Bài toán tăng giá của Coca-Cola

09:35 05/05/2021

Lợi nhuận giảm 19%, Coca Cola thông báo tăng giá, liệu đây có phải là phương án cuối cùng?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Vào ngày 19/4, giám đốc điều hành Coca-Cola, James Quincy cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng công ty sẽ tăng giá đồ uống nhằm đối phó với tác động gia tăng chi phí. Đồng thời ông nhấn mạnh hãng sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng vào năm 2022 vì vậy tăng giá là bài toán phải tính đến. Báo cáo tài chính quý đầu năm 2021 cho thấy doanh thu của công ty đã tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 9,02 tỷ đô la Mỹ nhưng lợi nhuận ròng là 2,25 tỷ đô la Mỹ, giảm 19% so với mức 2,78 tỷ đô la Mỹ cùng kỳ năm ngoái.

Có thông tin cho rằng vào tháng 3 năm nay, nhu cầu tiêu dùng của hãng đã đạt mức trước đại dịch, tuy vậy các nhà điều hành hãng nước giải khát nhấn mạnh sự phục hồi kinh tế toàn cầu không đồng đều. James cho biết do giá nguyên liệu đầu vào tăng nên công ty có ý định tăng giá sản phẩm “Chúng tôi đã thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro vào năm 2021 nhưng song song với đó sẽ có nhiều áp lực vào năm 2022”.

Năm 1886, dược sĩ John Pemberton đã phát minh ra loại thức uống pha trộn xi-rô, nước và soda có tác dụng giải khát, làm dịu và giảm đau đầu. Lấy cảm hứng từ hai thành phần của xi-rô là lá Coca và Kola, sản phẩm đặt tên cho thức uống là Coca Kola, sau đổi chữ K thành chữ C để đồng nhất. Cuối cùng thêm một đường kẻ ngang giữa hai chữ và cái tên Coca-Cola ra đời.

Năm 1888, Asa Kandler nhìn thấy triển vọng thị trường của Coca-Cola đã mua cổ phần từ nhà phát minh và nắm giữ toàn bộ quyền sản xuất và kinh doanh. Cuộc đời của Asa Kandler gắn liền với lịch sử phát triển của Coca-Cola. Năm 1892, Công ty Coca-Cola được thành lập và Kandler được biết đến như “cha đẻ của Coca-Cola”.

Năm 1954, doanh thu và lợi nhuận của Coca-Cola giảm lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai. Năm 1955, công ty thay đổi bao bì các chai đã được sử dụng từ năm 1916 và mở rộng dung tích lên 12 ounce. Vào cuối những năm 50, Coca-Cola đã tung ra chai Coke lớn hơn bán trong các cửa hàng thực phẩm. Cho đến 1961, hãng bắt tay vào bán đồ uống đóng hộp.

Năm 1976, Giám đốc điều hành Coca-Cola, Paul Austin đã chỉ ra trong một bài báo rằng thị trường tiêu thụ nước giải khát ở Hoa Kỳ đã trưởng thành và mức tăng trưởng doanh số bán hàng lớn nhất của Coca-Cola sẽ đến từ thị trường quốc tế. Năm 1982, doanh số bán hàng trên thị trường quốc tế chiếm 62% tổng sản lượng nước giải khát của Coca-Cola.

Vậy tại sao một công ty có lịch sử lâu đời hơn 100 năm và có vị trí vững vàng trên thị trường lựa chọn tăng giá? Trên thực tế, nguyên nhân khiến Coca-Cola muốn tăng giá chủ yếu là do “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Hai năm qua, công việc kinh doanh của Coca-Cola không mấy suôn sẻ. Vào tháng 10 năm ngoái, công ty công bố kết quả kinh doanh quý III chỉ ra doanh thu quý 3 đạt 8,652 tỷ đô la Mỹ, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái là 9,5 tỷ. Dưới áp lực này, Coca-Cola đã thông báo rằng sẽ cắt giảm hơn một nửa số sản phẩm hiện có trong đó có nước dừa Zico. Động thái tiếp theo, công ty tuyên bố cắt giảm nhân sự khi sa thải 2200 nhân viên.

Về mặt sản xuất, hai loại hàng hóa quan trọng nhất đối với hãng đồ uống là nhựa và nhôm tuy nhiên giá của cả hai mặt hàng này đều tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua. Mặt khác, Coca-Cola cũng đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Lấy Trung Quốc làm ví dụ, vào năm 2021, ngày càng nhiều công ty nước giải khát hy vọng sẽ lặp lại thành công của Yuanqishenlin và lần lượt gia nhập thị trường này. Trước sự bao vây và đàn áp của những nhân tố mới, Coca-Cola tung ra những nhãn hiệu phụ nhằm cạnh tranh trực tiếp. Bên cạnh đó, thị phần của Coca-Cola tại thị trường đất nước tỉ dân không còn dồi dào như trước khi một chai Yuanqishenlin có giá từ 4 đến 6 nhân dân tệ, cao hơn so với 3 tệ cho một chai Coke. Như vậy, việc Coca-Cola tăng giá do lỗ nội và bẫy thương hiệu không phải là điều khó hiểu. Tuy nhiên, không chỉ có Coca-Cola muốn tăng giá mà các "ông lớn" đa quốc gia như Procter & Gamble và Unilever mới đây cũng bày tỏ ý định tăng giá. 

TL