Thứ năm 03/04/2025 15:29
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Ấn Độ có phải "thiên đường" đầu tư khởi nghiệp mới thay thế cho Trung Quốc?

14/12/2021 10:43
Các công ty khởi nghiệp tại Ấn Độ đang trong quá trình gây quỹ và được thúc đẩy bởi làn sóng nhà đầu tư chuyển dịch từ Trung Quốc sang Nam Á trước nỗi lo đàn áp doanh nghiệp của chính phủ cường quốc lớn thứ hai thế giới. Liệu đây có phải khởi đầu cho
Ảnh minh họa
Ấn Độ đang nổi lên như một giải pháp thay thế cho thị trường mới nổi trên toàn cầu. (Ảnh: internet)

Khi Covid-19 tấn công lãnh thổ Ấn Độ, số ca mắc mới của nước này tăng lên chóng mặt. Một số nhà phân tích tỏ ra bi quan trước những ngày tháng tăm tối đối với lĩnh vực khởi nghiệp còn non trẻ đồng thời dự đoán nguồn tiền của giới đầu tư sẽ dần cạn kiệt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tình hình không tồi tệ đến vậy. Vượt qua vài làn sóng Covid, tình hình của Ấn Độ dần ổn định, hiện các công ty khởi nghiệp tại đây đã và đang trong quá trình gây quỹ dưới sự giúp đỡ của các nhà đầu tư mạo hiểm đang tìm kiếm lựa chọn thay thế cho Trung Quốc.

Theo công ty theo dõi giao dịch Venture Capital Intelligence, giới đầu tư toàn cầu đã rót hơn 30 tỷ đô la Mỹ vào startup công nghệ trong 11 tháng đầu năm 2021, gấp đôi so với kỷ lục 13,1 tỷ đô la được ghi nhận năm 2019. Dự kiến con số sẽ tiếp tục tăng lên vào tháng cuối năm nay. Pranav Pai, đối tác kiêm Giám đốc đầu tư tại 3one4 Capital, một công ty đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu có trụ sở tại Bangalore, cho biết: "Năm nay là năm đầu tiên chúng tôi có mặt ở Ấn Độ. Các nhà đầu tư rất vui mừng vì đã thu được lợi nhuận đáng kể bất chấp Covid-19". Nhà nghiên cứu thị trường CB Insights chỉ ra rằng, Ấn Độ cũng đã chứng kiến ​​sự ra đời của 42 kỳ lân (các công ty khởi nghiệp trị giá hơn 1 tỷ đô la) vào năm 2021. Con số này tăng vượt bậc so với năm ngoái và 6 năm trước đó, nâng tổng số kỳ lân của đất nước lên 42 doanh nghiệp, đứng thứ ba chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Cộng đồng khởi nghiệp tài chính và công nghệ của Ấn Độ tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Quốc gia Nam Á từ lâu đã trở thành lựa chọn thứ hai cho các nhà đầu tư sau Trung Quốc nhưng giờ đây thị trường này được hưởng lợi từ ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế quy định doanh nghiệp của chính quyền Tập Cận Bình, vốn là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư đau đầu trong thời gian qua. Có thể kể đến như sự kiện đột ngột hủy niêm yết của công ty gọi xe đình đám Didi do Bắc Kinh lo lắng về an ninh mạng. Bên cạnh đó, giới phân tích cho hay một phần dòng tiền mặt được các ngân hàng trung ương phát hành trên toàn cầu nhằm giữ cho các nền kinh tế phát triển trong thời kỳ Covid-19 đã chảy vào Ấn Độ.

Không chỉ sở hữu môi trường lành mạnh và được hậu thuẫn bởi chính phủ, một lợi thế khác của Ấn Độ nằm ở khả năng thương mại rộng lớn từ thị trường tiêu dùng chưa được khai thác với 1,36 tỷ người. Được biết, dân số Ấn Độ được kỳ vọng sẽ vượt Trung Quốc vào năm 2030. Theo nguồn số liệu của chính phủ, đất nước có tổng 825 triệu người dùng internet, có nghĩa là hơn 500 triệu dân vẫn nằm ngoài vùng trực tuyến. Arun Natarajan, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập của Venture Intelligence nhận định, thị trường Ấn Độ còn bỏ ngỏ rất nhiều khoảng trống như trên.

Đại dịch vi rút Corona đã thúc đẩy mạnh mẽ thị hiếu và nhu cầu sử dụng dịch vụ online của người dân Ấn Độ trong mọi khía cạnh cuộc sống từ đặt bữa ăn, mua sắm đến thanh toán. Mặc dù nhiều khách hàng đã tiếp cận với số hóa nhưng chưa có kinh nghiệm và ngành thương mại điện tử phát triển chưa toàn diện. Thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ rơi vào khoảng 2000 đô la Mỹ và còn một chặng đường dài để bắt kịp với con số 10 nghìn đô tại Trung Quốc. Bất chấp nhiều rào cản hiện hữu, công ty tư vấn RedSeer của Ấn Độ dự báo nền kinh tế tiêu dùng kỹ thuật số nước nhà bao gồm các lĩnh vực bán lẻ, giáo dục, dịch vụ thực phẩm và dược phẩm, sẽ phát triển thành thị trường trị giá 800 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.

Thúc đẩy làn sóng IPO

Tính đến thời điểm này, một trong những động lực lớn nhất đối với hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ là chuỗi các IPO, trong đó nổi bật nhất là "bom tấn niêm yết" của nền tảng giao đồ ăn trực tuyến Zomato được Ant Group hậu thuẫn, huy động 1,3 tỷ đô la Mỹ. Theo Goldman Sachs dự báo trong một báo cáo tháng 9 rằng, sẽ có tới 150 công ty tư nhân tại đây có thể niêm yết trong vòng 3 năm nữa. Zomato là kỳ lân "cây nhà lá vườn" đầu tiên của quốc gia ra mắt công chúng thành công.

Năm 2021, các công ty Ấn Độ đã huy động được mức kỷ lục 15 tỷ đô la Mỹ thông qua các đợt niêm yết theo phương thức truyền thống. Trước đây, doanh nghiệp cần phải chứng minh lợi nhuận vài năm trước khi niêm yết nhưng cơ quan quản lý đã thay đổi quy định cho phép công ty thua lỗ cũng được ra mắt. Động thái này khiến giới startup Ấn Độ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Luật sư Santosh Pai, đối tác của Công ty luật Link Legal có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại cả Ấn Độ và Trung Quốc phân tích như sau: "Các nhà đầu tư từng cảm thấy bấp bênh và không chắc chắn khi làn sóng sáp nhập SPAC nổ ra, kế đến là vô số hạn chế ở Trung Quốc. Với các quy định được nới lỏng tại Ấn Độ và xu hướng chuộng IPO nhiều hơn, các đối tác của chúng tôi đã tìm được đầu ra. Ấn Độ hiện là điểm đến đầu tư được săn đón với đầy đủ các dịch vụ".

Quốc gia Nam Á mất nguồn tài trợ trong vài năm qua từ phía Trung Quốc nhưng dòng vốn từ nhiều thị trường khác đã lấp đầy khoảng trống. Theo Công ty Gateway House, những "gã khổng lồ" như Alibaba, ByteDance và Tencent đầu tư mạo hiểm gần 4 tỷ đô la Mỹ vào startup, hệ sinh thái trực tuyến và ứng dụng trong 5 năm đến tháng 3/2020. Chỉ riêng năm ngoái, 18 trong số 30 kỳ lân khi đó của đất nước là do Trung Quốc tài trợ. Đây cũng là người chơi tiên phong rót vốn vào quốc gia Nam Á khi chưa có bất kỳ nhà đầu tư nội địa Ấn Độ nhập cuộc. Có thể nói phía Trung Quốc từng rất chú trọng để hỗ trợ startup nước bạn vượt qua giai đoạn thua lỗ. Nhưng khi quan hệ Trung - Ấn xảy ra mâu thuẫn vào năm 2020, là hệ quả của cuộc xung đột quân sự biên giới bắt đầu vào tháng 6 năm ngoái, chính phủ Ấn Độ đã hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghệ của Ấn Độ.

Ntasha S, người đồng sáng lập quỹ khả năng mạo hiểm Gurukool chia sẻ với Thời báo Hoàn Cầu: "Tôi chưa thấy các nhà đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc có động thái mới tại nước tôi mặc dù trước đó họ thu được lợi nhuận tích cực. Cho đến khi tình hình chính trị được cải thiện sẽ rất khó để hai bên giao thương".

Bắt nhịp đầu tư

Theo các số liệu, phần lớn thời gian Trung Quốc dẫn đầu tài trợ vốn mạo hiểm. Lần đầu tiên Ấn Độ vượt qua Trung Quốc về mức tăng trưởng vốn đầu tư mạo hiểm là ba quý đầu năm 2021. Báo cáo của Công ty công nghệ CB Insights cho thấy, các nhà đầu tư mạo hiểm đã rót 20 tỷ đô la Mỹ vào nhiều startup Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 147% so với cùng kỳ năm trước. Con số này vượt mức tăng trưởng 101% ở Trung Quốc với số vốn khủng 67 tỷ đô. Một trong những người ủng hộ lớn nhất cho startup Ấn Độ là tỷ phú Masayoshi Son của SoftBank. Ông từng chia sẻ kế hoạch đầu tư 5 tỷ đô la vào Ấn Độ nhưng con số cuối cùng lên tới hơn 15 tỷ đô la. Chia sẻ trên Bloomberg, Softbank bày tỏ họ tìm thấy "cơ hội cùng mức định giá phù hợp" tại Ấn Độ và có khả năng đầu tư từ 5 tỷ đến 10 tỷ đô la năm 2022.

Lượng lớn tiền mặt đổ vào cùng lúc thúc đẩy định giá ở Ấn Độ khiến các nhà đầu tư lo lắng liệu những hoạt động hiện nay có bền vững hay chỉ là một đợt bong bóng khác? Vụ IPO thất bại 2,5 tỷ đô la Mỹ của "gã khổng lồ" thanh toán Ấn Độ Paytm do SoftBank, Ant và Alibaba hậu thuẫn đã gây ra "cú sốc" kinh hoàng cho thị trường khi các nhà đầu tư đánh giá mức định quá cao. Các nhà phân tích kỳ vọng về một đợt điều chỉnh định giá nhằm đảm bảo tính bền vững cho thị trường khởi nghiệp Ấn Độ.

TL

Tin bài khác
Startup Zhipu AI tung trợ lý AI miễn phí, nhanh gấp 8 lần so với DeepSeek

Startup Zhipu AI tung trợ lý AI miễn phí, nhanh gấp 8 lần so với DeepSeek

Sự xuất hiện của AutoGLM Rumination từ Zhipu AI diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang chứng kiến làn sóng phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm AI.
Điểm danh những startup lao dốc dù nhận vốn khủng từ Shark Tank

Điểm danh những startup lao dốc dù nhận vốn khủng từ Shark Tank

Những câu chuyện của các startup như Vua Cua, Soya Garden hay Luxstay cho thấy rằng gọi vốn thành công không đồng nghĩa với thành công trong kinh doanh.
Vua Cua rút lui khỏi thị trường Việt Nam: Từ thành công gọi vốn tại Shark Tank đến quyết định “dừng cuộc chơi”

Vua Cua rút lui khỏi thị trường Việt Nam: Từ thành công gọi vốn tại Shark Tank đến quyết định “dừng cuộc chơi”

Từng được biết đến như một trong những thương hiệu F&B khởi nghiệp nổi bật tại Việt Nam, Vua Cua – chuỗi nhà hàng chuyên về món cua đã bất ngờ tuyên bố “tạm dừng phát triển tại thị trường trong nước”, thông tin được chính nhà sáng lập Đoàn Thị Anh Thư xác nhận trên tài khoản mạng xã hội chính chủ có tích xanh.
Bình Định: Hội nghị Thượng đỉnh Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6

Bình Định: Hội nghị Thượng đỉnh Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6

Hội nghị Thượng đỉnh Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025 (National Startup Summit, Bình Định 2025) diễn ra sáng nay, ngày 27/3/2025, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chân dung Wiz - Startup an ninh mạng non trẻ khiến Google chi 32 tỷ USD để mua lại

Chân dung Wiz - Startup an ninh mạng non trẻ khiến Google chi 32 tỷ USD để mua lại

Hành trình của Wiz từ một startup non trẻ đến thương vụ mua lại của Google trị giá hàng chục tỷ USD là câu chuyện hiếm hoi trong giới công nghệ.
Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách vay ưu đãi 0% cho đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách vay ưu đãi 0% cho đổi mới sáng tạo

Ông Nguyễn Kim Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Kim Nam kỳ vọng Nhà nước có cơ chế hỗ trợ lãi suất – thậm chí có thể cho vay gần như 0% – nhằm tạo cú hích lớn cho doanh nghiệp đặc biệt là nhóm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Startup Việt nhận bằng sáng chế blockchain đầu tiên tại Mỹ

Startup Việt nhận bằng sáng chế blockchain đầu tiên tại Mỹ

Startup Việt Ninety Eight ghi dấu ấn khi công ty con Ramper được cấp bằng sáng chế blockchain, mở đường đưa công nghệ này đến gần hơn với hàng tỉ người dùng.
Startup Việt Filum AI nhận đầu tư 1 triệu USD giữa "mùa đông gọi vốn"

Startup Việt Filum AI nhận đầu tư 1 triệu USD giữa "mùa đông gọi vốn"

Sự thành công trong việc huy động vốn của Filum AI giữa "mùa đông gọi vốn" đã thể hiện niềm tin lớn từ các quỹ đầu tư đối với tiềm năng của startup này.
Cơn sốt AI mang đến làn sóng đầu tư mạo hiểm lớn nhất tại Mỹ

Cơn sốt AI mang đến làn sóng đầu tư mạo hiểm lớn nhất tại Mỹ

Làn sóng đầu tư mạo hiểm tại Mỹ bùng nổ nhờ cơn sốt AI, với các startup như OpenAI và Anthropic huy động hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, dòng vốn lại tập trung vào số ít các công ty lớn.
Startup blockchain NinetyEight thông báo cắt giảm 20% nhân sự

Startup blockchain NinetyEight thông báo cắt giảm 20% nhân sự

Lãnh đạo NinetyEight cho biết họ đã mở rộng nhân sự đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, lực lượng không đi đôi với năng suất như dự kiến.
CoreWeave sắp IPO, lọt top 25 thương vụ lớn nhất lịch sử chứng khoán Mỹ

CoreWeave sắp IPO, lọt top 25 thương vụ lớn nhất lịch sử chứng khoán Mỹ

Đây là đợt IPO công nghệ đầu tiên năm 2025 và là đợt IPO đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông Donald Trump sau thời gian dài “đóng băng” kể từ mức đỉnh 2021.
Thanh Hóa: Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo tăng đột biến

Thanh Hóa: Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo tăng đột biến

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 369 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 29% so với cùng kỳ, đứng thứ 5 cả nước. Trong đó, số doanh nghiệp trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo tăng đột biến.
Orochi Network – Startup Việt duy nhất tại Đông Nam Á vừa được Ethereum rót vốn

Orochi Network – Startup Việt duy nhất tại Đông Nam Á vừa được Ethereum rót vốn

Trước Ethereum Foundation, Orochi Network cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều quỹ đầu tư danh tiếng khác, bao gồm Mina Protocol, Web3 Foundation, và BNB Chain.
Cựu giám đốc OpenAI lập startup AI mới, chiêu mộ hơn 20 kỹ sư hàng đầu

Cựu giám đốc OpenAI lập startup AI mới, chiêu mộ hơn 20 kỹ sư hàng đầu

Dù sân chơi AI hiện đã vô cùng chật chội với hàng loạt cái tên sừng sỏ, startup Thinking Machines Lab của cựu giám đốc OpenAI vẫn tự tin sẽ tạo ra sự khác biệt.
Elon Musk ra mắt chatbot Grok 3, tuyên bố vượt qua các đối thủ trong cuộc đua AI

Elon Musk ra mắt chatbot Grok 3, tuyên bố vượt qua các đối thủ trong cuộc đua AI

Trong bài đăng trên nền tảng X, tỷ phú Elon Musk tuyên bố Grok 3 được phát triển với sức mạnh tính toán "lớn hơn 10 lần" so với mô hình Grok 2.