Thứ bảy 19/07/2025 06:36
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Lỗ hổng “chết người” trong phòng cháy chữa cháy tại cao ốc

12/10/2020 00:00
Hơn 2.660 công trình có nguy hiểm về cháy, nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.

Vụ cháy nghiêm trọng xảy tại chung cư Carina Plaza ở số 1648 Võ Văn Kiệt, Quận 8 (Tp. Hồ Chí Minh) làm 13 người tử vong rạng sáng 23/3/2018. Ảnh: TTXVN

110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được chủ đầu tư đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.

Sau bốn năm thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2014 – 2018, những lỗ hổng, bất cập - đặc biệt là trong công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy tại các cao ốc trên cả nước, tiếp tục lộ ra…

* Những quy chuẩn, tiêu chuẩn “lỗi thời”

Theo báo cáo của Bộ Công an, hiện nay Việt Nam có tổng cộng 188 tiêu chuẩn, quy chuẩn Quốc gia về phòng cháy, chữa cháy; trong đó có 68 tiêu chuẩn, quy chuẩn Quốc gia chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy, 120 tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan đến phòng cháy, chữa cháy.

Tuy nhiên, nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn đã được ban hành từ lâu nên có những quy định không còn đáp ứng sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội nhưng chậm được các cơ quan quản lý có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế, như: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4317-1986: Nhà kho - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế; TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế…

Một số công trình mới xuất hiện tại Việt Nam có tính chất đặc thù nhưng chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy còn phải vận dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn nước ngoài như của Mỹ, Nga, Nhật, Hàn Quốc, điển hình như: Các tòa nhà chung cư cao trên 75 mét, nhà công năng khác cao trên 50 mét, trung tâm thương mại ngầm, nhà máy lọc hóa dầu, công nghiệp khí đốt, kho ngầm bảo quản xăng dầu, cơ sở bảo quản chế biến LPG bằng công nghệ lạnh...

Mặc dù vậy, việc vận dụng, áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài cũng làm nảy sinh không ít khó khăn do tính đồng bộ giữa hệ thống cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật của Việt Nam và các quốc gia này chưa tương ứng. Cùng với đó, đối với một số loại hình như: Cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, nhà ở kết hợp kinh doanh có quy mô nhỏ; hệ thống kho chứa, hệ thống vận chuyển sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ và công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ phải có hệ thống báo và xử lý nồng độ hơi, khí nguy hiểm dễ cháy, nổ… chưa có văn bản quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp.

Không những vậy, nhiều địa phương có nhiều loại hình cơ sở đặc thù nhưng chưa quan tâm xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng phù hợp với yêu cầu quản lý của địa phương theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như: Nhà ở, công trình trong các khu phố cổ, phố cũ nơi tập trung đông dân cư ở Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh...

* “Ngó lơ” quy hoạch cấp nước chữa cháy

Sau khi Luật Phòng cháy chữa cháy có hiệu lực, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương khi lập, phê duyệt đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị và xây dựng công trình đã chú ý kết hợp các nội dung liên quan bảo đảm công tác phòng cháy và chữa cháy. Trong thời gian 2014 - 2018, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy toàn quốc đã xem xét thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cho 58.504 dự án, công trình; tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy cho 29.230 dự án, công trình…

Diễn tập phòng cháy, chữa cháy tại tòa nhà Điện lực Hải Dương, thành phố Hải Dương. Ảnh minh họa: TTXVN

Tuy nhiên, hiện nay cả nước vẫn còn 2.662 công trình có nguy hiểm về cháy, nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trong đó chủ yếu là các công trình được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy (năm 2001) có hiệu lực. Tính đến tháng 7/2018, cả nước vẫn tồn tại 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được chủ đầu tư đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo báo cáo của Chính phủ, chủ yếu là do chủ đầu tư tự ý điều chỉnh thiết kế, thi công sai so với thiết kế được duyệt, lựa chọn, lắp đặt các hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy không đồng bộ, kém chất lượng dẫn đến hệ thống không hoạt động theo đúng chức năng nên chưa đủ điều kiện để được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Mặt khác, do sức ép về thời hạn xây dựng công trình nên chủ đầu tư phải bàn giao nhà cho người dân vào ở, trong khi chưa hoàn thiện hệ thống kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy. Việc xử lý đối với các công trình này còn gặp nhiều khó khăn do liên quan đến mặt bằng kết cấu xây dựng và kinh phí đầu tư khắc phục.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy với các cơ quan chức năng trong thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy hiện nay, dù được đánh giá khá tốt, nhất là trong cấp phép xây dựng đối với các dự án công trình, nhưng thực tế trong công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, rừng, các kho hóa chất... sự phối hợp còn chưa tốt. Hiện nay, cả nước mới chỉ có 250/811 đô thị có quy hoạch về cấp nước chữa cháy, còn nhiều khu công nghiệp, khu dân cư chưa được quy hoạch về giao thông, cấp nước chữa cháy.

*Giải quyết dứt điểm các cao ốc vi phạm phòng cháy chữa cháy

Trước những bất cập, tồn tại trong công tác phòng cháy chữa cháy và tại các cao ốc nói riêng, mới đây, sau khi làm việc với Chính phủ cũng như tổ chức các Đoàn công tác tiến hành giám sát tại một số địa phương và các cơ quan, đơn vị cơ sở trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, Đoàn giám sát của Quốc hội đã đề xuất Chính phủ có lộ trình giải quyết dứt điểm tình trạng các công trình đưa vào sử dụng khi chưa có thẩm định, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, xử lý các công trình, khu chung cư cao tầng vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, đồng thời với việc xem xét trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc để xảy ra sai phạm.

Đoàn Giám sát cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng cháy chữa cháy đối với những công trình, hoạt động có nguy cơ cháy nổ cao như chung cư, nhà cao tầng; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có đề án, công trình mới mà chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy cần phối hợp với Bộ Công an xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy…

Riêng với Bộ Xây dựng, Đoàn Giám sát đã kiến nghị Bộ này tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng, nhất là đối với các công trình cao tầng, công trình ngầm, công trình có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy chữa cháy; tăng cường phối hợp với Bộ Công an trong công tác thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng gắn với thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy; kiên quyết không cấp phép xây dựng, cấp phép hoạt động đối với công trình chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu, kịp thời đình chỉ hoạt động xây dựng khi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

Bên cạnh đó, Bộ này cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các công trình xây dựng, kịp thời chấn chỉnh những sơ hở, thiếu sót trong công tác phòng cháy chữa cháy; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh, thành phố, đặc biệt là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, bảo đảm tính thống nhất giữa xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng giao thông trong tổng thể quy hoạch đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy…

Hạnh Quỳnh/TTXVN

Bài liên quan
Tin bài khác
Nghị quyết 206/2025/QH15: Mở khóa điểm nghẽn pháp lý, tạo đột phá phát triển kinh tế

Nghị quyết 206/2025/QH15: Mở khóa điểm nghẽn pháp lý, tạo đột phá phát triển kinh tế

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 206/2025/QH15 - cơ chế đặc biệt với mục tiêu xử lý những vướng mắc, khó khăn phát sinh từ các quy định pháp luật hiện hành đang cản trở tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
Doanh nghiệp thanh toán hóa đơn trên 5 triệu bằng tiền mặt có bị cấm không?

Doanh nghiệp thanh toán hóa đơn trên 5 triệu bằng tiền mặt có bị cấm không?

Doanh nghiệp thanh toán hóa đơn từ 5 triệu đồng trở lên bằng tiền mặt: không bị cấm nhưng bị thiệt kép.
Phanh phui "công xưởng" hàng giả ở Hưng Yên, giám đốc đối mặt án hình sự

Phanh phui "công xưởng" hàng giả ở Hưng Yên, giám đốc đối mặt án hình sự

Một công ty ở Hưng Yên bị phát hiện sản xuất hàng giả nhái thương hiệu D-nee, Hygiene, Tauau với quy mô lớn, đóng gói tinh vi như thật, gây chấn động thị trường.
Tập đoàn FLC chốt ngày họp cổ đông: Định hướng phát triển sau “cơn bão”?

Tập đoàn FLC chốt ngày họp cổ đông: Định hướng phát triển sau “cơn bão”?

Trong bối cảnh vừa khép lại phiên xét xử phúc thẩm ông Trịnh Văn Quyết, Tập đoàn FLC (UpCOM: FLC) vừa chính thức công bố lịch Đại hội đồng cổ đông bất thường vào sáng 4/8/2025 tại FLC Landmark Tower (Hà Nội).
Thêm loạt chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thêm loạt chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 205/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Novaland bị xử phạt 85 triệu đồng vì vi phạm công bố thông tin

Novaland bị xử phạt 85 triệu đồng vì vi phạm công bố thông tin

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland bị xử phạt do vi phạm quy định pháp luật trong việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm là thuốc

Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm là thuốc

Tại dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra quy định chi tiết về quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt- trong đó có mỹ phẩm.
Đà Nẵng: Khách phát hiện dòi trong bánh hamburger, cơ sở bánh mì bị kiểm tra khẩn cấp

Đà Nẵng: Khách phát hiện dòi trong bánh hamburger, cơ sở bánh mì bị kiểm tra khẩn cấp

Sau khi ăn bánh hamburger mua tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Văn Thoại (Đà Nẵng), khách hàng phát hiện nhiều dòi bò trong nhân bánh. Sự việc gây xôn xao mạng xã hội, chính quyền địa phương đã lập tức vào cuộc kiểm tra.
Phát hiện liên tiếp các vụ khai thác, vận chuyển cát trái phép tại Quảng Trị

Phát hiện liên tiếp các vụ khai thác, vận chuyển cát trái phép tại Quảng Trị

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị vừa liên tiếp phát hiện, xử lý hai vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển cát trái phép trên sông Nhật Lệ và sông Gianh trong hai ngày 14-15/7.
Triệt phá "ổ hàng hiệu giả" cực lớn tại Đà Nẵng, xử phạt hơn 100 triệu đồng

Triệt phá "ổ hàng hiệu giả" cực lớn tại Đà Nẵng, xử phạt hơn 100 triệu đồng

Một cửa hàng tại trung tâm Đà Nẵng bị phạt 102,5 triệu đồng vì bán hơn 230 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. Cơ quan chức năng đã thâm nhập bằng hình thức giả danh hướng dẫn viên du lịch để bóc trần hành vi tinh vi.
Sơn La cưỡng chế thuế hơn 600 triệu đồng một doanh nghiệp tư nhân

Sơn La cưỡng chế thuế hơn 600 triệu đồng một doanh nghiệp tư nhân

Thuế tỉnh Sơn La vừa ra quyết định cưỡng chế thuế hơn 600 triệu đồng đối với Doanh nghiệp tư nhân Thủy Hiếu bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng.
Loạt sai phạm nào khiến Chứng khoán SmartInvest và Chứng khoán CV bị xử phạt?

Loạt sai phạm nào khiến Chứng khoán SmartInvest và Chứng khoán CV bị xử phạt?

Hai công ty chứng khoán lớn là SmartInvest và Chứng khoán CV gần đây đã phải đối mặt với các án phạt hành chính từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do vi phạm nghĩa vụ báo cáo thông tin.
Hà Tĩnh: Triệt phá nhiều đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả chứa Methanol độc hại

Hà Tĩnh: Triệt phá nhiều đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả chứa Methanol độc hại

Thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã liên tiếp phát hiện và xử lý nhiều vụ sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn, với nguyên liệu chứa hàm lượng Methanol cao – chất có thể gây mù lòa, tổn thương thần kinh, thậm chí tử vong.
Ban hành 6 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực nhà ở

Ban hành 6 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực nhà ở

Bộ Xây dựng vừa công bố 6 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực nhà ở, trong đó có 3 thủ tục do cấp bộ thực hiện và 3 thủ tục do cấp tỉnh triển khai. Các thủ tục này tập trung vào hoạt động chấp thuận đầu tư, giao chủ đầu tư và điều chỉnh quyết định đối với các dự án nhà ở cho lực lượng vũ trang và nhà ở xã hội.
Chứng khoán APG bị xử phạt và truy thu gần 25,5 tỷ đồng tiền thuế

Chứng khoán APG bị xử phạt và truy thu gần 25,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần Chứng khoán APG (mã chứng khoán: APG) vừa bị Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, đồng thời truy thu một khoản thuế lớn với tổng số tiền lên tới gần 25,5 tỷ đồng.