Thứ tư 02/07/2025 11:07
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nút thắt đến con đường tiếp cận

12/10/2020 00:00
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, và doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm một tỷ lệ rất lớn, đóng góp tới 45% vào GDP; 31% vào tổng thu ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 5 triệu việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, nhóm này lại luôn trong tình trạng thiếu vốn.

Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, đến thời điểm 1/1/2017, xét theo quy mô lao động cả nước có hơn 600.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động. Trong đó, DN lớn chiếm 1,9%; DN siêu nhỏ chiếm tới 74%; DNNVV chiếm 24,1%. Các DN nhỏ và siêu nhỏ đa số đều là các DN ngoài nhà nước (chiếm 99% trong tổng số DN siêu nhỏ và 93% trong số DN nhỏ). Các doanh nghiệp FDI cũng chủ yếu có quy mô nhỏ (46,13%), và quy mô siêu nhỏ (25,53%), còn DN có quy mô lớn chỉ chiếm 20,18%.

Với số lượng đông đảo như vậy, khu vực DNNVV (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Tổng số vốn đăng ký của các DNNVV đạt xấp xỉ 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp. Tổng quy mô vốn của các DNNVV chiếm khoảng 40,9% tổng nguồn vốn huy động vào sản xuất kinh doanh của toàn khu vực doanh nghiệp. Hàng năm, các DNNVV cũng tạo ra gần 60% việc làm (chiếm 42,2% số lao động), 44,8% doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3% cho ngân sách nhà nước.

Các doanh nghiệp NVV rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguồn vốn là tiền đề đầu tiên, quan trọng nhất để DN khởi nghiệp, duy trì và mở rộng hoạt động. Đa phần DNNVV có nguồn vốn chủ sở hữu thấp, luôn cần đến nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng. Thiếu vốn và khó tiếp cận tài chính vẫn là trở ngại lớn nhất của các DNNVV, đặc biệt với DN có quy mô siêu nhỏ. Việc tiếp cận tín dụng được coi là một trong những rào cản lớn nhất đối với DNNVV. Các doanh nghiệp lớn sẽ có lợi thế hơn, các điều kiện vay thuận lợn hơn khi tiếp cận với các ngân hàng. Thậm chí, họ có thể vay ở nhiều ngân hàng khác nhau. Các DN nhỏ thì ngược lại, có ít lợi thế hơn và điều kiện đi vay khó khăn hơn. Thực tế, họ hầu như không có cơ hội tiếp cận vốn tín dụng từ các ngân hàng. Số liệu điều tra trực tiếp từ 695 DN của Báo cáo Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2017 với chủ đề: “Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của DN”, cho thấy, có tới 58% DN được hỏi cho biết đã từng nộp đơn xin vay vốn ngân hàng nhưng đều khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức. Các DN đã từng bị ngân hàng từ chối hoặc chỉ được giải ngân một phần. Nhưng nếu tiếp cận được nguồn vốn thì DN vẫn phải trả với lãi suất rất cao. Và để tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng, DN phải bỏ thêm các chi phí lót tay và quà tặng...

Nguyên nhân lớn nhất là do tài sản thế chấp của DNNVV không đủ điều kiện vì phần lớn mặt băng sản xuất, máy móc, trang thiết bị cơ bản là đi thuê. Vì vậy, họ buộc phải đi tìm các nguồn vốn khác. Nhiều DN đã phải tìm đến nguồn vốn từ các tổ chức cho vay nặng lãi, với lãi suất rất cao, có những trường hợp phải dùng tới 60% vốn vay từ tín dụng đen để hoạt động.

Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đông, nếu căn cứ các tiêu chí vay vốn từ gói tín dụng 100.000 tỷ đông, thì toàn tỉnh cũng chỉ mới có 8 DN đủ điều kiện vay vốn. Thật ra, gói tín dụng 100.000 tỷ cho nông nghiệp công nghệ cao là động lực lớn và quá tuyệt vời cho nguồn lực tài chính để các DN nông nghiệp công nghệ cao tiếp cận và phát triển. Nhưng qua phản ánh của các DN cho thây, các thủ tục, tiêu chí và vận hành giải ngân rât là khó nên thực tế các doanh nghiệp của tỉnh Lâm Đông gặp rât nhiều rào cản, khó khăn, chưa tiếp cận được nguồn vốn này.

Ông Hà, DN nhỏ về marketing tại Hà Nội: Trong kinh doanh, khi chưa thu hồi được công nợ từ khách hàng thì DN đã có hợp đồng mới. Những hợp đồng về thiết kế và sản xuất ấn phẩm marketing, quảng cáo, tổ chức sự kiện thì lại cần phải trả luôn tiền nhân công, gia công, vận hành. Do vậy, mặc dù nhu cầu vốn không quá nhiều, chỉ tầm 500 triệu đồng nhưng tôi thường xuyên đau đầu với bài toán về dòng tiền. Với đặc thù của ngành, tôi không thể đợi các ngân hàng xử lý khoản vay với thời gian phê duyệt và giải ngân lên tới hàng tháng. Vì vậy, bất đắc dĩ lại phải lựa chọn vay từ đối tác, bạn bè, người thân, thậm chí vay ngoài với lãi suất rất cao.

Bà Đỗ Thị Phương Dung, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ Việt - Hàn (Biên Hoa):

Lãi suất vay luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của DN, đặc biệt là những DNNVV có nguồn vốn hạn hẹp. Mặc dù đã có rất nhiều chính sách và định hướng hỗ trợ, nhưng thực tế khi đi vay DN gặp rất nhiều khó khăn về mặt thủ tục vay vốn. Doanh nghiệp nào cũng muốn đổi mới sáng tạo, tiếp cận công nghệ mới chứ không muốn “giậm chân tại chỗ,” nhưng tiếp cận vốn để đầu tư công nghệ hiện nay quá khó khăn. Công ty Việt - Hàn mới thành lập nên rất cần vốn để hoạt động, nhưng khi liên hệ với nhiều ngân hàng để vay vốn thì không được, vì tài sản thế chấp không đáp ứng. Để có vốn hoạt động, nhiều lúc tôi đành phải vay vốn bên ngoài với lãi suất cao, do đó hoạt động của công ty rất khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Công ty sản xuất tinh nghệ (Hưng Yên):

Khoan nói đến được vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi, ngay cả lãi suất vay thông thường cũng khó tiếp cận vô cùng. Để có vốn đầu tư ban đầu, tôi đã phải thế chấp ngôi nhà mà mình đang ở. Nay tôi có nhu cầu mua máy móc để mở rộng sản xuất, kinh doanh và dù có khu xưởng sản xuất rộng cả ngàn mét vuông song vẫn chỉ là đất nông nghiệp, giá trị tài sản thấp nên không ngân hàng nào nhận thế chấp. Ngoài yêu cầu phải có tài sản thế chấp, hàng loạt rắc rối liên quan đến vấn đề sổ sách, giấy tờ khác càng khiến hành trình tiếp cận vốn vay đối với các DNTN khó như đi lên trời. Đứng trước thực tế trên, DN chỉ còn cách tự mình xoay vốn băng cách vay mượn từ người thân, bạn bè để đầu tư, thậm chí phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao.

Ông Hoàng Nam Thắng, DN sản xuất gỗ nội thất Tân Minh (Thanh Xuân, Hà Nội):

Doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vốn vay bởi quy mô nhỏ, năng lực tài chính cũng như tài sản đảm bảo còn hạn chế nên việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng gần như là “bất khả thi”. Vì không vay được vốn từ ngân hàng nên doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi thường phải tìm đến các quỹ tín dụng đen với lãi suất cao khiến chi phí gia tăng và làm đội giá thành, sản phẩm giảm sức cạnh tranh. Nhiều DNNVV khác hiện cũng đang gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng như chúng tôi.

Việc mở rộng đối tác và mở rộng thị trường đối với các DN xuất khẩu là vô cùng quan trọng. Nhưng bài toán về vốn vẫn luôn “kìm chân” DN, nhất là khi DN cần huy động nguồn vốn lớn cho những đơn hàng xuất khẩu, vì thiếu vốn nên đã tuột mất nhiều hợp đồng có giá trị.

Ông NVC, Công ty TNHH Lucavi:

Đối với các DN siêu nhỏ hoặc là DN mới thành lập, rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vì có mấy điều kiện như: Chưa có uy tín đối với ngân hàng; biến động kinh doanh chưa rõ ràng; vấn đề tài sản của DNNVV chủ yếu là được hình thành dựa trên đất đai, tài sản của mình sẵn có nên muốn tiếp cận vốn với ngân hàng với vốn lớn thì rất khó khăn… Đặc biệt là những DNsản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thì đất đai là của người dân, thời gian DN thuê chủ yếu khoảng từ 5 năm đến 10 năm nên không thể mang ra thế chấp được.

Mặc dù đầu tư rất nhiều tiền (tôi đã đầu tư đến 30 tỷ nhưng không thể đem 30 tỷ này đi thế chấp được) đó là một bất hợp lý của việc tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng. Chẳng hạn, tôi mở rộng phát triển đàn vịt trên diện tích thuê 59 ha, thuê trong 5 năm. Tất cả phải làm theo kế hoạch, không thể kéo dài thêm thời gian thuê được. Hiện tại tôi được ngân hàng cho vay chỉ khoảng 2 tỷ, trong khi nhu cầu kinh doanh của tôi khoảng vài chục tỷ để đưa công nghệ vào dây chuyền sản xuất phân bón, hoặc đầu tư xây dựng khu nhà lưới trên diện tích 1 ha cũng cần khoảng
5 - 7 tỷ đồng… Thế nhưng, ngân hàng họ đòi hỏi phải giữ tài sản để đảm bảo, họ không chấp nhận ý tưởng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình. Việc này khác với ở các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… nếu DN xây dựng ý tưởng, kế hoạch và nhu cầu đầu tư thì họ sẽ được ngân hàng tạo điều kiện cho vay vốn.

Mặt khác, vốn của các ngân hàng ở Việt Nam cho vay với lãi suất rất cao nên rất khó cạnh tranh với đối tác. Mặc dù Nhà nước thường đánh giá khu vực DNNVV là nền tảng, là xương sống của nền kinh tế nhưng chúng tôi thật sự khó tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng. Các gói hỗ trợ vốn của Chính Phủ thì lại càng không tiếp cận được. Tóm lại là, chúng tôi đầu tư thì nhiều nhưng không đem ra thế chấp được.

Ông Nguyễn Nam Phong, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Hương Đất An Phú (Pleiku - Gia Lai):

Chúng tôi là DN đầu tiên và cũng là duy nhất đến lúc này tại tỉnh Gia Lai được Bộ NN&PTNT cấp chứng nhận DN ứng dụng công nghệ cao. Nhu cầu thị trường còn rất lớn, chúng tôi cũng có định hướng phát triển quy mô trên diện tích 5ha (đi thuê). Từ năm 2014 tới nay, DN đã đầu tư gần 10 tỷ đồng cho các công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất rau, củ, quả sạch, cung ứng cho thị trường. Nhưng chúng tôi rất khó tiếp cận vốn theo gói tín dụng 100.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi của Chính phủ.

Trước đây, phía ngân hàng cho răng DN chưa có giấy chứng nhận công nghệ cao nên chưa cho vay. Còn hiện nay, khi đã có giấy chứng nhận thì ngân hàng lại yêu cầu DN phải thế chấp băng “bìa đỏ” của đất hoặc nhà. Còn những tài sản trị giá gần chục tỷ đồng đã đầu tư vào nhà lồng, công nghệ cao không được dùng để thế chấp.

Đỗ Thảo

Tin bài khác
Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

Để đáp ứng yêu cầu từ Nghị quyết 68, các ngân hàng thương mại cần thiết lập một mô hình tín dụng hiện đại, lấy dữ liệu làm gốc, lấy công nghệ làm công cụ và lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025: Agribank dẫn đầu Big4, nhiều ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025: Agribank dẫn đầu Big4, nhiều ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025, Agribank nổi bật với lãi suất cao nhất nhóm Big4. Ghi nhận nhiều ngân hàng khác đưa ra mức lãi suất đặc biệt, lên tới 9,65%.
Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025, thị trường tiếp tục gây chú ý khi có tới bốn ngân hàng niêm yết mức lãi suất đặc biệt vượt mốc 7,4%, mang lại cơ hội sinh lời hấp dẫn.
Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025: Khi nào lãi suất huy động sẽ tăng?

Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025: Khi nào lãi suất huy động sẽ tăng?

Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025, chứng kiến sự trầm lắng với lãi suất ngân hàng ít biến động. dự báo lãi suất huy động có thể tăng trở lại từ cuối năm 2025.
Doanh nghiệp cần lãi vay tốt hơn trong bối cảnh hiện nay

Doanh nghiệp cần lãi vay tốt hơn trong bối cảnh hiện nay

Trong tình hình khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn có mức lãi suất vay tốt hơn. Ngân hàng Nhà nước có thể hướng dẫn thêm về khoản vay ưu đãi, hỗ trợ, đặc biệt là tín dụng xanh.
Techcombank miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức vụ Phó tổng giám đốc

Techcombank miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức vụ Phó tổng giám đốc

Techcombank vừa chính thức thông báo miễn nhiệm đối với ông Phan Thanh Sơn - Phó tổng giám đốc nhà băng này. Ông Sơn là cán bộ gắn bó lâu năm tại Techcombank.
Ngân hàng chính thức được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu từ tháng 10/2025

Ngân hàng chính thức được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu từ tháng 10/2025

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, cho phép tổ chức tín dụng và tổ chức mua bán, xử lý nợ có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trong những điều kiện nhất định.
Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025: Ngân hàng nào áp dụng mức 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025: Ngân hàng nào áp dụng mức 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025, thị trường đã chứng kiến một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất vượt 7%/năm, kèm theo những điều kiện áp dụng đặc biệt.
Đòn bẩy tài chính giúp nhà bán hàng bứt phá trên sàn thương mại điện tử

Đòn bẩy tài chính giúp nhà bán hàng bứt phá trên sàn thương mại điện tử

Tại các sự kiện, BIDV giới thiệu hệ sinh thái tài chính toàn diện, được thiết kế phù hợp với đặc thù vận hành và nhu cầu thực tế của các Nhà bán hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cũng như khách hàng cá nhân đang hoạt động trên nền tảng TikTok.
Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025: Nhiều biến động đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025: Nhiều biến động đáng chú ý

Lãi suất ngân hàng ngày 26/6/2025 chứng kiến nhiều diễn biến đáng chú ý, đặc biệt là mức lãi suất hấp dẫn cho kỳ hạn 13 tháng, mở ra cơ hội sinh lời.
Quý II/2025: Ba ngân hàng nào tăng trưởng lợi nhuận âm?

Quý II/2025: Ba ngân hàng nào tăng trưởng lợi nhuận âm?

Theo dự báo của SSI, lợi nhuận trong quý II/2025 của khối ngân hàng mà công ty này nghiên cứu có 3 nhà băng tăng trưởng âm, gồm: BIDV, ACB và MSB.
SHB “Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME” tại Việt Nam 2025

SHB “Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME” tại Việt Nam 2025

Giải thưởng không chỉ là sự ghi nhận từ các tổ chức quốc tế, mà còn là minh chứng cho những bước tiến vững chắc của SHB trong việc hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp SME, góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân và sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Lãi suất ngân hàng ngày 25/6/2025: Loạt ngân hàng niêm yết 6% không điều kiện

Lãi suất ngân hàng ngày 25/6/2025: Loạt ngân hàng niêm yết 6% không điều kiện

Lãi suất ngân hàng ngày 25/6/2025 hàng loạt ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% mà không kèm điều kiện đặc biệt, mở ra cơ hội hấp dẫn cho người gửi tiền.
Lãi suất ngân hàng ngày 24/6/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 24/6/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 24/6/2025, nhiều ngân hàng đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, đặc biệt kỳ hạn 12 tháng đã vượt mốc 7,7% cho khoản tiền gửi đặc biệt.
Lợi nhuận ngân hàng tăng vọt: Có gì sau những con số đẹp?

Lợi nhuận ngân hàng tăng vọt: Có gì sau những con số đẹp?

Tín dụng tiếp tục tăng tốc trong quý II/2025 đã giúp lợi nhuận của nhiều ngân hàng bứt phá, duy trì đà tăng trưởng hai chữ số. Theo dự báo của các công ty chứng khoán, không chỉ các ngân hàng thương mại cổ phần mà cả khối quốc doanh cũng ghi nhận kết quả khả quan nhờ môi trường lãi suất thấp, nhu cầu tín dụng tăng và một loạt chính sách mới tạo dư địa cho tăng trưởng bền vững.