Bắc Ninh: Nét đẹp độc đáo mê lòng du khách khi đến Làng Chọi xem tranh ghép gỗ

12:02 10/06/2022

Khi các du khách đến với Làng Chọi, thôn Khúc Toại, xã Khúc Xuyên (thành phố Bắc Ninh) sẻ cảm nhận được nét độc đáo từ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được các nghệ nhân nơi đây sản xuất đem lại người xem cảm giác nâng nâng khó tả.

Nhắc đến lĩnh vực tranh ghép gỗ là người ta nhắc đến Làng Chọi một làng nghề truyền thống tồn tại gần 300 năm với công việc sản xuất, kinh doanh gỗ luôn được người dân nơi đây xem như gia nghiệp muôn đời, cần tiếp tục giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đặc biệt, khi tìm vật dụng trưng bày nội thất, trang hoàng nhà cửa, khách hàng sẽ tìm đến gỗ Làng Chọi. Nghề làm mộc không chỉ giúp bà con thôn Khúc Toại giữ gìn nét đẹp văn hóa đặc trưng địa phương mà còn tạo nên những sản phẩm gia công, chế tác tinh xảo, chất lượng như tràng kỷ, sập gụ, ghế ngựa, ghế 3 nan, tủ gương buồng,… 

Ảnh minh họa
Tác hẩm đặc sắc tranh ghép gỗ của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Hùng.

Theo thông tin từ nghệ nhân Nguyễn Văn Hùng được coi là một trong những thợ mộc tiên phong thổi hồn tranh ghép gỗ tại Làng Chọi chia sẻ: Sinh ra và lớn lên từ làng nghề truyền thống được cha mẹ dạy dỗ. Với niềm đam mê, ông đã miệt mài theo đuổi công việc này suốt hơn 35 năm. Tuy nhiên, nhằm mục đích thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống. Mỗi bức tranh đều được phác thảo ra giấy trước khi tiến hành chế tác trực tiếp lên từng miếng gỗ. Người thợ sẽ bào nhẵn những tấm gỗ này và bắt đầu đánh bóng làm lộ vân. Sau công đoạn trên, người thợ tiếp tục ghép gỗ lên, đồng thời tiến hành phun sơn phủ. 

Ảnh minh họa
Các thành viên gia đình ông Hùng tham gia chế tác tranh.

Ông Hùng bật mí thêm Tranh ghép có hai loại, bao gồm chìm và nổi với các chủ đề về quê hương, đời sống,... Khi tạo tranh chìm, người thợ tiến hành sắp xếp những miếng đơn sẽ giúp bức tranh có độ phẳng tương đối. Riêng tranh nổi, chi tiết tranh thường lồi hẳn trên bề mặt từ đó tạo độ “nhấp nhô”, chênh lệch giữa các mảng, đem lại cảm giác sống động, chân thật. Vì thế, từng loại gỗ, kích thước, chất liệu riêng biệt sẽ mang đến những hiệu quả khác nhau. Ngoài ra, màu sắc cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tranh, người thợ sẽ chọn gỗ lim, gỗ hương, gỗ trắc để lấy màu đỏ; gỗ xoan, bạch đàn tạo màu trắng; gỗ mun lấy màu đen hoặc gỗ mít tạo màu vàng,…

Có thể khẳng định nhờ những đóng góp tích cực giúp phát triển nghề thủ công truyền thống. Những năm qua, ông Hùng là một trong những nghệ nhân tiêu biểu của tỉnh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy, động viên các nghệ nhân địa phương tiếp tục phấn đấu, sáng tạo, giữ lửa với công việc.

Vũ Tiến