Xử lý nghiêm các trường hợp không giảm thuế giá trị gia tăng
- 179
- Thị trường - Tài chính
- 15:05 12/02/2022
Bà Phạm Thị Minh Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách, Tổng cục Thuế khẳng định, ngành Thuế sẽ phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp không giảm thuế theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Ngày 28/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP (Nghị định 15) quy định chính sách miễn, giảm thuế. Theo đó, từ ngày 1/2/2022, sẽ giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10%. Nghị định 15 cũng loại trừ một số loại hàng hóa không được giảm thuế và được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Nghị định cũng quy định việc thụ hưởng chính sách này đến được với người tiêu dùng. Khi bán hàng hóa được giảm thuế, cơ sở kinh doanh cần lập hóa đơn với thuế suất 8% và giao cho người mua. Trường hợp hóa đơn không theo mức thuế suất được giảm thì 2 bên phải điều chỉnh hóa đơn theo đúng quy định. Nghị định cũng quy định đối với hàng hóa được giảm thuế, cơ sở kinh doanh cần lập hóa đơn riêng để giao cho người tiêu dùng theo đúng quy định.
Theo bà Phạm Thị Minh Hiền, do thời gian ban hành Nghị định sát với thời gian nghỉ lễ dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần dẫn đến nội dung của Nghị định chưa được người dân, doanh nghiệp tiếp nhận một cách đầy đủ. Chính vì vậy, Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện yêu cầu các đồng chí cục trưởng cục thuế chỉ đạo các phòng, các chi cục thuế cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý; bám sát địa bàn, người nộp thuế để hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh các nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện giảm thuế GTGT trên địa bàn để thực hiện đúng quy định về giảm 2% thuế suất thuế GTGT trong năm 2022 theo quy định.
Bà Phạm Thị Minh Hiền khẳng định, mục đích lớn nhất của Nghị định 15 của Chính phủ là giảm thuế GTGT để giảm giá hàng hóa, kích cầu tiêu dùng. Do đó, Nghị định quy định các bộ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để người tiêu dùng hiểu và được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng, trong đó tập trung các giải pháp ổn định cung cầu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng nhằm giữ bình ổn mặt bằng giá cả thị trường (giá chưa có thuế GTGT) từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022, cơ bản ổn định so với thời điểm trước ngày 1/2/2022.
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, Nghị định, trên tinh thần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, người dân, cơ quan thuế các cấp sẽ kiểm tra, giám sát về giá bán hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn. Trường hợp phát hiện các hiện tượng lợi dụng chính sách của Nhà nước để tăng giá bán của các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT, cơ quan Thuế sẽ tham mưu các biện pháp xử lý với cơ quan có thẩm quyền.
Theo TCHQ
Bài liên quan
- Giảm thuế GTGT - Thị trường bất động sản cũng được hưởng lợi
- Xây dựng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam theo Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN 2022
- Việc cắt giảm thuế VAT từ ngày 1/2 sẽ là động lực thúc đẩy tiêu dùng nội địa
- Ấn Độ dỡ bỏ áp thuế chống bán phá giá đối với thép mạ hợp kim nhôm kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam
#VAT

Giảm thuế GTGT - Thị trường bất động sản cũng được hưởng lợi
Ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hướng dẫn giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022.

Hiệu quả của giảm thuế giá trị gia tăng 2% tới đâu?
Để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, Chính phủ đã quyết định giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8%. Với việc giảm 2% này, dự kiến thu ngân sách năm 2022 sẽ giảm khoảng 49.400 tỉ đồng. Tuy vậy, hiệu quả của chính sách này vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn.

Trường hợp chưa xuất hóa đơn GTGT áp dụng mức thuế suất thuế 8%
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu các cục thuế đẩy mạnh tuyên truyền để thực hiện đúng quy định về giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm tăng 14,23% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm, với tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 94.484 tỷ đồng, tăng 14,23% so với cùng kỳ năm trước.
Sẽ nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi trước năm 2025
Bộ Tài chính cho rằng trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã, đang nỗ lực và đặt quyết tâm cao để thúc đẩy, rút ngắn lộ trình được nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vĩnh Phúc: Tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh thương mại
Để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện công tác nắm bắt địa bàn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
Ngân hàng đứng trước áp lực nợ xấu khi Thông tư 14 hết hiệu lực
Thông tư 14 được ban hành vào tháng 9/2021, đúng thời điểm cả nước đang gồng mình chống dịch, đã hỗ trợ các doanh nghiệp trước ảnh hưởng của dịch bệnh thời điểm đó, một trong những điểm đáng quan tâm trong Thông tư 14 là việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022 (kéo dài thêm 6 tháng so với Thông tư 01 và 03). Giờ đây khi thông tư 14 hết hiệu lực, ngân hàng đang đứng trước áp lực nợ xấu tăng cao.
Vĩnh Phúc: Thu ngân sách Nhà nước từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt trên 68%
Với sự linh hoạt, thích ứng, nhất là quyết liệt triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và khai thác tốt các nguồn thu, Vĩnh Phúc không chỉ đưa GRDP tăng trưởng ấn tượng mà thu ngân sách nhà nước đã hoàn thành xấp xỉ 2/3 chỉ tiêu, dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao.
Áp lực nguyên liệu, xi măng tiếp tục tăng giá
Năm 2022, ngành xi măng đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng; trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng.
Nghệ An: Tích cực triển khai giải ngân các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11
Nhằm kịp thời thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã và đang tích cực triển khai hiệu quả các chương trình vay vốn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Thị trường tiền điện tử chứng kiến sự sụt giảm lịch sử trong quý 2/2022
Thị trường tiền điện tử đã chứng kiến sự sụt giảm lịch sử trong quý 2/2022 khi đối mặt với áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương toàn cầu và lạm phát kéo dài. Tại thời điểm kết thúc quý 1/2022, quy mô thị trường tiền điện tử vượt hơn mức 2.165 tỷ đô, cho đến thời điểm cuối quý 2/2022, vốn hóa thị trường đã giảm xuống mức giao động quanh 850 tỷ đô, giảm 60,7% làm choáng váng các nhà đầu tư trong thị trường này.
Tiếp tục “phủ sóng” trên cả nước, HDBank mở mới 18 điểm giao dịch và tuyển dụng 250 ứng viên
Hoàn tất kế hoạch này, HDBank sẽ nâng mạng lưới lên 347 điểm giao dịch ngân hàng, hơn 23.000 điểm giao dịch tài chính, với gần 15.500 CBNV, phủ sóng đến 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc trong tháng 5 đã có cải thiện mặc dù tiếp tục sụt giảm do hạn chế COVID-19
Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc- công xưởng lớn nhất thế giới, đã tiếp tục giảm với tốc độ chậm hơn trong tháng 5 sau khi giảm mạnh vào tháng 4, khi hoạt động ở các trung tâm sản xuất lớn được nối lại, tuy nhiên các hạn chế COVID-19 vẫn đè nặng lên sản xuất và làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy.