Cuộc đua vào không gian của các quỹ đầu tư mạo hiểm

00:00 12/10/2020

Năm mươi năm đã trôi qua kể từ khi Neil Armstrong bước chân lên mặt trăng. Chiến công đó, và nhiều cột mốc không gian vũ trụ khác trong nửa thế kỷ qua đều được thực hiện bởi các dự án lớn của chính phủ như Mỹ hay Nga...

Tuy nhiên những ngày đó đã không còn nữa, việc cắt giảm chi phí phát triển tàu vũ trụ, cũng như cải thiện khả năng phân tích dữ liệu và viễn thám của các nước đã khiến ngành công nghiệp vũ trụ có nhiều thay đổi. Ngày càng có nhiều hoạt động thăm dò và đầu tư không gian được thực hiện bởi các công ty vũ trụ tư nhân.

Thập kỷ qua, đã có tới hơn 500 công ty khởi nghiệp (startup) nhảy vào lĩnh vực thương mại vũ trụ, khiến các nhà phân tích muốn đặt cược nó sẽ trở thành một trong những thị trường mới đáng để xem xét đầu tư. Theo một báo cáo của công ty Space Angels, kể từ năm 2009 đến nay các nhà đầu tư đã rót hơn 25 tỉ USD vào các nhà sản xuất vệ tinh, tên lửa và sáng tạo không gian.

Các nhà đầu tư hướng tới loạt công nghệ không gian có giá trị cao bao gồm tàu vũ trụ vận chuyện chuyển ( người và hàng hóa), công nghiệp, giải trí; giám sát môi trường bằng hình ảnh trái đất độ phân giải cao; vệ tinh để liên lạc và chia sẻ dữ liệu trong và ngoài Trái đất; và khai thác kim loại quý trên các hành tinh hệ mặt Trời. Những công nghệ này cho phép con người định cư trong không gian trong tương lai và cũng đồng thời  nhằm cải thiện chất lượng và tính bền vững của sự sống trên Trái đất.

Các nhà đầu tư mạo hiểm chỉ bắt đầu thực hiện các khoản đầu tư đáng kể vào các công ty khởi nghiệp không gian trong vài năm qua. Vì vậy, ngành công nghiệp “không gian mới”, vẫn còn rất non trẻ và còn phải tự chứng minh bản thân rất nhiều.

Nhưng các ngân hàng trên Phố Wall, bao gồm Goldman Sachs và Morgan Stanley, dự đoán nền kinh tế vũ trụ toàn cầu có thể tăng lên 1.000 tỉ USD trở lên trong hai thập kỷ tới. Nếu tầm nhìn của ngành vũ trụ của họ là đúng, thập kỷ tới chúng ta sẽ được chứng kiến những bước nhảy vọt chưa từng thấy của ngành không gian.

Dưới đây là các quỹ đầu tư mạo hiểm đang mạnh tay rót vốn vào các Startup Không gian vũ trụ.

Space Angels

Space Angels là quỹ đầu tư mạo hiểm trong ngành không gian vũ trụ hàng đầu của năm 2019 với 22 giao dịch kể từ năm 2010. Công nghệ vệ tinh, hình ảnh Trái đất và giám sát môi trường cũng như các ứng dụng viễn thông  là những danh mục hàng đầu của quỹ đầu tư có trụ sở tại New York này.

Space Angels đã hỗ trợ Kepler Communications – Startup cung cấp các giải pháp kết nối và liên lạc trong không gian thông qua mạng lưới vệ tinh

Hai Startup khác trong danh mục đầu tư của quỹ này là Wap Flurosat và GHGSat  chuyên về các dịch vụ giám sát môi trường và hình ảnh Trái đất. Thông qua phân tích hình ảnh, mô hình nông học, thời tiết và dữ liệu IoT, Flurosat cung cấp cái nhìn chi tiết về nông nghiệp. Trong khi đó, startup GHGSat phát triển hệ thống giám sát khí thải nhà kính toàn cầu từ hình ảnh vệ tinh.

Space Angels cũng đã rót vốn cho startup NanoRacks-  một công ty khởi nghiệp cung cấp các thiết bị cho Trạm vũ trụ quốc tế  phục vụ  cho việc nghiên cứu vi trọng lực. Ngoài ra, thông qua các lần đầu tư vào SpaceX và World View Enterprises , Space Angels cũng đang tập trung vào việc sản xuất tàu vũ trụ và du lịch vũ trụ.

Vi trọng lực (Microgravimetry) là nhánh thăm dò trọng lực chi tiết chính xác cao, chủ yếu thực hiện trên bộ, để phát hiện các dị thường mật độ nhỏ cục bộ, như các ổ rỗng các kiểu, hầm ngầm, bunker,… Nó phục vụ tốt cho địa chất công trình, địa chất môi trường và tai biến tự nhiên trong việc tìm nguy cơ xảy ra sụt đất (Sinkhole) ở những độ sâu không bị hạn chế. Đo Vi trọng lực thực hiện bằng các máy có độ nhạy cao, và các máy đo gradient có ưu thế hơn trong việc phát hiện dị thường. Để loại trừ được các ảnh hưởng của nhiễu và trôi dạt tham số của máy, thì phải khép chuyến đo bằng đo tại Điểm tựa trong một vài tiếng.

CosmiCapital

CosmiCapital là quỹ đầu tư mạo hiểm châu Âu đầu tiên được hỗ trợ và tài trợ bởi CNES (cơ quan vũ trụ của chính phủ Pháp) tập trung hoàn toàn vào các công ty tư nhân liên quan đến không gian và các ứng dụng liên quan. Được thành lập vào tháng 4/2018 với ngân sách 100 triệu euro, CosmiCapital đặt mục tiêu phát triển danh mục khởi nghiệp không gian đa dạng, bao gồm phóng và sản xuất vệ tinh, dịch vụ mặt đất và truyền thông cũng như các doanh nghiệp liên quan đến không gian vũ trụ khác.

CosmiCapital bắt đầu hoạt động vào năm 2019 và các khoản đầu tư đầu tiên dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm 2020.

DCVC

Data Collective (DCVC) chuyên đầu tư vào công nghệ chuyên sâu như Trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng và sinh học tổng hợp.

Giống như Space Angels, công nghệ vệ tinh là danh mục không gian vũ trụ nổi bật của quỹ đầu tư này. DCVC đã đầu tư vào Capella Space, Descartes Labs và Planet – những startup cung cấp công nghệ vệ tinh hình ảnh Trái đất có độ phân giải cao.

Năm 2018, DCVC đã dẫn đầu vòng đầu tư hạt giống trị giá 3,1 triệu USD để tài trợ cho Akash Systems, startup đã phát minh ra vi mạch kim cương tổng hợp đột phá để tạo ra các vệ tinh nhanh nhất thế giới nhằm cung cấp  băng thông rộng giá cả phải chăng đến mọi nơi trên trái đất.

Cùng năm đó, DCVC đã đầu tư vào Rocket Lab – một công ty khởi nghiệp không gian phóng các vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo Trái đất bằng cách sử dụng tên lửa được thiết kế đặc biệt . Vòng gọi vốn  Series E trị giá 140 triệu USD của Rocket Lab để startup này tăng quy mô sản xuất tên lửa và phóng vệ tinh.

Khosla Ventures

Khosla Ventures tập trung vào đầu tư vào công nghệ thân thiện với môi trường, internet, điện toán, điện thoại di động và công nghệ silicon. Được thành lập bởi Vinod Khosla, đồng sáng lập của Sun microsystems, Khosla Ventures nhằm mục đích hỗ trợ startup  với công nghệ tác động cao hoặc đổi mới mô hình kinh doanh tại các thị trường lớn, hiện có hoặc mới được kích hoạt bởi đổi mới hiện nay.

Công nghệ vệ tinh và các ứng dụng liên quan của nó bao gồm danh mục đầu tư tại Khosla Ventures. Công ty đã ký thỏa thuận với Akash Systems, Rocket Lab và startup hình ảnh Trái đất Terra Bella / Skybox Imaging được Planet mua lại vào năm 2017.

Founders Fund

Tiêu chí của quỹ đầu tư Founders Fund có trụ sở tại San Francisco là tìm cách hỗ trợ phát triển công nghệ và kiếm lợi nhuận vượt trội cho các nhà đầu tư.

Được thành lập vào năm 2005, Founders Fund và các đối tác của mình có một danh mục đầu tư gồm các công ty công nghệ nổi tiếng, bao gồm PayPal, Facebook, SpaceX và Palantir Technologies.

Không giống như nhiều công ty VC tại Thung lũng Silicon tập trung vào vòng gọi vốn đầu tiên, Founders Fund đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, giai đoạn và khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Từ năm 2010 đến 2019, quỹ này đã 9 lần đầu tư vào các startup không gian vũ trụ.  Đáng chú ý là startup Moon Express, một công ty vứi sứ mệnh khai thác tài nguyên quý giá từ Mặt trăng. Theo kế hoạch, năm 2020, Moon Express sẽ  phóng tàu đổ bộ để đưa các mẫu vật từ Mặt trăng về Trái đất .

Hàn Mai