Thứ năm 10/10/2024 23:31
Hotline: 024.355.63.010
Lối sống

5 công thức chữa bệnh từ cây tầm bóp và lưu ý khi sử dụng

10/10/2024 19:30
Cây tầm bóp là một loại cây mọc dại ở các vùng quê của Việt Nam và rất phổ biến. Trong đông y, loại cây này từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh.
aa
Bài liên quan
Công dụng chữa bệnh bất ngờ của cây tầm bóp
5 công thức chữa bệnh từ cây tầm bóp và lưu ý khi sử dụng
5 công thức chữa bệnh từ cây tầm bóp và lưu ý khi sử dụng.

Không chỉ quả tầm bóp mà tất cả bộ phận của cây tầm bóp đều có thể sử dụng để trị bệnh. Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho. Ngoài ra, loại quả này còn có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt.

Trong Đông y, cây tầm bóp vị đắng, tính mát, công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi thấp, tán kết. Chủ trị các chứng bệnh cảm sốt, tiểu đường, viêm họng , khan tiếng, ho khan hoặc ho có đờm, thủy đậu, ban đỏ, nóng trong, nôn ói, sưng đau yết hầu, bệnh tay chân miệng.

Những bài thuốc từ cây tầm bóp

Bài thuốc cho người tiểu đường

  • Chuẩn bị 20-30 g rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn, chu sa.
  • Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi nấu chung với nhau trong khoảng 20 phút. Gạn lấy nước uống mỗi ngày một lần. Mỗi liệu trình dùng thuốc cần uống liên tục trong 5-7 ngày.

Vị thuốc này có tác dụng tốt đối với người tiểu đường hoặc sỏi niệu. Kết hợp với các phương pháp điều trị khác, nhất là kiêng khem và uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc.

Bài thuốc chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm

  • Chuẩn bị 50g cây tầm bóp tươi. Nếu dùng khô thì lấy khoảng 20g.
  • Đem cây tầm bóp đi rửa sạch, sắc với 500ml chia uống nhiều lần trong ngày.
  • Bạn nên kiên trì dùng thuốc liên tiếp trong ít nhất 3 đến 5 ngày để có được kết quả mong muốn.

Tình trạng sưng đau họng, ho có thể thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng tốt đối với người bị thủy đậu, ban đỏ, là bài thuốc lợi tiểu khá hữu hiệu.

Bài thuốc chữa mụn nhọt

  • Tầm bóp tươi rửa sạch với nước muối loãng, đem giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Còn bã dùng để đắp trên nhọt, đinh râu,... Đây là bài thuốc chữa nhọt rất hiệu quả và an toàn, tác dụng khá nhanh. Nước tầm bóp giúp thanh nhiệt, giải độc. Bã tầm bóp có thể giúp nhọt bớt sưng, mau lên mủ và mau khỏi.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị các loại ung thư (phổi, ruột, gan, cổ tử cung, vòm họng, mũi)

  • Lấy 30g cây tầm bóp khô, 40g cây bách giải. Cho 2 nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 700 ml thì ngưng. Chia ra uống 2 hoặc 3 lần trong ngày.

Một số hợp chất khác trong cây tầm bóp ức chế và tiêu diệt các tế bào ác tính phát triển trong cơ thể, thậm chí còn có tác dụng thu nhỏ khối u ung thư.

Bài thuốc giúp cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật

  • Lấy lượng đủ dùng lá và đọt non cây tầm bóp tươi. Đem nguyên liệu đi nấu canh hoặc luộc ăn thay rau trong bữa chính. Mỗi tuần ăn 2-3 lần để nâng cao thể trạng, góp phần phòng chống ung thư, tiểu đường và các bệnh lý khác.

Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp làm thuốc chữa bệnh

5 công thức chữa bệnh từ cây tầm bóp và lưu ý khi sử dụng
Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp làm thuốc chữa bệnh.

Cây tầm bóp là dược liệu tự nhiên lành tính nhưng dùng lâu dài cũng không tốt. Trước khi dùng tốt nhất nên tham khảo ý kiến, liều lượng của thầy thuốc để hỗ trợ điều trị các bệnh thông thường, tránh việc lạm dụng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, việc sử dụng tầm bóp làm thuốc cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh sử dụng tầm bóp cho những người có cơ địa dị ứng với loại cây này hoặc dị ứng thảo mộc nói chung.
  • Sau khi sử dụng thuốc từ tầm bóp, nếu có những biểu hiện như buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn ngứa,... cần dừng lại ngay.
  • Không dùng cây tầm bóp cho người đang cho con bú, phụ nữ có thai.
  • Cần phải hết sức thận trọng khi dùng tầm bóp kết hợp với điều trị bệnh bằng tây y. Bởi tầm bóp có thể tác dụng với các thành phần trong thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc tây.
  • Tránh nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực, một loại cây gần giống nhau nhưng lại có độc tính, không có tác dụng chữa bệnh.

* Lưu ý: Thông tin mang tính chất tham khảo!

Tin bài khác
7 bài thuốc Đông y hiệu quả từ gừng tốt cho sức khỏe

7 bài thuốc Đông y hiệu quả từ gừng tốt cho sức khỏe

Củ gừng là gia vị quen thuộc trong ẩm thực, chứa các thành phần dinh dưỡng có lợi. Đây còn là vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Ăn cốm có béo không?

Ăn cốm có béo không?

Mỗi dịp mùa thu, cốm trở thành món đặc sản được nhiều người thưởng thức. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn liệu ăn cốm có béo không?
Ai không nên ăn quả hồng?

Ai không nên ăn quả hồng?

Quả hồng là một trong những loại quả được yêu thích vào mùa thu, tuy bổ dưỡng nhưng những người dưới đây được khuyến cáo không nên ăn quả hồng.
Công dụng của cốm đối với sức khỏe

Công dụng của cốm đối với sức khỏe

Cứ mỗi độ thu về, nhiều người lựa chọn thưởng thức cốm xanh thường xuyên nhưng băn khoăn rằng không biết công dụng của cốm là gì?
5 tác dụng không ngờ của gừng đối với sức khỏe

5 tác dụng không ngờ của gừng đối với sức khỏe

Gừng là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, kháng sinh tự nhiên và nhiều thành phần hữu ích khác mà chúng ta có thể sử dụng để bảo vệ cơ thể.
6 món ngon từ cốm không thể bỏ lỡ vào mùa thu

6 món ngon từ cốm không thể bỏ lỡ vào mùa thu

Mỗi mùa thu về, cốm xanh được nhiều người săn đón, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tạo nên sự đa dạng của văn hóa ẩm thực Thủ đô.
Quan hệ tình dục không an toàn, nguy cơ mắc nhiều bệnh lây truyền

Quan hệ tình dục không an toàn, nguy cơ mắc nhiều bệnh lây truyền

Một người đàn ông 42 tuổi tại Hà Nội đã phải đối mặt với cú sốc lớn khi phát hiện mình mắc cùng lúc hai bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu và sùi mào gà, chỉ sau một lần quan hệ không an toàn.
Ăn cà chua có cần bỏ vỏ và hạt?

Ăn cà chua có cần bỏ vỏ và hạt?

Nhiều người còn băn khoăn liệu vỏ và hạt cà chua liệu có nhiều chất dinh dưỡng hay gây ngộ độc không? Liệu khi ăn cà chua có phải bỏ hạt và vỏ không?
Những ai không nên đi bộ thể dục?

Những ai không nên đi bộ thể dục?

Đi bộ là một hình thức tập thể dục đơn giản, phù hợp với tất cả mọi người, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe… nhưng không phải ai cũng nên đi bộ thể dục.
Ăn cà chua có tác dụng gì cho da?

Ăn cà chua có tác dụng gì cho da?

Cà chua là loại quả giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nhiều người còn sử dụng cà chua để hỗ trợ làm đẹp. Vậy cà chua có tác dụng gì cho da?
Đi bộ như thế nào để giảm cân hiệu quả?

Đi bộ như thế nào để giảm cân hiệu quả?

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, bao gồm tác dụng giảm cân. Tuy nhiên, đi bộ để giảm cân hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tác dụng tuyệt vời của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

Tác dụng tuyệt vời của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

Có nhiều lý do để mọi người thực hiện việc đi bộ - bắt đầu hành trình chăm sóc sức khỏe, muốn giảm cân, tăng cường sức khỏe tinh thần...
Bí quyết sức khỏe từ Calcium D3 - Korea - Giải pháp “Lão hóa ngược” cho xương khớp và hệ miễn dịch

Bí quyết sức khỏe từ Calcium D3 - Korea - Giải pháp “Lão hóa ngược” cho xương khớp và hệ miễn dịch

Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng chất lượng cao như Calcium D3 - Korea được khách hàng lựa chọn nhằm hỗ trợ cho xương khớp và hệ miễn dịch nâng cao sức khỏe.
6 lợi ích sức khỏe bất ngờ từ quả cà chua

6 lợi ích sức khỏe bất ngờ từ quả cà chua

Quả cà chua đã vô cùng quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, ngoài ra còn đem lại nhiều lợi ích trong việc chăm sóc sức khỏe.
Uống nước chanh dây mỗi ngày có tốt cho sức khỏe?

Uống nước chanh dây mỗi ngày có tốt cho sức khỏe?

Nước chanh dây được nhiều người yêu thích bởi không chỉ có tác dụng giải khát, thanh nhiệt mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe cơ thể. Vậy uống chanh dây mỗi ngày có tốt không?