Thứ năm 10/10/2024 18:55
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

ASEAN cần chấm dứt 'cuộc đua xuống đáy' về ưu đãi thuế

12/10/2020 00:00
Cạnh tranh thuế và ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư tại các nước ASEAN đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hành vi dịch chuyển lợi nhuận và trốn thuế. Vì vậy, khu vực này cần chấm dứt "cuộc đua xuống đáy" về ưu đãi thuế trong thời gian tới.
aa
chinh-sach-thue-1890-1593097510.jpg
Ưu đãi thuế đã tạo ra môi trường đầu tư không công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Ảnh minh hoạ: Internet)

Đó là nhận định của các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) tại Hội thảo “Hướng tới chính sách thuế bền vững trong khối ASEAN – Trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp".

Thuế thu nhập doanh nghiệp tại ASEAN thấp nhất

Trong 10 năm qua, thuế suất trung bình thuế thu nhập doanh nghiệp của khu vực ASEAN đã giảm từ mức trung bình 25,1% năm 2010 xuống còn 21,7% năm 2020.

Theo VERP, nguyên nhân dẫn đến sụt giảm thuế là do các nước thành viên ASEAN đang cạnh tranh với nhau trong một cuộc đua xuống đáy bằng cách hạ thấp mức thuế thu nhập doanh nghiệp và liên tục đưa ra các ưu đãi thuế rất lớn đối với các nhà đầu tư.

Một số nước thành viên áp dụng thời gian ân hạn thuế lên tới 20 năm và các ưu đãi lớn khác dựa trên lợi nhuận, mức thuế suất trung bình thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp giảm 9,4%. Điều này khiến ASEAN trở thành một trong những khu vực có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp sau ưu đãi thuế thấp nhất trên thế giới.

VERP chỉ ra rằng, các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, và Malaysia ước tính mất ít nhất từ 6-9% doanh thu thuế thu nhập doanh nghiệp do hành vi chuyển lợi nhuận của các công ty đa quốc gia.

Tuy nhiên, nghiên cứu của VERP cho thấy, không có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy ưu đãi thuế làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN, thậm chí thực tế còn ngược lại.

Hầu hết các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại ở ASEAN không nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư dài hạn, mà thay vào đó được sử dụng để khỏa lấp những yếu kém trong năng lực quản trị và cơ sở hạ tầng và đáp ứng mong muốn ngắn hạn của các nhà đầu tư bằng cách cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức tối thiểu.

Tại Việt Nam, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất là 8% trong năm 2016. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp trong nước ở mức 14,5% và hơn 16% đối với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vốn lớn.

“Ưu đãi thuế đã tạo ra môi trường đầu tư không công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, VERP nhấn mạnh.

Các chuyên gia cho rằng, những khoản thu bị bỏ lỡ đó hiện đang rất quan trọng để trang trải phần lớn chi tiêu ngân sách cho Covid-19. Do vậy, các nước ASEAN cần cải thiện huy động nguồn thu nội địa để vượt qua các thách thức liên quan như biến đổi khí hậu, gia tăng bất bình đẳng và mức độ nghèo đói cao trong khi phục hồi sau cuộc khủng hoảng Covid-19.

Chấm dứt “cuộc đua xuống đáy”

Tại hội thảo các chuyên gia cũng đặt vấn đề: Mới đây Quốc hội Việt Nam đã thông qua việc giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có tổng doanh thu năm 2020 dưới 200 tỷ đồng. Vậy, chính sách này có gây ra nhiều gánh nặng cho chính sách tài khoá, thâm hụt ngân sách không?.

Ông Nguyễn Văn Phụng, chuyên gia ngành thuế cho rằng, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn tới sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. Vì vậy, Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ, trong đó có gói 62 nghìn tỷ dành cho người dân mất việc và gói 180 nghìn tỷ cho doanh nghiệp.

“Thực tế các nước trong khối ASEAN cũng có những chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp như Việt Nam”, ông Phụng cho hay và nhấn mạnh chính sách hỗ trợ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp để đi vào cuộc sống phải chờ đến năm sau.

Theo tính toán, việc thực hiện mở rộng đối tượng giảm thuế nêu trên dự kiến sẽ giảm thu ngân sách nhà nước của năm 2020 khoảng 23.000 tỷ đồng (tăng thêm hơn 6.000 tỷ đồng so với không thực hiện mở rộng đối tượng).

Đưa ra các giải pháp chấm dứt “cuộc đua xuống đáy” về ưu đãi thuế và hướng tới chính sách thuế bền vững, các chuyên gia cho rằng mỗi quốc gia trong ASEAN dừng việc theo đuổi lợi ích riêng của mình. Ông Ah-Maftuchan, điều phối viên Liên minh Thuế và Công bằng Tài khóa châu Á nhấn mạnh, các quốc gia thành viên ASEAN cần phối hợp loại bỏ các chính sách thuế có lợi cho nước mình nhưng có hại cho nước láng giềng, chấm dứt “cuộc đua xuống đáy” về ưu đãi thuế gây thất thu ngân sách, khiến cho người dân các quốc gia nghèo hơn thêm khó khăn trong cuộc sống.

“Cần xác định một tỷ lệ thuế suất sàn để ngăn chặn cuộc đua xuống đáy”, ông Ah-Maftuchan khuyến nghị.

Trong khi đó, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, cố vấn trưởng VEPR cho rằng, ASEAN cần đưa ra một danh sách đen về các loại hình ưu đãi thuế không được phép sử dụng; đồng thời tạo một ranh giới rõ ràng và nói không với những thực hành thuế có hại đang gây xói mòn ngân sách quốc gia. Nếu cần thiết, chỉ cho phép áp dụng ưu đãi thuế cho các đầu tư mang lại lợi ích cho người dân và không được áp dụng cho một ngoại lệ nào khác.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Việt Anh, chuyên gia cao cấp của WB tại Việt Nam cho rằng, mỗi quốc gia sẽ đưa ra những quyết định có lợi cho mình như đầu tư, thuế. Để có cơ chế đồng thuận của các nước ASEAN rất khó, bởi mỗi quốc gia có những sáng kiến riêng.

Thanh Hoa

Tin bài khác
Bình Dương ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Bình Dương ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, phát triển mô hình OCOP tại nhiều địa phương, sản phẩm nông nghiệp của Bình Dương ngày càng được nâng tầm.
Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 10 tỷ USD vào cuối năm 2024

Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 10 tỷ USD vào cuối năm 2024

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD. Với kết quả khả quan trong 9 tháng đầu năm và triển vọng tích cực trong các tháng cuối năm, mục tiêu này không chỉ khả thi mà thậm chí có thể vượt qua.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục nắm bắt cơ hội, tiên phong đổi mới mô hình quản trị, đẩy mạnh chuyển đổi số để tăng sức cạnh tranh.
Chính quyền thị xã Quảng Trị đồng hành cùng doanh nghiệp

Chính quyền thị xã Quảng Trị đồng hành cùng doanh nghiệp

Với tinh thần “Chính quyền đồng hành với doanh nghiệp”, lãnh đạo thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) đã không ngừng nỗ lực tháo gỡ khó khăn, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ, Lê Thành Long chủ trì Diễn đàn: Tháo gỡ khó khăn, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Ký ức và ý nghĩa của ngày giải phóng Thủ đô

Ký ức và ý nghĩa của ngày giải phóng Thủ đô

Ngày 10 tháng 10 hàng năm không chỉ đơn thuần là một dấu mốc trong lịch sử, mà còn là biểu tượng của tinh thần kiên cường và khát vọng hòa bình của người dân.
Bình Dương: Phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa xứng tiềm năng

Bình Dương: Phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa xứng tiềm năng

Bình Dương đã ưu tiên phát triển các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và đang xây dựng một khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ, dự kiến sẽ sớm đi vào hoạt động.
Lào Cai: Kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai

Lào Cai: Kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai

Quyết định chấm dứt tình huống khẩn cấp là một bước quan trọng trong quá trình phục hồi sau thiên tai, giúp Lào Cai tập trung khắc phục hậu quả.
Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Tập đoàn Yumoto Electric (Nhật Bản)

Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Tập đoàn Yumoto Electric (Nhật Bản)

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An do ông Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn, đến thăm và giao lưu với lãnh đạo Tập đoàn Yumoto Electric.
Gánh nặng nợ đang đe dọa mục tiêu phát triển của các quốc gia nghèo

Gánh nặng nợ đang đe dọa mục tiêu phát triển của các quốc gia nghèo

Các quốc gia nghèo nhất thế giới đang phải ưu tiên trả gánh nặng nợ thay vì đầu tư, khiến tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của họ bị chững lại.
Nông nghiệp chiếm 1/4 tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế

Nông nghiệp chiếm 1/4 tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế

Bám sát các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, ngành Ngân hàng đã xác định Tam nông là một trong những lĩnh vực ưu tiên về vốn tín dụng của nền kinh tế.
Xây dựng quy định riêng với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử

Xây dựng quy định riêng với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan đã được giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Bà Rịa- Vũng Tàu: GRDP 9 tháng đầu năm tăng cao nhất 10 năm qua, đứng thứ 4 cả nước.

Bà Rịa- Vũng Tàu: GRDP 9 tháng đầu năm tăng cao nhất 10 năm qua, đứng thứ 4 cả nước.

Trong 9 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phát triển ổn định. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng 11,47% - mức tăng cao nhất trong 10 năm qua, đứng thứ 4 cả nước.
Lào Cai: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vượt xa mức trung bình cả nước

Lào Cai: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vượt xa mức trung bình cả nước

UBND tỉnh Lào Cai đã coi việc giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phú Thọ: Có 150 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Phú Thọ: Có 150 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Hiện nay, Phú Thọ có tới 150 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp được cấp phép.