Chủ nhật 06/07/2025 07:37
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Thanh toán điện tử: Tiền mặt vẫn là ‘vua’ ở Việt Nam

12/10/2020 00:00
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), dù được đánh giá là thị trường cực kỳ tiềm năng nhưng thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Các nghiên cứu cho thấ

Đây là thông tin được các đại biểu đưa ra tại toạ đàm "Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc” do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức chiều 16/10.

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), dù được đánh giá là thị trường cực kỳ tiềm năng nhưng thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Theo ông Hải, thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về thanh toán điện tử qua internet, điện thoại di động trong quý I/2019 cho thấy, số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh internet tăng 68,8% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2018; số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động tăng 97,7% và 232,3 % so với cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên dù tăng trưởng thuộc top đầu thế giới, song theo Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tỉ lệ thanh toán điện tử ở Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước. Đồng thời các mảng phát triển cũng không đồng đều, trong đó thương mại điện tử chủ yếu vẫn sử dụng tiền mặt với hình thức COD - Hàng đến thanh toán bằng tiền mặt

Tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel Phạm Trung Kiên cũng cho biết, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực thanh toán điện tử rất nhanh nhưng so với thế giới vẫn chưa ăn thua. “Tiền mặt vẫn là vua ở Việt Nam. 90% giao dịch vẫn thanh toán bằng tiền mặt. Hầu hết số liệu giao dịch mới chỉ tập trung vào giao dịch cơ bản như chuyển tiền, đóng tiền nước, tiền điện, tiền cáp truyền hình”, ông Kiên nói.

Cũng theo ông Kiên, dùng thanh toán bằng tài khoản viễn thông – Mobile Money đang là xu hướng triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Còn tại Việt Nam, với việc phát triển thanh toán qua tài khoản viễn thông, Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh hơn nữa việc thanh toán điện tử trên phạm vi cả nước hướng đến các thanh toán các giá trị giao dịch rất nhỏ, từ cốc trà đá, vé gửi xe, cốc cà phê… Dù có sự thuận tiện và lợi ích tốt nhưng, để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh thu hút khách hàng thông qua đưa ra các ưu đãi, khuyến mại cũng như hình thành thói quen sử dụng.

“Để nhảy vào thị trường nàu, doanh nghiệp phải chấp nhận cuộc chơi cực kỳ tốn kém. Nhưng mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau, có doanh nghiêp chi rất nhiều tiền để tăng giá trị công ty kiếm lời và cũng có những doanh nghiệp đi vào việc tạo giá trị thực sự. Tuy nhiên, tất cả đều đòi hỏi phải mất rất nhiều năm để cạnh tranh”, ông Kiên nói.

Còn theo Tổng thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), ông Phùng Anh Tuấn, giao dịch bằng phương thức nào cũng có rủi ro nhất định, chủ yếu do cơ chế giám sát. “Đánh bạc online cũng vậy, nó phát sinh từ con người, công nghệ chỉ là công cụ và cách họ sử dụng thôi. Người ta thấy có lỗ hổng kiếm tiền nhanh thì người ta sẽ làm. Do vậy phải có cơ chế phòng vệ giám sát rủi ro”, ông Tuấn nói.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu Statista, năm 2017, số lượng thanh toán điện tử tại Việt Nam đã tăng 22% so với năm trước với tổng giá trị giao dịch ước tính vào khoảng 6,1 tỉ USD. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 12,3 tỉ USD vào năm 2022.

Mặc dù được ghi nhận có sự tăng trưởng ấn tượng tuy nhiên tỉ lệ thanh toán điện tử ở Việt Nam đến nay vẫn rất thấp so với các nước láng giềng. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam hiện có số lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực ở mức 4,9%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan với gần 60% và Malaysia là gần 90%.

Báo cáo về kinh tế internet mới đây của Google cũng cho thấy, kể từ năm 2015, kinh tế Internet của Việt Nam đã liên tục duy trì mức tăng trưởng lên đến 38% mỗi năm. Đến cuối năm 2019, các chuyên gia dự báo nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm mức 12 tỷ USD, đóng góp 5% vào tổng GDP trên cả nước. Tốc độ này đến từ 61 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, ngoài ra, trung bình người Việt dành đến 3 giờ 12 phút để sử dụng Internet mỗi ngày.

Không những phát triển nhanh, Việt Nam còn vươn lên trở thành nền kinh tế "số hóa" tốt nhất trong khu vực với sự lan tỏa mạnh mẽ của thương mại điện tử, nổi bật là cuộc chiến giành thị phần của các thương hiệu từ trong và ngoài nước.

Theo Phạm Tuyên

Bài liên quan
Tin bài khác
Thời tiết hôm nay 6/7: Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa dông

Thời tiết hôm nay 6/7: Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa dông

Thời tiết hôm nay 6/7, nhiều nơi trên cả nước có nắng trở lại, có nơi nắng nóng, về chiều tối trời lại chuyển mưa dông, có nơi mưa to.
Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ khảo sát Trung Sơn trong chuyến công tác đầu tiên sau sáp nhập

Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ khảo sát Trung Sơn trong chuyến công tác đầu tiên sau sáp nhập

Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại xã Trung Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong nhấn mạnh cần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái, phát triển kinh tế bền vững, nâng cao đời sống người dân, phấn đấu đến năm 2030 xóa hoàn toàn hộ nghèo.
Nguyễn Văn Đông đồng hành cùng chiến dịch Tick xanh bảo vệ người tiêu dùng

Nguyễn Văn Đông đồng hành cùng chiến dịch Tick xanh bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hàng giả, hàng nhái, sự kiện “Phát động Tick xanh trách nhiệm thương mại điện tử” đang nổi lên như một giải pháp giúp khôi phục niềm tin của người tiêu dùng. Trong chiến dịch này, Nguyễn Văn Đông – người sáng tạo nội dung được biết đến với biệt danh “cô Học” – góp mặt như một đại diện tiêu biểu cho thế hệ KOC trẻ minh bạch và có trách nhiệm.
Phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần thích ứng với biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí địa lý kinh tế và chính trị, là nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xứng danh là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước.
Thời tiết ngày mai 6/7/2025: Miền Bắc nắng gắt xen kẽ mưa dông

Thời tiết ngày mai 6/7/2025: Miền Bắc nắng gắt xen kẽ mưa dông

Thời tiết ngày mai 6/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực Tây Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Dự án Luật Thương mại điện tử được đề nghị bổ sung vào Chương trình lập pháp năm 2025

Dự án Luật Thương mại điện tử được đề nghị bổ sung vào Chương trình lập pháp năm 2025

Chính phủ đề xuất bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình lập pháp năm 2025, trong đó có dự án Luật Thương mại điện tử, để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, quyết định thông qua tại Kỳ họp thứ 10 tới.
Quốc Lộ 28B: Mở ra cơ hội phát triển du lịch cho Lâm Đồng mới

Quốc Lộ 28B: Mở ra cơ hội phát triển du lịch cho Lâm Đồng mới

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B với tổng kinh phí 1.435 tỷ đồng đang tạo nên bước đột phá trong việc kết nối trung tâm du lịch Lâm Đồng mới, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho du lịch và phát triển kinh tế vùng.
Thời trang bền vững trong kỷ nguyên số - xu hướng tiêu dùng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thời trang bền vững trong kỷ nguyên số - xu hướng tiêu dùng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thời trang bền vững đang nổi lên như một xu hướng toàn cầu, nhưng việc thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là một thách thức lớn. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và vai trò của tiếp thị người ảnh hưởng đã được chứng minh là yếu tố quan trọng định hình ý định mua sắm thời trang bền vững trực tuyến tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Thời tiết hôm nay 5/7: Hà Nội trưa chiều trời nóng, thứ 5 tuần sau mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 5/7: Hà Nội trưa chiều trời nóng, thứ 5 tuần sau mưa nhiều

Thời tiết hôm nay 5/7, Bắc Bộ trưa nay oi nóng, chiều tối có mưa dông; Thanh Hoá đến Huế thời tiết nóng ẩm; Trung Bộ và Nam Bộ mưa dông về chiều, ngày trời nóng; bão số 2 gây ảnh hưởng xấu trên một số vùng biển.
Thành phố Đà Nẵng: Đầu tư bãi đáp trực thăng cứu hộ người dân

Thành phố Đà Nẵng: Đầu tư bãi đáp trực thăng cứu hộ người dân

Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng cho hay, một bãi đáp trực thăng mới nhằm cứu hộ, cứu nạn cho người dân vào những thời điểm thiên tai, đang được lực lượng đầu tư ở xã Trà Tập (xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cũ).
Chi trả an sinh xã hội cấp xã đột phá nhờ chuyển đổi số

Chi trả an sinh xã hội cấp xã đột phá nhờ chuyển đổi số

Từ ngày 1/7/2025, cấp xã chi trả trợ cấp hưu trí xã hội cho 1,6 triệu người. Quy trình này được số hóa, minh bạch, đảm bảo quyền lợi người dân và hiệu quả quản lý.
Thời tiết ngày mai 5/7/2025: Miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày mai 5/7/2025: Miền Bắc tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày mai 5/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Sơn La tăng cường hợp tác nông nghiệp với các tỉnh Bắc Lào

Sơn La tăng cường hợp tác nông nghiệp với các tỉnh Bắc Lào

Sơn La đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho 9 tỉnh Lào, hỗ trợ giống cây trồng, mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế vùng biên.
Toàn quốc cấp sổ BHXH điện tử: Cắt giảm thủ tục, tăng tiện ích cho người dân và doanh nghiệp

Toàn quốc cấp sổ BHXH điện tử: Cắt giảm thủ tục, tăng tiện ích cho người dân và doanh nghiệp

Chậm nhất là ngày 01/1/2026, sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được cấp bản điện tử, có giá trị pháp lý như sổ giấy. Việc triển khai nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, chống gian lận và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giao dịch bảo hiểm.
Thanh Hóa tích cực phát triển và đưa vào khai thác đa dạng các sản phẩm du lịch mới

Thanh Hóa tích cực phát triển và đưa vào khai thác đa dạng các sản phẩm du lịch mới

Tại Thanh Hóa, nhiều địa phương và doanh nghiệp đã tích cực phát triển và đưa vào khai thác đa dạng các sản phẩm du lịch mới, bao gồm du lịch MICE, du lịch nghề và làng nghề truyền thống, du lịch trải nghiệm, góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm của du khách, đồng thời thu hút lượng lớn khách tham quan.