Xiaomi dự kiến hoàn thành nhà máy lắp ráp điện thoại tại Việt Nam vào giữa năm nay
- Cơ hội giao thương
- 09:05 27/02/2021
DNHN - Đây là lần đầu tiên một thương hiệu điện thoại Trung Quốc mở nhà máy trực tiếp sản xuất điện thoại tại Việt Nam. Trước Xiaomi, nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới là Samsung cũng đã chuyển phần lớn các hoạt động của mình về Việt Nam.
Tại cuộc Analyst meeting mới nhất, trao đổi với Công ty Chứng khoán BVSC, lãnh đạo Digiworld - đối tác phân phối sản phẩm Xiaomi tại Việt Nam tiết lộ, hãng công nghệ Trung Quốc đang phối hợp cùng với một đơn vị ở Việt Nam để xây dựng nhà máy lắp ráp tại Hải Phòng. Dự kiến hoàn thành trong tháng 6 năm nay.

Theo BVSC, quyết định của Xiaomi nhằm nắm bắt các điều kiện thuận lợi như giá nhân công rẻ và hỗ trợ của Chính phủ về chi phí thuê đất thuận lợi, cùng với đó là tham vọng mạnh mẽ hơn của hãng với một thị trường như Việt Nam.
Việc Xiaomi mở nhà máy lắp ráp tại Việt Nam có thể mở ra chương mới với đối tác phân phối độc quyền các sản phẩm của thương hiệu này như DGW. Theo đó, thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển của Xiaomi cho đối tác phân phối sẽ được rút ngắn, đồng thời hạn chế bất kỳ gián đoạn vận chuyển nào do thiếu container gây ra như hiện nay.
Quan trọng hơn, sở hữu nhà máy tại Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề về thuế nhập khẩu, vốn là rào cản ngăn DGW phân phối các sản phẩm thiết bị gia dụng của Xiaomi. BVSC cho rằng với quy mô khoảng 2.4 tỷ USD, sự tham gia vào thị trường thiết bị gia dụng sẽ có tác động đáng kể đến tăng trưởng kết quả kinh doanh của DGW trong những năm sắp tới.
Là thương hiệu điện thoại Trung Quốc, được thành lập từ tháng 4/2010, đến cuối năm 2020, "hạt gạo nhỏ" Xiaomi đã vươn lên trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới, sau Samsung và Apple, theo TrendForce. Năm qua, Xiaomi đã xuất xưởng 146 triệu chiếc điện thoại thông minh trên toàn cầu, chiếm 11% thị phần.
Riêng tại thị trường Việt Nam, mặc dù không có chi nhánh phân phối chính hãng, song thông qua hợp đồng độc quyền với CTCP Thế giới số (Digiworld, mã: DGW), điện thoại Xiaomi đã chiếm tới 12% thị phần smartphone trong nước, đứng thứ 3 sau những cái tên như Samsung và Oppo, theo thống kê của Canalys.
Như vậy, đây là lần đầu tiên một thương hiệu điện thoại Trung Quốc mở nhà máy trực tiếp sản xuất điện thoại tại Việt Nam. Trước Xiaomi, nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới là Samsung cũng đã chuyển phần lớn các hoạt động của mình về Việt Nam.
Tại Việt Nam, Xiaomi được biết đến là một thương hiệu điện thoại giá rẻ, cấu hình mạnh. Các thiết bị của Xiaomi thường hướng tới đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên, người lao động có thu nhập trung bình.
Sau một thời gian dài hợp tác với Digiworld để phân phối tại thị trường Việt Nam, tháng 1/2018, Xiaomi đã chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên của mình tại đây, nằm trong trung tâm thương mại Cresent Mall, Quận 7, TP HCM.
Theo BVSC, với quy mô lớn của thị trường thiết bị gia dụng Việt Nam, xấp xỉ khoảng 2,4 tỷ USD, việc có thêm dải sản phẩm của Xiaomi sẽ thúc đẩy nhóm ngành hàng này tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, Xiaomi được biết đến là một thương hiệu điện thoại giá rẻ, cấu hình mạnh. Các thiết bị của Xiaomi thường hướng tới đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên, người lao động có thu nhập trung bình.
Store Xiaomi tại Việt Nam bày bán các phụ kiện của Xiaomi như là Balo, Mi Box, VR, đèn bàn, loa, tai nghe,… Hay đồ dùng thiết yếu cho gia đình như máy lọc không khí, cân thông minh, camera giám sát,… cho đến những mẫu điện thoại mới nhất của hãng.
TH
Tin liên quan
#Xiaomi

CEO Xiaomi dùng iPhone
Cộng đồng Mi Fan đã có một phen náo động khi nhà sáng lập Xiaomi đăng bài lên Weibo bằng iPhone.

Điện thoại có màn hình quanh thân máy của Xiaomi có gì đặc biệt?
Xiaomi mới đây đã giới thiệu chiếc điện thoại có màn hình xung quanh thân máy với độ phủ hiển thị tới 180% diện tích các mặt.

Vivo, Xiaomi đang thử nghiệm hệ điều hành của Huawei
Huawei được cho là đã thuyết phục thành công các đối tác công nghệ lớn của Trung Quốc cùng thử nghiệm nền tảng "cây nhà lá vườn" HongMeng.

Tài sản giới tỷ phú châu Á “bốc hơi” 137 tỷ USD năm 2018
Châu Á - cái nôi sản sinh ra tỷ phú nhanh nhất thế giới đang lần đầu tiên phải chứng kiến tài sản của giới siêu giàu "bốc hơi" mạnh.

Cuộc chiến camera điện thoại tái khởi động
Tiếp bước "cựu hoàng" Nokia, 2 hãng di động Honor và Xiaomi đang sẵn sàng cho cuộc chiến megapixel trên camera điện thoại.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước và sau đại dịch
Đại dịch Covid-19 đã làm xáo trộn xếp hạng những nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi đẩy nhiều quốc gia vào cuộc suy thoái lịch sử.
Kinh tế người nổi tiếng – KOLs
Chắc hẳn thuật ngữ “người nổi tiếng”, “người có sức ảnh hưởng” hay “KOLs” đã không còn xa lạ. Họ là những nhân vật có tiếng nói trên mạng xã hội và thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay tạo điều kiện cho kinh tế KOLs thỏa sức vẫy vùng. Người nổi tiếng có “ma lực” gì mà có thể tiêu thụ hàng hóa nhanh đến vậy? Bài viết này phân tích đặc điểm của hệ thống kinh tế KOL nổi tiếng trên Internet.
Xu hướng hợp đồng điện tử đang được chú ý tại Trung Quốc
Xét về mặt thời điểm, năm 2020 cùng với sự tiến bộ của chính sách và sự bùng nổ của nhu cầu chuyển đổi số từ phía doanh nghiệp, lĩnh vực hóa đơn điện tử và hợp đồng điện tử đã phát triển nhanh chóng và việc ký kết hợp đồng dưới hình thức mới đã bắt đầu được áp dụng trên quy mô lớn. Kỷ nguyên đầu tiên hóa đơn điện tử thương mại ở Trung Quốc được mở ra. Tính đến hết năm 2020, số lượng hóa đơn điện tử đã vượt qua hóa đơn giấy rơi vào khoảng 25 tỷ bản.
Một siêu chu kỳ hàng hóa mới?
Trong khi hầu hết các nhà đầu tư để mắt tới sàn Nasdaq hay Bitcoin nhưng trên thực thế nhóm ngành có sự bứt phá nhất kể từ đầu năm nay (bao gồm cả tiền tệ) là hàng hóa. Giá cả dầu thô Brent đã trở lại ngưỡng trên 60 đô la, giá đồng đạt mức cao nhất trong tám năm và paladi quay trở về đỉnh cao như 6 năm trước đây.
Bong bóng du lịch giữa Úc - New Zealand đã chính thức đi vào hoạt động
Hàng trăm hành khách Úc hôm nay (19/4) đã được chào đón tại Sân bay Auckland với những biển báo chào mừng và nhạc sống sôi động, đánh dấu lần đầu tiên New Zealand mở cửa lại du lịch kể khi khi bùng nổ đại dịch Covid-19.
Điện toán đám mây phi tập trung đã giúp Trung Quốc trở nên nổi bật như thế nào?
Công nghệ điện toán đám mây đang phát triển rầm rộ, nhưng những “điện toán đám mây” này được mặc định là “tập trung” tức là điện toán cụm từ xa tập trung và thống nhất. Tuy nhiên, sự xuất hiện của điện toán đám mây "phi tập trung" đã và đang nhanh chóng đổ bộ thị trường công nghệ toàn cầu.
Quý I/2021, thương mại 2 chiều Việt Nam - Châu Á đạt 99,72 tỷ USD
Thị trường mà Việt Nam có giao dịch thương mại lớn tại khu vực Châu Á như Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, đạt 36,9 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 12,56 tỷ USD, nhập khẩu 24,34 tỷ USD.
Trung Quốc hoàn tất tiến trình thông qua RCEP
Ngày 16/4, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo đã hoàn tất tiến trình thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau khi nước này trình văn kiện thông qua tới Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Uber đang đầu tư 18 tỷ cổ đô la trên toàn cầu trong đó có cổ phần trị giá 5 tỷ đô la đến từ thương vụ đình đám với SPAC của Grab
Uber là một trong những bên chiến thắng từ thỏa thuận đình đám của Grab vừa qua với SPAC. Cụ thể, công ty là một trong những cổ đông lớn nhất của Grab và với trị giá 40 tỷ đô la của công ty gọi xe là Grab, Uber hiện đang nắm giữ số cổ phần trị giá hơn 5 tỷ đô la.
Vĩnh Phúc: Tổ chức hội chợ tạo môi trường lành mạnh để phát triển làng nghề truyền thống
DNHN - Vừa qua được sự nhất trí của sở ban nghành tỉnh Vĩnh Phúc Hội chợ giới thiệu sản phẩm làng nghề và trưng bày sinh vật cảnh tỉnh Vĩnh Phúc được diện ra từ ngày 10/4/2021 đến hết ngày 20/4/2021 tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với hàng trăm gian hàng đa dạng chủng loại mẫu mã.