
Apple bị đánh giá là công ty gặp khó khăn khi giữ chân nhân viên nhất
Một nghiên cứu từ resume.io đã chỉ ra rằng, Apple là công ty công nghệ Mỹ có thời gian giữ chân nhân viên trung bình ngắn nhất, khoảng 1,7 năm.

Nghiên cứu việc làm mới cho biết, ngành công nghệ là ngành kém nhất trong việc giữ chân nhân viên và Apple là công ty gặp khó khăn khi giữ chân nhân viên nhất.
Một nghiên cứu từ resume.io đã chỉ ra rằng, Apple là công ty công nghệ Mỹ có thời gian giữ chân nhân viên trung bình ngắn nhất, khoảng 1,7 năm.
Như nghiên cứu đã lưu ý, Apple đã trả tới 200.000 USD tiền thưởng dưới dạng cổ phiếu cho các kỹ sư được lựa chọn để giữ họ ở lại công ty, nhưng dường như điều này không đủ nếu níu giữ chân nhân sự.
Dữ liệu báo cáo được đưa ra bởi nền tảng cung cấp sơ yếu lý lịch Resume.io và điều tra dữ liệu trên LinkedIn của 100 công ty hàng đầu có vốn hóa thị trường cao nhất ở Mỹ cũng như phân tích nơi làm việc nào có tỷ lệ giữ chân nhân viên “tốt nhất và tệ nhất”. Các công ty Mỹ gồm Tesla, Goldman Sachs và Mastercard nằm trong số 20 “nhà tuyển dụng tồi tệ nhất” trong việc giữ chân nhân viên.
Nghiên cứu cũng cho thấy, các công ty công nghệ có tỷ lệ giữ chân nhân viên thấp nhất, trong đó Apple đứng đầu, Amazon và Meta đứng thứ hai (tương đương nhau), còn Tesla và Netflix gần như tương tự.
Apple, được xếp hạng là “nhà tuyển dụng tồi tệ nhất”, có thời gian trung bình nhân viên ở lại công ty chỉ “1,7 năm” trong cuộc khảo sát về tỷ lệ giữ chân nhân viên. Mặt khác, Amazon và Meta có thời gian giữ chân nhân viên trung bình là “1,8 năm”. Còn Tesla là 2 năm và Netflix lâu hơn một chút với thời gian trung bình là 2,1 năm.
Amazon, với vốn hóa hơn 1 nghìn tỷ USD từ lâu đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội về việc đối xử tệ bạc với nhân viên, đặc biệt là nhân viên kho hàng và giao hàng. Trong khi đó, Meta - trị giá 804 tỷ USD cũng đã phải giải quyết vấn đề không hài lòng của nhân viên trong những tháng gần đây do sa thải hàng chục nghìn nhân viên sau đại dịch. Công ty có trụ sở tại Menlo Park, California với khoảng 86.482 nhân viên.

“Resume.io đã phân tích các trang LinkedIn của 100 công ty hàng đầu theo vốn hóa thị trường ở Mỹ, Anh, Canada và Australia. Chúng tôi đã xếp hạng từng doanh nghiệp dựa trên nhiệm kỳ trung bình để tìm ra những công ty giữ chân nhân viên tốt nhất”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Có một điều đáng lưu ý rằng, là một nguồn thống kê chung, LinkedIn có vấn đề vì tất cả dữ liệu của nó đều đến từ các cá nhân và việc họ có đăng tải thông tin hay không còn tuỳ thuộc vào họ. Việc những thông tin được đăng có chính xác hay không cũng là một vấn đề.
Ngoài ra, việc nhân viên của các công ty công nghệ có sử dụng LinkedIn hay không cũng là một yếu tố khi những người không tìm việc được cho là không có lý do gì để tham gia nền tảng này. Những người đã gắn bó cả đời với Apple và có ý định ở lại sẽ không chăm chỉ cập nhật hồ sơ LinkedIn, nếu họ có.
Do đó, những người làm việc tại Apple suốt hàng thập kỷ sẽ ít có phần trăm xuất hiện trên Linkedln và do đó, sẽ khiến đánh giá của các chuyên gia về vấn đề này trở nên sai lệch.
Minh Anh (t/h)
Cùng chuyên mục


Posco tự mình nỗ lực thực hiện hành trình trung hòa carbon vào năm 2050

Danh tính hãng xe Trung Quốc hợp tác với Geleximco xây nhà máy gần 20.000 tỷ đồng

Nhà sản xuất chip Nvidia công bố kết quả kinh doanh ấn tượng

Xiaomi ghi nhận doanh thu ấn tượng trong quý 3/2023

Giá trị cổ phiếu Microsoft dưới thời hai giám đốc điều hành
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh
-
TS. Phan Hữu Thắng: Cần có sự quan tâm đúng mức về mối quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và FDI
-
Tương lai của du lịch: Không có sân bay, chỉ có tàu từ nhà đến chuyến bay