ông lại theo học chuyên ngành Toán kinh tế của ĐH Kinh tế Quốc dân.

Đây là ngành học chuyên nghiên cứu về việc vận dụng toán học và việc phân tích các mô hình kinh tế, nhằm mục đích hiểu rõ hơn về các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường đầy biến động.

Năm 2022 vừa qua, ngành học mà vị tỷ phú này theo đuổi là 1 trong những ngành có điểm trúng tuyển khá cao ở ĐH Kinh tế Quốc dân, 27,15 điểm. Như vậy có thể thấy để trúng tuyển ngành này đòi hỏi thí sinh phải đạt hơn 9 điểm/môn.

4. Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh – ngành kỹ sư điện, quản trị nhân lực

Ảnh minh họa
Chủ tịch HĐQT Techcombank - ông Hồ Hùng Anh.

Ông Hồ Hùng Anh hiện đang nắm giữ khối tài sản khoảng 1,5 triệu USD. Đây cũng là lần thứ 5 xuất hiện trong danh sách xếp hạng những người giàu nhất của Forbes.

Theo Forbes Việt Nam, ông có bằng kỹ sư điện tại trường Đại học Bách khoa Kiev (Ukraine) và Thạc sĩ Quản trị nguồn nhân lực tại ĐH Giao thông đường bộ Moskva.

Doanh nhân này tham gia Hội đồng quản trị Techcombank năm 2004. Chỉ 4 năm sau ông trở thành Chủ tịch ngân hàng này cho đến thời điểm hiện tại.

Ngoài những đóng góp cho Techcombank, ông Hồ Hùng Anh còn được biết đến là người xây dựng đế chế Masan cùng với ông Nguyễn Đăng Quang. Ông từng nắm giữ chức vụ Tổng Giám đốc của Masan và là Phó Chủ tịch HĐQT công ty.

5. Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương – ngành Máy nâng chuyển bốc xếp

Ảnh minh họa
Chủ tịch Thaco - ông Trần Bá Dương.

Lọt danh sách của Forbes từ năm 2018, tài sản của Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và gia đình ước tính khoảng 1,5 tỷ USD. Ông theo học và có bằng cử nhân Đại học Bách khoa TP.HCM chuyên ngành máy nâng chuyển bốc xếp.

Sau khi tốt nghiệp, ông Dương xin làm công nhân sửa chữa ô tô, sau đó dần được đề xuất lên vị trí quản lý.

Vị doanh nhân sáng lập THACO vào năm 1997, ban đầu chỉ bán xe. Một thời gian sau, THACO bắt đầu lắp ráp xe cho các thương hiệu quốc tế như Kia, Mazda và Peugeot. Đến nay, THACO là một trong những công ty xe hàng đầu ở Việt Nam.

6. Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang – ngành Quản trị kinh doanh, Vật lý hạt nhân

Ảnh minh họa
Chủ tịch Masan - ông Nguyễn Đăng Quang.

Trong thế hệ du học sinh Việt Nam tại Đông Âu những năm 1980 - 1990, ông Nguyễn Đăng Quang là gương mặt tiêu biểu với thành tích học tập nổi bật.

Sau 10 năm du học, ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Bên cạnh đó, còn có trong tay tấm bằng Tiến sĩ Vật lý hạt nhân tại Đại học Vật lý ứng dụng – Viện Hàn lâm khoa học Belarus.

Sau khi hoàn thành chương trình học, ông trở về nước công tác tại Viện Khoa học Việt Nam rồi trở lại Nga để “buôn” mì gói.

Hồi mới nổi, nhiều người hỏi “nghe nói nhà nước cho ông học hành dữ dằn, học về vật lý hạt nhân (học vị Tiến sĩ) nhưng sao lại đi buôn mì gói?”, người đứng đầu Masan trả lời tại Đại hội cổ đông 2019: “Hơn hai mươi năm trước, tình hình kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nhu cầu “no bụng” người Việt Nam là rất cấp thiết, cách tốt nhất và nhanh nhất mà họ có được là một gói mì. Đến một ngày, Masan phát hiện ra không chỉ riêng gì người Việt Nam mà còn 140 triệu người dân Nga cũng cần gói mì để giải quyết cơn đói lòng”.

Nhìn chung có thể thấy, các tỷ phú đô la của Việt Nam chủ yếu lựa chọn các ngành liên quan đến kinh doanh, quản lý và kỹ thuật để theo học.

H.C (t/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
Vượt qua Taylor Swift, nhà đồng sáng lập Scale AI trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Vượt qua Taylor Swift, nhà đồng sáng lập Scale AI trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Lucy Guo – nhà đồng sáng lập Scale AI trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới dù đã rời công ty từ nhiều năm trước.
Liang Wenfeng – "Bộ óc" đứng sau DeepSeek, vào Top 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2025 của TIME

Liang Wenfeng – "Bộ óc" đứng sau DeepSeek, vào Top 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2025 của TIME

Liang Wenfeng – nhà sáng lập ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek đang "làm mưa làm gió" toàn cầu – vừa chính thức góp mặt trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2025 do Tạp chí TIME bình chọn.
Chủ tịch Tào Đức Thắng: Viettel phải biến “nguy thành cơ” để vươn lên

Chủ tịch Tào Đức Thắng: Viettel phải biến “nguy thành cơ” để vươn lên

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel nhấn mạnh, tinh thần "biến nguy thành cơ", thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng hành cùng Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57 và 71.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp lượng vốn lớn cho công ty điện VinEnergo

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp lượng vốn lớn cho công ty điện VinEnergo

Việc thành lập VinEnergo diễn ra trong bối cảnh Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tăng tốc mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Thị trường chứng khoán bứt phá, tài sản 4 tỷ phú Việt tăng hàng trăm triệu USD

Thị trường chứng khoán bứt phá, tài sản 4 tỷ phú Việt tăng hàng trăm triệu USD

Kết phiên tăng điểm lịch sử của thị trường chứng khoán ngày 10/4, 4 tỷ phú Việt hiện đang nắm giữ khối tài sản lên đến 13,6 tỷ USD.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót vốn khủng vào VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót vốn khủng vào VinFast

Ngoài tài trợ hơn 27.000 tỷ đồng cho VinFast từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Tập đoàn Vingroup cũng cam kết cho vay tối đa 35.000 tỷ đồng từ nay đến hết năm 2026.
Thêm một thành viên hội đồng quản trị Sunshine Homes từ nhiệm

Thêm một thành viên hội đồng quản trị Sunshine Homes từ nhiệm

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã xin từ nhiệm chức Thành viên HĐQT Sunshine Homes, quyết định này được đưa ra trước thềm Đại hội cổ đông thường niên 2025.
Chủ tịch Hoàng Nam Group nhận cúp Doanh nhân xuất sắc

Chủ tịch Hoàng Nam Group nhận cúp Doanh nhân xuất sắc

Doanh nhân Dương Quốc Nam, Chủ tịch Hoàng Nam Group – Thương hiệu nội thất Phố Xinh vinh dự nhận Cúp "Outstanding Entrepreneur - Doanh nhân xuất sắc" tại International Furniture Leadership Awards 2025. Giải thưởng này là một trong những giải thưởng danh giá dành cho nhà thiết kế số một phát triển nội thất xuất sắc châu Á.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh trở lại REE đặt mục tiêu lợi nhuận bất động sản tăng 58%

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh trở lại REE đặt mục tiêu lợi nhuận bất động sản tăng 58%

REE lên kế hoạch doanh thu hơn 10.248 tỷ đồng và lợi nhuận bất động sản tăng 58% trong năm 2025, với sự trở lại của bà Nguyễn Thị Mai Thanh dẫn dắt công ty.
Lãnh đạo Tập đoàn T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng - VEA

Lãnh đạo Tập đoàn T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng - VEA

Trong thời gian qua, Tập đoàn T&T Group đã có những đóng góp quan trọng cho Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - VEA cũng như ngành năng lượng Việt Nam.
Ông chủ đồng hồ Minh Triệu đam mê với "cỗ máy thời gian"

Ông chủ đồng hồ Minh Triệu đam mê với "cỗ máy thời gian"

Từ bỏ nghề vốn được đào tạo bài bản để theo đuổi niềm đam mê với những “cỗ máy thời gian”, người sáng lập thương hiệu Đồng hồ Minh Triệu đã có một hành trình khởi nghiệp đầy cảm hứng.
Tân Tổng Giám đốc Masterise Group là con trai của Chủ tịch Techcombank

Tân Tổng Giám đốc Masterise Group là con trai của Chủ tịch Techcombank

Hồ Anh Minh, con trai Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, chính thức trở thành Tổng Giám đốc Masterise Group, đánh dấu sự thay đổi lớn tại tập đoàn này.
Nissan bổ nhiệm Ivan Espinosa làm CEO mới trong cuộc cải tổ lớn

Nissan bổ nhiệm Ivan Espinosa làm CEO mới trong cuộc cải tổ lớn

Nissan đã bổ nhiệm ông Ivan Espinosa làm giám đốc điều hành mới trong khuôn khổ cuộc cải tổ lớn sau khi đàm phán sáp nhập với Honda thất bại.
Tài sản của ông chủ Zara giảm mạnh sau khi cổ phiếu công ty mẹ lao dốc

Tài sản của ông chủ Zara giảm mạnh sau khi cổ phiếu công ty mẹ lao dốc

Trong phiên giao dịch ngày 12/3, cổ phiếu Inditex có lúc giảm tới 8%, khiến khối tài sản của ông chủ Zara Amancio Ortega sụt giảm tới 10,8 tỷ USD.
Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt, thêm cả tỉ USD

Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt, thêm cả tỉ USD

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã được Forbes ước tính đạt 5,6 tỉ USD vào ngày 7/3, tăng 1,5 tỉ USD so với đầu năm nay.