Bài liên quan |
Muốn giảm cân nên ăn một loại trái cây phổ biến |
Bữa sáng nên ăn gì để giảm cân hiệu quả nhất? |
Ăn cà chua đúng cách để hấp thụ dinh dưỡng |
Ăn khoai lang thay cơm có giảm cân không? |
Khoai lang là thực phẩm giàu dinh dưỡng và đa năng, có thể chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như nướng, nghiền, chiên… Bất kể thưởng thức khoai lang theo cách nào, việc thêm nhiều khoai lang hơn vào chế độ ăn có thể là giải pháp giúp giảm cân. Vậy khoai lang giúp giảm cân như thế nào?
Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào trong chế độ ăn uống (cả chất xơ hòa tan và không hòa tan). Chất xơ hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng cảm giác no, giảm lượng calo nạp vào, điều chỉnh hormone gây thèm ăn và làm chậm quá trình tiêu hóa… giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh. Kết hợp chất xơ và carbohydrate phức hợp trong khoai lang có thể tăng cảm giác no và thỏa mãn sau bữa ăn.
Ngoài ra, khoai lang còn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như các loại vitamin A, C, D, E, K, B6 cùng các khoáng chất khác giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đây còn là loại thực phẩm giàu chất xơ cùng nhiều protein động vật nên đây là món ăn hoàn hảo trong chế độ giảm cân.
Hàm lượng calo trong từng loại khoai lang. |
Chứa ít đường nhưng lại phong phú về chất xơ, cùng với các vitamin A, B, C và khoáng chất, giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Khoai lang nghệ chứa khoảng 116 calo/100g, nhưng không gây tăng cân nhờ hàm lượng chất xơ cao.
Chất xơ trong khoai lang nghệ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa và cải thiện chức năng đường ruột.
Khoai lang vàng có lượng calo thấp, khoảng 85.6 calo/100g, nhưng chứa nhiều đường. Nếu đang giảm cân, bạn nên hạn chế tiêu thụ loại khoai này để tránh lượng đường cao.
Khi khoai lang được chế biến thành các món khác nhau như: Luộc, hấp, chiên hay sấy, chỉ số calo sẽ khác nhau. Tuy nhiên, lượng calo trong khoai lang luộc hầu như không thay đổi so với khi chưa chế biến.
Theo các chuyên gia, 100g khoai lang luộc cung cấp khoảng 86 calo. Do đó, lượng calo trong một củ khoai lang luộc thường dao động từ 180-200 calo.
Mặc dù không có nhiều protein, khoai lang có thể giúp kiểm soát cơn đói khi ăn kiêng để giảm cân, đặc biệt là khi so sánh với các nguồn carbohydrate khác như ngũ cốc tinh chế và đường bổ sung.
Điều này đặc biệt tốt khi ăn khoai lang còn nguyên vỏ, giúp bổ sung thêm một số chất xơ không hòa tan.
Khoai lang giàu vitamin, khoáng chất và chống oxy hoá trong khi lại ít calo so với các loại thực phẩm giàu tinh bột khác. Ngoài ra, khoai lang có thể giúp giảm lượng calo nạp vào khi dùng thay thế cho các món ăn phụ có lượng calo cao hơn như khoai tây thường hoặc gạo trắng.
Tuy nhiên, dù được coi thực phẩm hàng đầu kiểm soát cân nặng và giúp giảm cân nhưng khi ăn phải ăn mức vừa phải phù hợp với thể trạng vì nếu ăn nhiều theo mức cơ thể cần bạn vẫn có thể tăng cân 'chóng mặt'.
Ngoài hàm lượng chất xơ cao, khoai lang còn chứa prebiotic, hợp chất thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi. Prebiotic giúp tạo ra môi trường nơi các vi sinh vật thân thiện có thể phát triển mạnh, hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh… có thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Với hàm lượng carbohydrate phức hợp, khoai lang cung cấp nguồn năng lượng ổn định, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt năng lượng có thể dẫn đến thèm ăn vặt nhiều đường.
Hàm lượng nước cao và tinh bột phức hợp có trong khoai lang so với các loại carbohydrate khác có cùng lượng calo, được phát hiện giúp no hơn và thỏa mãn hơn trong thời gian dài hơn. Điều này có thể giúp kiểm soát lượng calo nạp vào theo thời gian thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang rất tốt cho sức khỏe nhưng không thể dùng thay cơm được.
Những hạn chế cần lưu ý:
Lượng đường và tinh bột: Trong khoai lang vẫn chứa một lượng đường khá cao, nhất là các loại khoai mật. Ăn khoai lang dài ngày thay cơm có thể dẫn đến việc tích đường trong cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh cũng như làm bệnh tình thêm trầm trọng hơn và ngăn cản quá trình giảm cân. Vấn đề tiêu hóa: Với những người có vấn đề về hệ tiêu hoá, như khó tiêu hoặc đầy hơi, việc tiêu thụ nhiều khoai lang có thể gây đầy hơi, chướng bụng và khó chịu. Nếu muốn ăn nên ăn vừa phải, ăn ít một và chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần, không nên ăn kéo dài gây tổn thương hệ thống tiêu hóa. Nguy cơ tăng cân: Việc sử dụng khoai lang một cách không cân đối có thể dẫn đến lượng calo không cân bằng, dẫn đến tăng cân thay vì giảm cân. |
Khoai lang là một phần quan trọng trong chế độ ăn giảm cân nhờ vào các lợi ích dinh dưỡng và chỉ số dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng khoai lang thay thế cơm hoàn toàn không phải là một lựa chọn tối ưu. Để giảm cân hiệu quả và duy trì sức khỏe, cần phải có một chế độ ăn đa dạng, cân bằng các nhóm thực phẩm, bao gồm cả cơm, khoai lang và các loại thịt cá, rau củ quả khác. Điều này giúp đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình giảm cân một cách khoa học và hiệu quả.
* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!