Gia hạn hơn 24.000 tỷ đồng tiền thuế và tiền thuê đất
Tính đến ngày 4/5, ngành Thuế đã tiếp nhận trên 75.025 đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất với tổng số tiền thuế và tiền thuê đất gia hạn là hơn 24.054 tỷ đồng. Trong đó gia hạn đối với tổ chức, doanh nghiệp là 23.983 tỷ đồng, gia hạn đối với cá nhân là 71 tỷ đồng.
Ngoài ra, để hỗ trợ kịp thời cho hộ gia đình và các cá nhân kinh doanh bị tạm nghỉ kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan Thuế thực hiện tiếp nhận và giải quyết cho tất cả các thông báo ngừng, nghỉ của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh mà không phụ thuộc vào thời gian gửi thông báo ngừng, nghỉ kinh doanh đến cơ quan Thuế.
Giảm 50% phí trong lĩnh vực xây dựng, du lịch
Bộ Tài chính đã giảm phí, lệ phí từ 20 – 50% đối với một số lĩnh vực Xây dựng, Du lịch, Tài nguyên nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.
Cụ thể, lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở; phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng đều được giảm 50%.
Giảm 50% lệ phí cấp giấy phép thành lập ngân hàng
Kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12/2020, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng nộp lệ phí chỉ bằng 50% mức thu lệ phí hiện hành.
Được biết, hiện nay mức thu lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng là 140 triệu đồng/giấy khi cấp lần đầu và 70 triệu đồng/giấy khi cấp đổi, bổ sung, gia hạn. Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng 70 triệu đồng/giấy cấp lần đầu; 35 triệu đồng/giấy khi cấp đổi, bổ sung, gia hạn.
Covid-19 hạ nhiệt, mặt bằng bán lẻ vẫn còn ảm đạm
Sau gần hai tuần gỡ lệnh giãn cách xã hội, nhiều tuyến phố đã trở nên nhộn nhịp hơn. Song thị trường cho thuê mặt bằng vẫn ảm đạm, nhiều tuyến phố giảm giá thuê mạnh nhưng vẫn chưa tìm được khách thuê.
Theo ghi nhận, trên nhiều tuyến đường tại trung tâm TP.HCM, tình trạng mặt bằng trống khách thuê rất nhiều dù tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam đã được khống chế tương đối thành công.
Doanh nghiệp địa ốc đặt mục tiêu lãi lớn trong năm 2020
Bất chấp pháp lý dự án chậm, cộng với ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19, các công ty bất động sản vẫn đặt mục tiêu lãi lớn trong năm 2020. Có quỹ đất lớn trải đều ở TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh thành lân cận như Long An, Đồng Nai, Tập đoàn Nam Long công bố xây dựng kế hoạch cho năm 2020 trên tinh thần cẩn trọng trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu sức ảnh hưởng lớn từ Covid-19 từ đó tác động đến toàn ngành bất động sản.
Xác định năm 2020 sẽ không dễ dàng, Nam Long điều chỉnh kế hoạch bán hàng an toàn nhất, với chỉ tiêu tổng doanh số cho các hạng mục sản phẩm, dự án và bất động sản thương mại 6.351 tỉ đồng, tương ứng tăng 317% so với năm 2019.
Những công trình xây dựng sai phép nào sẽ được cho tồn tại?
Sở Xây dựng TP.HCM vừa ban hành văn bản hướng dẫn các tiêu chí phân loại công trình trái phép dựa trên các quy định của pháp luật nhằm xử lý dứt điểm tình trạng các dự án bị treo do dính lỗi sai phạm này trên địa bàn. Trong đó, 3 nhóm công trình xây dựng sai phép, không phép được xem xét chô tồn tại gồm:
Nhóm 1 gồm các công trình xây dựng sai phép sửa chữa, cải tạo; Sai nội dung giấy phép xây dựng đối với công trình mới; Công trình không có giấy phép theo quy định; Công trình xây dựng sai thiết kế; Công trình xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế hoặc quy hoạch được duyệt theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm đã kết thúc trước ngày 15/01/2018 (ngày Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực.